Sự thay đổi về hình thức, tính chất viện trợ

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 75 - 86)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1.2.Sự thay đổi về hình thức, tính chất viện trợ

Trong giai đoạn 1996 - 2006, hình thức, tính chất, phương pháp thực hiện viện trợ của các TCPCPNN đã chuyển từ hình thức viện trợ chủ yếu bằng vật chất mang tính chất nhân đạo sang viện trợ thông qua các dự án, chương trình hỗ trợ cho phát triển. Các TCPCPNN ngày càng tập trung vào các chương trình/ dự án phát triển bền vững, dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

Nhiều TCPCP quốc tế lớn ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương và cả Châu Á - Thái Bình Dương đã đến Việt Nam. Ngoài ra, một số TCPCP do người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài lập ra cũng về nước hoạt động nhằm giúp đỡ cho quê hương. Sự giúp đỡ của các TCPCPNN được thực hiện thông qua các dự án viện trợ. Hàng nghìn dự án viện trợ đã được triển khai trong hơn 10 năm qua.

(1996 - 2006) STT Năm Số dự án % 1 1996 1.157 5,86 2 1997 1.477 7,48 3 1998 1.546 7,83 4 1999 1.481 7,50 5 2000 1.546 7,92 6 2001 1.412 7,15 7 2002 1.742 8,82 8 2003 1.799 9,11 9 2004 2.206 11,17 10 2005 2.659 13,46 11 2006 2.706 13,70 Tổng cộng 19.749 100

Nguồn: PACCOM (đây là số liệu thống kê chưa đầy đủ vì có những dự án kéo dài nhiều năm).

Bảng 2.3. Dự án của các TCPCPNN thực hiện ở Việt Nam theo khu vực địa lý (1996 - 2006)

Đơn vị tính: dự án

STT Năm Khu vực

Bắc Mỹ Châu Âu Khu vực

Khu vực Châu Á - TBD

1 1996 Không ghi Không ghi Không ghi

2 1997 751 487 239 3 1998 598 646 302 4 1999 711 422 348 5 2000 722 580 262 6 2001 700 480 232 7 2002 518 851 373 8 2003 696 823 280 9 2004 1126 619 461 10 2005 1195 988 476 11 2006 1341 955 410 Tổng cộng 8357 6851 3383 Nguồn: PACCOM

Năm 1996, 1.157 dự án của các TCPCPNN đã được triển khai ở Việt Nam (chiếm 5,86% tổng số dự án trong giai đoạn này) với giá trị giải ngân là 72.807.071 USD. Tuy nhiên vào thời điểm trước khi có Quy chế về hoạt động của các TCPCPNN thì công tác thống kê chi tiết về từng khu vực chưa được chú trọng mà

cơ quan chuyên trách của Uỷ ban là PACCOM chỉ nắm những con số tổng hợp chung nhất về những vấn đề nổi bật nhất.

Từ năm 1997 trở đi, đã có sự thống kê tương đối chính xác các dự án theo từng khu vực. Năm 1997 dự án viện trợ của các TCPCPNN được triển khai ở Việt Nam tăng lên so với năm 1996 là 320 dự án (tăng lên 27,7%) đưa tổng số dự án lên 1.477 dự án (chiếm 7,48% tổng số dự án giai đoạn 1997 - 2006). Trong đó, các TCPCPnn của khu vực Bắc Mỹ chiếm một số lượng dự án tương đối lớn là 751 dự án (chiếm tỷ lệ 50,85% tổng số dự án của năm). Các TCPCPNN khu vực Châu Âu đứng thứ hai với 487 dự án (chiếm 32,97% tổng số dự án của năm) và các TCPCPNN thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ lệ 16,18% tổng số dự án của năm với 239 dự án.

Năm 1998, số lượng dự án của các TCPCPNN tiếp tục tăng thêm 69 dự án so với năm 1997 (tăng 4,67%). Tuy nhiên, trong năm này, các TCPCPNN khu vực Châu Âu tăng cường viện trợ cho Việt Nam với số lượng dự án triển khai nhiều nhất là 646 dự án trong tổng số 1.546 dự án của năm (chiếm 41,79%); sau đó là các TCPCPNN khu vực Bắc Mỹ với 598 dự án (chiếm 38,68%); cuối cùng là các TCPCPNN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 302 dự án (chiếm 19,53%).

Sang năm 1999, số lượng dự án của các TCPCPNN triển khai ở Việt Nam giảm đi 65 dự án so với năm 1998 (giảm 4,39%). Trong số 1481 dự án được triển khai trong năm, các TCPCPNN khu vực Bắc Mỹ có số lượng dự án chiếm 47,94% tương đương với 711 dự án; các TCPCPNN thuộc khu vực Châu Âu tài trợ 422 dự án (chiếm 28,49%); tài trợ của các TCPCPNN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 23,5% tương đương với 348 dự án.

Đến năm 2000, số dự án được các TCPCPNN triển khai là 1564 dự án, tăng so với năm trước đó 83 dự án (tăng 5,6%). Trong đó, các TCPCPNN khu vực Bắc Mỹ chiếm 46,16% tổng số dự án của năm (tương đương với 722 dự án); Các TCPCPNN khu vực Châu Âu chiếm 37,08% tổng số dự án của năm (tương ứng với 580 dự án), còn lại là các TCPCPNN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 16,75% tổng số dự án của năm với 262 dự án.

Năm 2001, số lượng dự án của các TCPCPNN giảm đi 9,5% (giảm đi 152 dự án) so với năm 2000. Với 1412 dự án của năm đó, các TCPCPNN khu vực Bắc Mỹ vẫn là những nhà tài trợ lớn nhất với 700 dự án (chiếm 49,58%), sau đó là các TCPCPNN khu vực Châu Âu với 480 dự án (chiếm 33,99%) và sau cùng là các TCPCPNN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 232 dự án (chiếm 16,75%).

Nếu như từ năm 1996 đến 2001 ta thấy số lượng dự án viện trợ của các TCPCPNN tăng giảm không đều thì bắt đầu từ năm 2002 trở đi, cùng với sự gia tăng về số lượng TCPCPNN mới vào hoạt động, số lượng các dự án viện trợ được triển khai cũng liên tục tăng. Cụ thể: năm 2002 là 1742 dự án (tăng 330 dự án, tăng 23,37%); năm 2003 là 1799 dự án (tăng 57 dự án, tăng 3,27%); năm 2004 là 2206 dự án (tăng 407 dự án, tăng 22,62%); năm 2005 là 2659 dự án (tăng 453 dự án, tăng 20,53%) và năm 2006 là 2706 dự án (tăng 47 dự án, tương đương 1,77%).

Như vậy, trong thời gian 10 năm từ 1997 đến 2006 có 18.592 dự án viện trợ đã được thực hiện tại Việt Nam. Trong 10 năm đó, các TCPCPNN thuộc khu vực Bắc Mỹ đã triển khai số lượng dự án nhiều nhất với 8.357 dự án (chiếm 44,95%). Tiếp đó là các TCPCPNN thuộc khu vực Châu Âu với 6.851 dự án (chiếm 36,85%). Cuối cùng là các TCPCPNN thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 3.383 dự án (chiếm 18,20%). Số lượng các chương trình, dự án của các TCPCPNN khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ tăng dần theo thời gian. Trong đó, các tổ chức của khu vực Bắc Mỹ trong vòng 10 năm (từ 1997 đến 2006) đã tăng 590 dự án (tương đương với 78,56%) so với năm 1997; Các tổ chức thuộc khu vực Châu Âu tăng 468 dự án (tương đương với 96,1%) so với năm 1997; Các tổ chức thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có số dự án năm 2006 tăng 71,55% so với năm 1997, tăng 171 dự án.

Nhìn một cách tổng quát, các dự án viện trợ của các TCPCPNN có thể chia ra thành 9 loại hình chủ yếu sau:

Loại hình thứ nhất là các dự án phát triển nông thôn tổng hợp mang tính cộng đồng. Loại dự án này thường bao gồm những hoạt động tổng hợp trên nhiều lĩnh

điều kiện sống của người dân trong khu vực thụ hưởng dự án. Các hoạt động cơ bản có thể kể đến:

Một là, giúp xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ nông như các hồ chứa nước, đập nước, trạm bơm và hệ thống tưới tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực được thụ hưởng dự án. Mục tiêu của các công trình này là giúp cho nông dân bớt phụ thuộc vào thiên nhiên, tăng năng suất cây trồng, nhất là cây lúa…

Hai là, hoạt động trên lĩnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng như xây dựng và nâng cấp các trung tâm y tế ở các cấp, đặc biệt là cấp xã, đào tạo các cán bộ y tế, cung cấp trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, xây dựng hệ thống nước sạch và thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân…

Ba là, hoạt động về lâm nghiệp như trồng cây ăn quả và lấy gỗ, góp phần tăng thu nhập và phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi sinh…

Bốn là, hoạt động về giáo dục như nâng cấp trường học, giúp đỡ về trang thiết bị trường học, cấp học bổng cho học sinh nghèo, phụ cấp cho giáo viên…

Mục tiêu chung của các dự án này là giải quyết đồng bộ các khó khăn kinh tế - xã hội của địa phương, giúp cho người dân tự phát triển bền vững sau khi các TCPCPNN đã ngừng tài trợ. Những dự án này thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm, có dự án kéo dài 8 năm hoặc hơn. Nguyên tắc chung thường được áp dụng là địa phương phải chủ động trong việc tìm ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết và có những giải pháp cụ thể. Dạng dự án này đã được AAV (Anh), các tổ chức Oxfam, các tổ chức Cứu trợ trẻ em, Care, WVI... tiến hành tại nhiều địa phương trên cả nước.

Loại hình thứ hai là các dự án chuyên ngành mang tính cộng đồng. Các dự án này thường được thực hiện khá rộng rãi trên lĩnh vực y tế như: chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chống suy dinh dưỡng, cung cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, phòng khám đa khoa và trạm xá xã, đào tạo cán bộ y tế cấp cơ sở, chú trọng y tế cộng đồng... Ngoài ra, còn có các dự án phát triển mô hình VAC, trồng dâu nuôi tằm, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, vốn quay vòng...

Loại hình thứ ba là các dự án giải quyết công ăn việc làm, dạy nghề cho thanh niên. Dạng dự án này thường được thực hiện tại các đô thị hay những vùng nông thôn mới được đô thị hoá, nơi dân cư đông đúc, có nhiều thanh niên không có công ăn việc làm, thu nhập thấp hoặc dành cho đối tượng là người khuyết tật. Loại dự án này được thực hiện thông qua các trung tâm dạy nghề, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm lao động nữ... Mục tiêu của dự án là dạy nghề như : sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, nghề may, nghề mộc, nuôi dạy trẻ... để những đối tượng này có việc làm và tăng thu nhập cho họ.

Loại hình thứ tư là hỗ trợ nguồn lực tài chính cho người dân từ những dự án cho vay vốn quay vòng. Các TCPCPNN chọn một đối tác cụ thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên... để triển khai hoạt động vay vốn, tổ chức tập huấn về cách sử dụng và quản lý vốn cho họ để họ tiến hành cho người nghèo tại địa bàn được vay vốn, tạo điều kiện cho người nghèo sản xuất tăng thu nhập. Nguyên tắc chung là vốn tài trợ không bị thu hồi mà chuyển thành vốn của đối tác Việt Nam cho các đối tượng khác vay sau chu kỳ vay vốn hoặc để thực hiện một dự án khác trong địa phương. Dự án loại này đang được nhiều TCPCPNN thực hiện vì với một số vốn không lớn mà có thể giúp được nhiều người nghèo vay trong thời gian dài.

Loại hình thứ năm là các dự án giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục đích chính là hỗ trợ nông dân, người nghèo biết cách làm ăn trong nền kinh tế thị trường, mở các lớp đào tạo về quản trị kinh doanh và hỗ trợ vốn cho thanh niên, kể cả số người nghèo không có công ăn việc làm, thiếu vốn và số người có vốn nhỏ nhưng thiếu kinh nghiệm kinh doanh và cần vốn lớn để mở rộng sản xuất. Dự án dạng này được các tổ chức như Care thực hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức ICMC giúp Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức CECI Canađa thực hiện ở Thái Nguyên và Trà Vinh…

Loại hình thứ sáu là các dự án hỗ trợ hiện vật. Cụ thể là những trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi cho trẻ em, trang thiết bị dạy nghề, lương thực, thực phẩm… nhằm giúp đỡ các bệnh viện, những địa phương bị thiên tai và những vùng

Loại hình thứ bảy là các dự án xây dựng năng lực. Đây là dạng dự án nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, đoàn thể của Việt Nam tăng cường khả năng tổ chức, quản lý hoạt động thông qua những chương trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm quản lý dự án, những kỹ năng cụ thể trong các hoạt động đánh giá nhu cầu khả thi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện, quản lý điều hành và phát triển.

Loại hình thứ tám là các dự án cung cấp người tình nguyện. Có một số tổ chức chuyên làm chương trình về người tình nguyện. Có những tổ chức kết hợp, lồng ghép việc cử người tình nguyện với các chương trình y tế, giáo dục và các chương trình phát triển khác. Những người này được các TCPCPNN tuyển chọn trên cơ sở tự nguyện sang giúp Việt Nam. Có thể chia làm hai loại tình nguyện sau:

Một là, hoạt động tình nguyện ngắn hạn, có thể dưới dạng những đoàn bác sỹ chuyên khoa sang giúp phẫu thuật vá môi, hở hàm ếch, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh miễn phí. Những đoàn này thường sang trong thời gian ngắn làm tại một vài địa phương đã xác định trước. Sau khi thực hiện xong chương trình thì tặng lại địa phương các trang thiết bị y tế mang theo.

Hai là, hoạt động tình nguyện dài hạn như những giáo viên dạy ngoại ngữ các cấp, giáo viên kỹ thuật, chuyên gia trên từng lĩnh vực cụ thể sang Việt Nam dài hạn thường từ một đến hai năm.

Loại hình thứ chín là các dự án liên quan đến việc hoạch định chính sách. Cụ thể như giới thiệu mô hình phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo; các kinh nghiệm về hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia toàn cầu hoá; bảo đảm công bằng thương mại, chống chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước lớn liên quan đến xuất khẩu cá, gạo, tôm, cà phê...; vận động cải cách thể chế; phát triển “xã hội dân sự”; hỗ trợ các cơ quan Việt Nam xây dựng chính sách, luật, chiến lược...

19.749 dự án được các TCPCPNN triển khai từ năm 1996 đến năm 2006 đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống của hàng triệu người nghèo trên đất nước Việt Nam. Chương trình dự án của các TCPCPNN được thực hiện trên 6 lĩnh vực chính là: y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, viện trợ khẩn cấp và tái thiết cho các vùng bị thiên tai.

Bảng 2. 4. Dự án của các TCPCPNN theo lĩnh vực hoạt động (1996 -2006)

Đơn vị tính: dự án

STT Thời gian

Giáo dục Môi

trƣờng Phát triển kinh tế Xã hội Y tế khẩn cấp Viện trợ

1 1996 không ghi không ghi không ghi không ghi không ghi không ghi 2 1997 323 32 361 237 397 127 3 1998 263 66 399 392 384 42 4 1999 205 51 353 370 393 109 5 2000 257 78 388 348 410 83 6 2001 234 67 418 362 294 37 7 2002 270 91 385 485 481 30 8 2003 317 76 396 508 491 11 9 2004 404 133 369 632 613 55 10 2005 420 145 353 1097 596 48 11 2006 491 138 433 952 613 79 Tổng cộng 3182 876 3854 5382 4670 619 Nguồn: PACCOM

Bảng 2.5. Giá trị dự án của các TCPCPNN theo lĩnh vực hoạt động (1996 - 2006)

Đơn vị tính:USD

S T T

Năm Giáo dục Môi trƣờng Phát triển kinh tế

Xã hội Y tế Viện trợ khẩn cấp

1 1996 Không ghi Không ghi Không ghi Không ghi Không ghi Không ghi 2 1997 16.102.281 2.097.830 14.409.860 10.642.771 15.402.621 11.760.304 3 1998 13.628.412 4.745.649 16.331.049 18.152.991 19.630.104 5.521.151 4 1999 14.532.267,67 4.572.992,67 17.707.022,67 18.233.448,67 24.050.589,93 3.137.597,67 5 2000 21.370.589 4.564.313 19.045.990 16.041.891 20.539.770 2.520.583 6 2001 23.164.334,55 5.927.280,38 25.381.133,2 14.261.634,9 17.588.052,76 4.291.327,42 7 2002 15.784.297,27 6.545.350,84 22.780.455,3 21.472.912,57 26.057.665,1 690.988,45 8 2003 20.041.499 7.288.257 27.820.411 20.253.940 25.794.136 1.027.764 9 2004 39.257.989 6.064.078 29.517.601,79 32.488.410 33.705.437,5 2.019.388 10 2005 36.758.643 9.200.701 28.049.985 55.868.698 44.548.436 816.468 11 2006 43.356.848 5.992.626 37.784.078 57.348.741 68.836.558 2.776.755 Tổng 243.997.160,49 56.990.077,89 238.827.585,96 264.765.438,14 296.153.370,29 34.562. 326,54 Nguồn: PACCOM

Trong giai đoạn 1996 - 2006, các TCPCPNN đã viện trợ không hoàn lại giúp Việt Nam trên 1 tỷ USD, với các loại hình dự án cụ thể trên các lĩnh vực giáo dục, phát triển kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, viện trợ khẩn cấp.

Đối với lĩnh vực giáo dục, theo thống kê chưa đầy đủ của PACCOM, từ năm

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 75 - 86)