Hỗ trợ các nguồn lực

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 93 - 126)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3.2.Hỗ trợ các nguồn lực

Hỗ trợ các nguồn lực để xoá đói giảm nghèo thường được các TCPCPNN gọi một cách đơn giản là cho người nghèo cần câu cá và dạy họ cách câu cá. Cho

“cần câu” và dạy cách câu cá thay vì “cho cá” được xem là phương châm hoạt động của các TCPCPNN từ đầu thế kỷ XX trở lại đây với mục đích giải quyết tận gốc rễ của sự nghèo đói. Như đã đề cập ở chương 1, ban đầu các TCPCP trên thế giới lấy cứu trợ nhân đạo làm chính, việc làm này đồng nhất với việc “cho cá”. Tuy nhiên, dần dần họ hiểu ra rằng nếu cho một người đói bữa cá no hôm nay thì hôm sau và hôm sau nữa vẫn sẽ phải cung cấp cá cho anh ta và anh ta sẽ chết đói nếu ngừng cho cá. Đây là sự giúp đỡ không bền vững, sự giúp đỡ này sẽ dẫn đến sự lệ thuộc bị

động vào người đem cho. Vậy, thay vì “cho cá” họ cho anh ta “cầu câu” và dạy cho anh ta cách câu cá để tự kiếm lấy cá nuôi sống bản thân. Đó mới chính là sự hỗ trợ bền vững. Với phương châm hoạt động này, hầu hết dự án của các TCPCPNN được triển khai ở Việt Nam đều nhằm mục đích cung cấp kỹ năng cho người dân và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Hỗ trợ nguồn nhân lực

Đầu tư hỗ trợ nguồn nhân lực cho người nghèo được các TCPCPNN đặt lên hàng đầu với những hoạt động giúp tăng cường sức khoẻ cho người dân và hỗ trợ họ các kỹ năng để kiếm sống.

Đối với con người, bệnh tật làm cho họ giảm hoặc mất đi cơ hội về thu nhập và tăng thêm khó khăn về kinh tế khi phải chi phí cho việc khám chữa bệnh. Có nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhưng chỉ sau trận ốm của một thành viên trong gia đình là có thể bị tụt xuống dưới ngưỡng nghèo đói. Trên thực tế, khả năng tiếp cận với các dịch vụ phòng bệnh như các chương trình y tế công cộng, hay tiếp cận với điều kiện sống hợp vệ sinh của người nghèo rất hạn chế nên càng làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ. Chất lượng y tế nông thôn ở nước ta còn yếu kém về cơ sở vật chất; các trang thiết bị y tế còn rất nghèo nàn, lạc hậu; thuốc chữa bệnh thiếu; trình độ và kỹ năng của cán bộ y tế ở nông thôn còn thấp; nguồn nước sạch chưa được đảm bảo; nhiều nơi chưa có điện...

Để thực hiện mục tiêu cải thiện sức khoẻ cho người dân, các TCPCPNN đã tài trợ kinh phí để nâng cao chất lượng hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến cơ sở (dự án nâng cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu của tổ chức ANESVAD thực hiện ở Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An; dự án xây dựng ý thức phòng chống một số bệnh thường gặp tại cộng đồng của tổ chức APHEDA thực hiện ở Hải Dương, Bắc Kạn); mở các khoá đào tạo chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ thôn bản (dự án đào tạo sức khoẻ sinh sản, đào tạo về HIV/AIDS của tổ chức AFSC thực hiện ở Thanh Hoá; dự án đào tạo tập huấn sơ cứu y tế do tổ chức VSA thực hiện tại Bình Định; dự án tăng cường tổ chức và củng cố mạng lưới y tế thôn bản thực hiện

Giang, dự án đào tạo về sản khoa thực hiện tại Thừa Thiên Huế của tổ chức Les Lampions); xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, trạm xá (dự án hỗ trợ khoa nhi thuộc trung tâm HIV Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ trạm xá Cẩm Phổ - Quảng Nam, hỗ trợ trạm xá Hùng Thắng - Quảng Ninh của tổ chức CPI; dự án xây dựng lại toàn bộ bệnh viện Nhi Trung ương của tổ chức AP thực hiện tại Hà Nội); cung cấp các trang thiết bị y tế, thuốc men (dự án cung cấp trang thiết bị y tế đã qua sử dụng của tổ chức ADM thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự án hỗ trợ máy tạo ôxy và máy hút đờm của tổ chức ADEP tại tỉnh Cần Thơ; dự án hỗ trợ mua hoá chất insulin cho trẻ mắc bệnh đái tháo đường của tổ chức AG-USA) ; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo (chương trình cung cấp dịch vụ khám miễn phí cho 2.325 người nghèo tại huyện Tân Phước, cung cấp dịch vụ khám miễn phí cho 2.306 người nghèo tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang của TCPCP Đài Loan Tzu Chi; chương trình khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo của tổ chức CRC thực hiện tại Phú Yên; dự án chăm sóc mắt toàn diện của tổ chức CBM thực hiện tại nhiều tỉnh…); tuyên truyền phòng chống các căn bệnh xã hội (dự án phòng chống HIV/AIDS của tổ chức CARE thực hiện tại Quảng Ninh; dự án hỗ trợ địa điểm xét nghiệm dấu tên thực hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, dự án hỗ trợ câu lạc bộ sức khoẻ phụ nữ phòng chống HIV/AIDS thực hiện tại Thái Bình, dự án hỗ trợ xét nghiệm tư vấn tự nguyện thực hiện tại Hải Phòng của tổ chức FHI... ); Giáo dục sức khoẻ giới tính, an toàn tình dục (dự án phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục của tổ chức FHI được thực hiện ở nhiều tỉnh; dự án đội lưu động tuyên truyền cho lối sống lành mạnh của tổ chức IOGT thực hiện ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; dự án tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên của tổ chức JMI thực hiện tại An Giang) ; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho nhiều đối tượng nghèo cũng như tài trợ nhiều chương trình tiêm chủng cho trẻ em (dự án chăm sóc nha khoa miễn phí cho người nghèo của tổ chức JVC; dự án tiêm chủng phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản của tổ chức IVI thực hiện ở Hà Tây; dự án hỗ trợ tiêm chủng văcxin đúng thời hạn của tổ chức PATH thực hiện tại Trà Vinh); tổ chức những buổi tuyên truyền, giáo dục cho người dân những kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh để người dân biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho mình và cộng đồng (dự án củng cố việc sinh nở an toàn cho phụ nữ dân tộc thiểu số của tổ chức ADRA thực hiện tại

Cao Bằng; dự án hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ tại nhà của tổ chức Cascodeme thực hiện tại Cần Thơ…) ...

Những dự án chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người dân của các TCPCPNN vừa mang tính nhân văn vừa là một biện pháp hữu hiệu làm giảm bớt những hậu quả trước mắt của sự nghèo đói đồng thời cũng giải quyết tận gốc nguyên nhân của sự nghèo đói.

Đối với việc xây dựng năng lực trí tuệ (kiến thức, kỹ năng), các TCPCPNN thường triển khai hai hoạt động chính là tập huấn và đào tạo cho cán bộ quản lý dự án và người dân địa phương. Đây là các hoạt động nhằm chuyển giao kiến thức và kỹ năng cho các đối tượng hưởng lợi về một số ngành nghề nào đó để họ có thể kiếm sống. Quá trình triển khai dự án là quá trình tập huấn dây chuyền. Trước tiên là tập huấn cho Ban Quản lý dự án và sau đó Ban Quản lý dự án sẽ tập huấn đến người dân. Khi đi sâu vào nội dung hoạt động của từng dự án cụ thể, kiến thức tập huấn sẽ được chuyên sâu hơn. Người hưởng lợi được cung cấp nhiều kiến thức mới như: thế nào là nước sạch? vai trò của nước sạch? Vì sao cần phải có nước sạch và làm thế nào để có nước sạch? Thế nào là mô hình chăn nuôi hợp vệ sinh? thế nào là sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường?... Qua tập huấn, người dân không chỉ biết thêm nhiều kiến thức mới mà quan trọng hơn, họ biết được quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ đối với dự án nói riêng và mở rộng hơn là quyền và nghĩa vụ đối với những vấn đề khác trong xã hội nói chung. Kỹ năng làm chủ và tham gia của họ được nâng lên. Họ hiểu thế nào là dân chủ? thế nào là hoạt động xây dựng kế hoạch có sự tham gia của người dân? thế nào là bình đẳng giới? thế nào là giám sát và kiểm tra và họ phải làm gì để phát huy quyền dân chủ đó.

Song song với tập huấn là hoạt động đào tạo. Có những hình thức đào tạo chính như đào tạo chuyên sâu cho những cán bộ trực tiếp phục vụ người dân và đào tạo kỹ thuật một số nghề cơ bản cho những đối tượng hưởng lợi. Hoạt động đào tạo chuyên sâu cho những cán bộ trực tiếp phục vụ người dân để họ chăm sóc cuộc sống của người nghèo được tốt hơn. Cụ thể như đào tạo nhằm nâng cao kiến thức

dục hoà nhập của tổ chức SCS; chương trình huấn luyện phòng chống dịch hại tổng hợp trong nông nghiệp cho cán bộ nông lâm tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) của tổ chức CIDSE; dự án nâng cao năng lực cho cán bộ y tế xã về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh - chăm sóc phụ nữ sau sinh nở của tổ chức SC-US thực hiện tại nhiều tỉnh…). Còn đối với những người dân nghèo, các TCPCPNN thường cung cấp các dự án đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người hưởng lợi. Cụ thể như cung cấp những kỹ thuật về sản xuất chăn nuôi và trồng trọt, đào tạo nghề mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương (như dự án đào tạo một số nghề nông lâm, điện tử cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn, nghề trồng nấm cho chị em phụ nữ nghèo tại huyện Phổ Yên - Thái Nguyên của tổ chức APHEDA…).

Thông qua những khoá tập huấn, người dân hưởng lợi từ dự án đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất (như việc thay giống mới, kỹ thuật bón phân, cách phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch…). Có những công việc nhà nông tưởng như rất quen thuộc đối với bà con nông dân nhưng những kiến thức mà lớp đào tạo nghề của TCPCPNN trang bị vẫn rất bổ ích với nhiều nội dung mới lạ (như tiêm phòng cho gia súc để tránh rủi ro, mua lợn giống đã to từ 18 đến 20 cân vừa rẻ lại chóng lớn, cách bảo quản nông sản...). Những kiến thức được học giúp học viên thay đổi cách nghĩ, cách làm nghề nông theo kiểu mới. Người dân đã mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám đi vay để đầu tư vào sản xuất. Tư duy của người dân được tiếp cận dần với kinh tế thị trường. Điều này thể hiện qua việc đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi, chọn những giống cây trồng vật nuôi vừa cho năng suất chất lượng cao vừa phù hợp với yêu cầu của thị trường. Những cây, con giống vốn trước kia được coi là đặc sản của địa phương được phục hồi nhằm phát huy thế mạnh của địa phương.

Hình thức giáo dục và tuyên truyền đối với người dân cũng rất linh hoạt và không gò bó theo khuôn mẫu, theo phương châm „mưa dầm thấm lâu‟, cầm tay chỉ việc và hướng đến hiệu quả cuối cùng là chính. Thông tin, kiến thức, kỹ năng... đã được các TCPCPNN giới thiệu đến người dân qua các hình thức: hội nghị, các buổi họp, hội nghị đầu bờ, thăm quan, qua truyền hình và hệ thống truyền thanh của xã,

tờ rơi, áp phích, mạng lưới cộng tác viên... Việc triển khai những hình thức tuyên truyền kết hợp này đã đem lại những hiệu quả hết sức to lớn.

Để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, dự án của các TCPCPNN còn quan tâm đến cả quá trình vận dụng sau đào tạo như là một quá trình tiếp nối quá trình đào tạo trong một chu trình khép kín. Một mạng lưới giám sát hỗ trợ được xây dựng để theo dõi, giúp đỡ các học viên áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất để năng lực của họ được củng cố. Thậm chí có những dự án hỗ trợ sau đào tạo bằng việc cung cấp vốn nhằm tạo điều kiện cho học viên áp dụng những kiến thức đã được học vào trong thực tế sản xuất (dự án dạy nghề cho thanh niên nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn của tổ chức APHEDA; dự án hỗ trợ nghề thủ công của tổ chức OHK cho phụ nữ dân tộc thiểu số). Ngoài ra, sau mỗi khóa học, các học viên đều có trách nhiệm phổ biến, chia sẻ những điều đã học cho những đối tượng không có cơ hội tham gia ở địa phương mình. Việc làm này vừa tăng tính bền vững của dự án, vừa giúp cho tác động của dự án có sức lan tỏa rộng. Ngoài ra sau mỗi khoá đào tạo, Ban Quản lý dự án còn phối hợp với cấp chính quyền địa phương tổ chức đánh giá xem hộ nào đã áp dụng kiến thức đào tạo, hộ nào chưa áp dụng để tìm ra nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm tốt cho những hộ khác và cho những dự án về sau.

Các TCPCPNN còn quan tâm hỗ trợ học tập và hướng nghiệp dạy nghề cho con em các gia đình nghèo.

Đối với các gia đình nghèo, chưa lo xong gánh nặng miếng cơm manh áo thì chi phí giáo dục cho con cái trở thành một thứ xa xỉ. Khi không được đến trường, trình độ học vấn thấp thì con cái họ cũng khó thoát khỏi cảnh nghèo như cha mẹ chúng. Bản thân các hộ nghèo cũng hiểu được rằng trình độ học vấn là chìa khoá quan trọng để đưa họ thoát khỏi nghèo đói. Nhiều TCPCPNN (ActionAid, ASA, L‟APPEL…) đã triển khai các hoạt động như xoá mù chữ cho người trưởng thành (REFLECT). Mục đích của hoạt động này nhằm giúp họ biết đọc, biết viết, biết tính toán những phép toán cơ bản... để họ có cơ hội tiếp cận với các phương tiện thông

các TCPCPNN còn trực tiếp giúp đỡ về vật chất cho con em của những đối tượng nghèo để con em họ được đến trường và dạy nghề cho họ để có thể tự kiếm sống. Các TCPCPNN thường hỗ trợ về trang thiết bị học tập, cung cấp học bổng cho con em những gia đình nghèo và con em đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giúp các gia đình nghèo bớt đi gánh nặng kinh tế để họ không bắt con em mình nghỉ học, tạo điều kiện cho trẻ em nghèo có điều kiện học cao hơn. Những em nào không có khả năng học cao lên thì sẽ được học nghề để sau này có thể tự kiếm sống (tổ chức PLAN (Anh), SPI, CHOICE (Mỹ), CODEV (Pháp)… đã hỗ trợ học bổng, đồng phục, sách vở, đồ dùng học tập để trẻ em nghèo có thể đến trường; tổ chức WVI đã hỗ trợ dinh dưỡng cho các học sinh nghèo tại nhiều tỉnh như dự án bổ sung bữa tối, bổ sung bữa trưa; tổ chức Oxfam Quebec hỗ trợ chăn mền, đồng phục cho các em; tổ chức COV đã hỗ trợ cho con em các gia đình nghèo được học các khoá học nghề ngắn hạn về nghề làm vườn, nghề mộc, nghề điện, kinh doanh nhà hàng khách sạn; tổ chức APHEDA hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên nghèo tỉnh Bắc Kạn…)

Nói tóm lại trong cuộc mưu sinh vất vả đương đầu với đói nghèo nhằm hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, người nghèo cần phải có một sức khỏe tốt về thể lực và phải có một cái đầu biết tính toán suy nghĩ. Sự hỗ trợ của các TCPCPNN trong việc hỗ trợ nguồn nhân lực chính là sự hỗ trợ trực tiếp phần nội lực bên trong của người nghèo để đưa họ thoát nghèo bền vững.

Hỗ trợ nguồn lực thiên nhiên

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, không khí, động thực vật, nguồn gen... có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Nó nuôi dưỡng cuộc sống của con người và con người từ lâu đã sống dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống. Tuy nhiên trong quá trình kiếm tìm nguồn lợi từ thiên nhiên,

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 93 - 126)