7. Bố cục của luận văn
3.2. Việt Nam đã tạo đƣợc môi trƣờng pháp lý tƣơng đối thuận lợ
động của các TCPCPNN và tích cực thực hiện phƣơng châm “chủ động vận động, quản lý tốt hoạt động, sử dụng hiệu quả viện trợ PCPNN”
Trong những năm qua, hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới việc quản lý hoạt động của các TCPCPNN, tới công tác quản lý, sử dụng viện trợ và kiện toàn cơ quan quản lý hoạt động của các TCPCPNN đã từng bước được hoàn thiện. Đáng chú ý là Quyết định số 340/TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về hoạt động của TCPCPNN tại Việt Nam, Quyết định số 59/2001/QĐ- TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban công tác về các TCPCPNN và Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN. Trong các văn bản pháp quy liên quan đến công tác PCPNN hiện còn hiệu lực, có thể nói ba văn bản trên là cơ bản và quan trọng nhất, tạo nên xương sống của khung pháp lý hiện hành cho các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ba văn bản cơ bản mang tính chất xương sống trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành cũng có những văn bản pháp quy điều chỉnh những mặt khác nhau trong hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam: như Nghị định số 85/1998/NĐ - CP ngày 20/10/1998 của Chính phủ về việc tuyển chọn, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 02/2000/TT-BTC ngày 05/01/2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hoàn thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức trong nước mua bằng tiền viện trợ nhân đạo của nước ngoài…
Khung pháp lý hiện hành cho hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam có những mặt tích cực sau:
Khung pháp lý đã tạo hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác này. Qua thực tế trong công tác quản lý cho thấy, giấy phép do Uỷ ban công tác về các TCPCPNN cấp cho các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý và điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hoạt động có hiệu quả, đồng thời giúp quản lý tốt hơn hoạt động của những tổ chức phức tạp, vi phạm pháp luật, viện trợ không hiệu quả hoặc có những hoạt động không vì mục đích nhân đạo từ thiện, từ đó hạn chế các hoạt động tiêu cực, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động xấu có thể làm phương hại đến an ninh quốc gia.
Khung pháp lý cũng có những điều khoản quy định rất rõ ràng và cụ thể liên quan đến việc vận động, đàm phán, phê duyệt và ký kết các khoản viện trợ PCPNN, đến công tác quản lý nhà nước và việc thực hiện các khoản viện trợ PCPNN. Các cơ quan và địa phương của Việt Nam không còn lúng túng về mặt thủ tục như trước, qua đó hợp tác với các TCPCPNN tốt hơn, quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần vào sự gia tăng viện trợ của các TCPCPNN cho Việt Nam.
Đồng thời với việc hoàn thiện dần khung pháp lý, Việt Nam đã chủ trương các cấp, các ngành cùng phối hợp thực hiện phương châm “chủ động vận động, quản lý tốt hoạt động, sử dụng hiệu quả viện trợ PCPCNN”.
Trong công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN, cơ chế phối hợp ở cấp Trung ương (thông qua Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN) và giữa trung ương với các địa phương được hình thành và vận hành có hiệu quả. Với sự tham gia của nhiều Bộ ngành có liên quan, hoạt động của các TCPCPNN được nhìn nhận và quản lý dưới nhiều góc độ khác nhau, đảm bảo quản lý một cách có hiệu quả.
Đa số các Bộ, ban ngành, tổ chức nhân dân ở Trung ương và địa phương đã có cơ quan đầu mối về vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các TCPCPNN
tại ngành, tổ chức, địa phương mình. Một số địa phương đã thành lập Ban Công tác về các TCPCPNN với cơ chế phối hợp liên ngành (ngoại vụ, công an, kế hoạch và đầu tư, tài chính, tôn giáo ...), là bộ phận tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh/thành phố trong công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN. Mô hình Ban Công tác về các TCPCPNN bước đầu đã phát huy hiệu quả cả trong công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các TCPCPNN, đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc tham mưu các vấn đề liên quan đến an ninh, tôn giáo và các vấn đề nhạy cảm khác trong hoạt động của các TCPCPNN ở các địa phương. Qua thực tế hoạt động, Uỷ ban công tác về các TCPCPNN và các cơ quan đầu mối của các Bộ, ban, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong các vấn đề liên quan, có những đóng góp nhất định vào việc vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các TCPCPNN tại các địa bàn khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Trong những năm qua công tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương cũng như giữa Uỷ ban công tác về các TCPCPNN và cộng đồng các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam cũng được cải tiến và tăng cường. Hàng năm Uỷ ban phối hợp với các địa phương trong cả nước tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN cho các cụm tỉnh, tỉnh và thành phố nhằm giúp cán bộ chuyên trách của địa phương nắm bắt kịp thời thông tin về hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam, nâng cao khả năng chuyên môn của các cán bộ làm trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, sự hợp tác và hỗ trợ của Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) và các cơ quan đầu mối tại các địa phương, bộ ngành đối với hoạt động của các TCPCPNN cũng góp phần quan trọng cho việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhà tài trợ và phía đối tác, nâng cao hiệu quả của các dự án.
Với phương châm “chủ động vận động, quản lý tốt hoạt động, sử dụng hiệu quả viện trợ PCPCNN” cộng với sự nhận thức sâu sắc hơn của cấp uỷ, lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức nhân dân ở Trung ương và các địa phương trong công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN đã giúp các Bộ, ngành, tổ chức nhân dân ở Trung ương và các địa phương chủ động hơn trong xác định mức độ ưu tiên để vận động
công trong thu hút viện trợ và quản lý hoạt động của các TCPCPNN. Công tác quản lý và quan hệ đối ngoại của ta với các TCPCPNN không để xảy ra sai sót lớn, hạn chế và giảm thiểu các hoạt động tiêu cực, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động có ý đồ xấu làm phương hại tới an ninh quốc gia.
Trong công tác vận động viện trợ, thời gian qua Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thực hiện hiệu quả các chương trình viện trợ nước ngoài trong đó có viện trợ của các TCPCPNN. Trong giai đoạn từ 1996 - 2006, công tác vận động viện trợ PCPNN trở nên sôi động, chủ động hơn và có những mặt mạnh sau đây:
Các Bộ ban ngành và chính quyền địa phương ngày càng có sự nhận thức đúng đắn và quan tâm hơn đối với công tác vận động viện trợ PCPNN nên tình trạng thụ động trong quan hệ với các TCPCPNN đã từng bước được khắc phục. Công tác vận động viện trợ đã được tiến hành chủ động và thường xuyên hơn. Ở tất cả các cấp từ Trung ương xuống địa phương, sự chủ động thể hiện trong việc xây dựng những dự án nhỏ có tính chất ưu tiên, chủ động tiếp cận với các TCPCPNN để giới thiệu và vận động viện trợ. Hoạt động vận động viện trợ được thực hiện tích cực ở mọi cấp, từ Trung ương đến các địa phương, từ các tổ chức, các Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu, các tổ chức xã hội đến các cá nhân... Mọi đối tượng, cơ quan nhà nước và đoàn thể đều tích cực tham gia vận động. Tính chủ động trong công tác vận động viện trợ không chỉ thể hiện ở việc vận động trong nước mà công tác vận động viện trợ còn được tiến hành ở nước ngoài. Nhiều Bộ ngành ở Trung ương và địa phương đã chủ động hoặc kết hợp các chuyến công tác ra nước ngoài để cử các đoàn cán bộ của mình đi dự những Hội nghị quốc tế hoặc thăm và làm việc tại trụ sở của các TCPCPNN. Các chuyến thăm viếng như vậy có hiệu quả viện trợ rất lớn, phục vụ nhiều mục đích trong công tác đối ngoại như: tìm hiểu chính sách, cơ chế viện trợ của bạn; làm cho các nhà tài trợ và nhân dân các nước hiểu rõ hơn những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam (ví dụ: chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động viện trợ của các TCPCPNN như: cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động viện trợ; nhu cầu viện trợ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, cho xoá
đói giảm nghèo nói riêng; những nhu cầu về viện trợ chung cho từng ngành hoặc nhu cầu riêng của từng địa phương...). Công tác này đã góp phần tăng cường hiểu biết giữa thế giới với Việt Nam và ngược lại giữa Việt Nam với thế giới, đồng thời tìm đối tác mới, tranh thủ các nguồn viện trợ phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Các kênh vận động viện trợ ngày càng trở nên đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức chính thức và không chính thức.
Việc trao đổi thông tin nhằm vận động viện trợ cũng được đẩy mạnh. Nhiều Hội nghị hợp tác với các TCPCPNN ở cấp quốc gia và địa phương đã được tổ chức thường xuyên hơn để trao đổi thông tin giữa các bên. Hệ thống chia sẻ thông tin trên trang web của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và của Trung tâm dữ liệu PCP cũng được xây dựng nhằm giúp cho các TCPCPNN cập nhật được chính sách và định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam đồng thời giúp họ thuận lợi hơn trong việc lựa chọn đối tượng và đối tác thực hiện dự án tài trợ.
Về việc sử dụng viện trợ trong những năm qua, viện trợ PCPNN nhìn chung đã được tập trung vào những đối tượng nghèo, hướng tới những vùng nghèo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội cơ bản, phù hợp với định hướng ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Nhiều địa phương của Việt Nam đã biết vận động và khai thác tốt nguồn viện trợ PCPNN nhằm tăng thêm nguồn lực cho công tác phát triển địa phương. Một số địa phương như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế... đã rất chủ động trong công tác vận động viện trợ. Lãnh đạo tỉnh đã rất chủ động đưa ra chỉ tiêu và danh mục dự án cụ thể để cơ quan đầu mối quản lý viện trợ của các TCPCPNN dựa vào đó để vận động. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ quan đầu mối quản lý viện trợ về cơ chế, phương tiện, tài chính trong quá trình đi điều tra, khảo sát, xây dựng dự án, gặp gỡ và thuyết phục các TCPCPNN tài trợ. Chính vì vậy, những tỉnh này đã thu hút được nhiều viện trợ với giá trị viện trợ hàng năm trong những năm gần đây đạt từ 5 đến 10 triệu đô la.