Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986

Sau ngày 30/4/1975, hầu hết các TCPCPNN ở miền Nam đã đóng cửa văn phòng và rút nhân viên về nước. Mặc dù vậy, vẫn có một số TCPCPNN sau khi chuyển văn phòng đại diện sang Lào và Thái Lan vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo và cứu trợ không thường xuyên cho nhân dân Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 là giai đoạn tình hình kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ đầy gian nan và phải tiến hành trong điều kiện đất nước vừa trải qua chiến tranh nên càng nặng nề hơn. Thêm vào đó, năm 1979 chúng ta phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc nên bức tranh kinh tế ngày càng xấu đi, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, nhân dân Việt Nam rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Từ năm 1976 đến năm 1978, nhiều TCPCPNN từng hoạt động tại miền Nam trong những năm 1954 - 1975 đã dần trở lại. Một số tổ chức có mặt ở miền Bắc mở rộng chương trình hoạt động. Nhiều TCPCP quốc tế mới xuất hiện, gia nhập vào cộng đồng các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam. Các tổ chức này đã giúp nhân dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, cứu trợ cho những vùng bị thiên tai, giúp

đỡ những người khuyết tật, những người từ các trại tị nạn trở về. Các năm 1976 - 1978 được đánh giá là giai đoạn điểm cao trong lịch sử hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam. Từ khoảng 30 tổ chức hoạt động trong những năm 1975 - 1976 thì đến năm 1978 con số này đã lên tới khoảng 70 tổ chức. Các tổ chức này đến từ Châu Âu, Bắc Mỹ với giá trị viện trợ khoảng 30 triệu USD một năm. Trong số các TCPCPNN này có tới 2/3 là các tổ chức của Mỹ với ngân sách trung bình hàng năm của mỗi tổ chức dành cho Việt Nam từ 50.000 đến 300.000 USD. Năm 1977, một vài tổ chức đã triển khai một số chương trình lớn có giá trị từ 500.000 đến 1 triệu USD/chương trình, thậm chí tới 2 triệu USD trong các lĩnh vực y tế, sản xuất công nghiệp. Bên cạnh một số ít tổ chức lợi dụng danh nghĩa TCPCPNN để làm gián điệp chống phá nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa thì phần lớn các TCPCPNN đến Việt Nam thời kỳ này với mục đích cứu trợ nhân đạo. Hoạt động chủ yếu của các tổ chức này là giúp xây dựng bệnh viện, cung cấp thuốc men, lương thực cho những nạn nhân chiến tranh và thiên tai. Một số tổ chức khác thì giúp phục hồi và phát triển sản xuất công nông nghiệp ở khu vực đô thị và phụ cận.

Đến đầu năm 1979, việc Việt Nam đưa quân vào giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của Khơme đỏ đã khiến Mỹ và các nước phương Tây áp dụng chính sách trừng phạt bằng việc bao vây, cấm vận đối với Việt Nam. Nhiều tổ chức bạn bè của Việt Nam, đặc biệt là ở phương Tây đã tỏ ra hoang mang, hoài nghi cho rằng Việt Nam muốn làm bá chủ Đông Dương khiến Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế. Giai đoạn này được coi là điểm thấp nhất trong lịch sử hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam. Một số tổ chức lớn trong đó có những tổ chức nhận tài trợ của chính phủ các nước phương Tây tạm ngừng hoạt động viện trợ cho Việt Nam. Một số tổ chức khác hoạt động cầm chừng. Số lượng các TCPCPNN hoạt động ở Việt Nam không giảm so với những năm trước nhưng số lượng dự án và giá trị viện trợ giảm nhiều. Trung bình hằng năm chỉ bằng khoảng một phần ba những năm trước (khoảng 8 triệu đến 10 triệu USD/năm). Có đến 70% giá trị viện trợ là bằng hiện vật dành cho viện trợ khẩn cấp.

vận do Mỹ chỉ đạo đã hạn chế cơ hội cho các TCPCPNN tăng cường viện trợ cho Việt Nam. Tất cả các nhà tài trợ phương Tây (trừ Thuỵ Điển) đều ủng hộ sự cấm vận của Mỹ áp đặt đối với Việt Nam bởi chưa hiểu được lý do của việc ta đưa quân sang Campuchia nhằm giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng. Và mặt khác, nguyên nhân là do các TCPCPNN ít nhiều đều nhận tài trợ về kinh phí của chính phủ nên không thể hoàn toàn tự do hành động. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là trong mấy năm đầu sau khi thống nhất đất nước, việc duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè quốc tế chưa được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đúng mức. Về phía Việt Nam, trong giai đoạn này, quan niệm về các TCPCPNN còn tương đối sơ khai, TCPCPNN được hiểu đơn thuần như những tổ chức làm công tác viện trợ nhân đạo vì vậy việc tranh thủ vận động viện trợ cho phát triển còn chưa được chú trọng.

Trong bối cảnh Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế, đã có một số TCPCPNN rất nỗ lực giúp đỡ Việt Nam bằng việc vào Việt Nam tìm hiểu tình hình thực tế rồi giải thích và vận động dư luận quốc tế, tuyên truyền cho hình ảnh một đất nước và con người Việt Nam kiên cường, gan dạ nhưng yêu chuộng hoà bình. Các tổ chức đó còn thiết lập và phát triển các chiến lược gây quỹ, cung cấp cứu trợ nhân đạo cho nhân dân Việt Nam trong những thời điểm Việt Nam thiếu lương thực nghiêm trọng.

Còn về phía Việt Nam, năm 1979 cũng là năm Bộ Tài chính lập ra Ban tiếp nhận viện trợ để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức nước ngoài trong đó bao gồm cả các TCPCPNN. Theo thống kê của UNDP, năm 1987 Việt Nam nhận được 148 triệu USD (cả viện trợ khẩn cấp và viện trợ phát triển) trong đó có 9,46 triệu USD là viện trợ PCPNN. Cho đến năm 1986, sự giúp đỡ của các TCPCPNN đối với Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào cứu trợ nhân đạo là chủ yếu.

Tóm lại trong thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1986, tuy giá trị viện trợ còn khiêm tốn so với nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh nhưng sự đoàn kết, thuỷ chung của một số TCPCPNN thông qua viện trợ của họ cho Việt Nam là rất đáng trân trọng. Viện trợ của các TCPCPNN cũng đã góp phần giúp đỡ nhân dân một số vùng trong nước khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống và phát triển sản

xuất. Ngoài ra, các TCPCPNN này còn nói lên tiếng nói để nhân dân thế giới hiểu hơn về Việt Nam và bảo vệ Việt Nam trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)