Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 61)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham

vào các hoạt động quốc tế

Bước sang năm 1996, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại. Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá.

Trong quan hệ với Mỹ, chúng ta đã kiên quyết đấu tranh đòi Chính phủ Mỹ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Việt Nam, đàm phán giải quyết những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Ngày 3 tháng 2 năm 1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận và thiết lập cơ quan liên lạc của Mỹ tại Hà Nội. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Với việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác và các tổ chức quốc tế. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 8 năm 1995, ngoại trưởng Mỹ W. Christopher đã sang thăm Việt Nam, chính thức ký thoả thuận thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và ngoại trưởng hai nước đã thoả thuận bước đầu tiên trong quá trình thúc đẩy quan hệ giữa hai nước là bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại. Quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng khích lệ, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng nhanh. Chỉ mấy tháng sau khi bỏ cấm vận, Mỹ từ vị trí thứ 15 trong số 51 nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm 1994 đã lên hàng thứ 7 gồm 70 dự án với 1,4 tỷ USD năm 1998. Sự kiện Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam đã mở ra cánh cửa thị trường Mỹ và gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận với các thị trường mới.

Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động hợp tác khu vực và mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt đề cao quan hệ với các nước lớn, chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu. Chúng ta đã khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với các nước trong khu vực. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN trở thành thành viên thứ 7 và đến năm 1996, Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN; Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, những nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; Mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển. Ngày 17/7/1995, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ký hiệp định khung hợp tác. Tháng 3 năm 1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM) với tư cách là một trong 25 thành viên sáng lập ; Thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi và Mỹ latinh… Đến năm 1995, Việt Nam đã có quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới. Chính phủ nhiều nước và tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển. Vốn đầu từ trực tiếp của nước ngoài trong 5 năm (1991 - 1995) tăng nhanh, bình quân hàng năm là 50%. Đến cuối năm 1995, tổng số vốn đăng ký các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD…

Những thành tựu đối ngoại trên là một bước tiến quan trọng tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc Mỹ bỏ cấm vận, thực hiện bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và sự mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển, các nước trong khu vực còn tạo điều kiện thuận lợi cho các TCPCPNN của khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á - Thái Bình Dương vào hoạt động tại Việt Nam.

Với mục tiêu đưa đất nước vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, Đảng và Nhân dân ta đã ra sức thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) với một quyết tâm cao độ và chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã hoàn thành vượt mức.

Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao với nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2%.

Giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân mỗi năm tăng 4,5%. Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 25 triệu tấn/năm. An ninh lương thực đã được bảo đảm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu, mỗi năm khoảng 2 triệu tấn.

Giá trị sản lượng công nghiệp bình quân mỗi năm tăng 13,3%. Một số ngành có mức tăng cao như công nghiệp nhiêu liệu năm 1995 tăng gấp 3,2 lần so với năm 1990; điện gấp 1,6 lần; vật liệu xây dựng gấp 2,7 lần; chế biến thực phẩm gấp 1,9 lần.

Các ngành dịch vụ bình quân hàng năm tăng 12%. Vận tải hàng hoá tăng 62%. Dịch vụ viễn thông phát triển nhanh; doanh thu bưu điện và doanh thu du lịch tăng gấp 10 lần. Thị trường hàng hoá trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về số lượng, chất lượng và chủng loại. Thương nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên thị trường bình quân mỗi năm tăng gần 20% so với năm 1990.

Đối với lĩnh vực tài chính, siêu lạm phát đã được ngăn chặn. Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7% vào năm 1995. Tỷ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế, chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp bội chi. Sản xuất trong nước đã bắt đầu có tích luỹ.

Những thành tựu và tiến bộ của công cuộc đổi mới sau 10 năm, nhất là sau kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) đã tạo ra thế và lực mới cả ở bên trong và ở bên ngoài để Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới. Chúng ta đã ra khỏi khủng

hoảng kinh tế - xã hội. Bắt đầu từ năm 1996, công cuộc đổi mới của Việt Nam bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã gây được ấn tượng không nhỏ đối với bạn bè quốc tế và điều đó cũng tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều nguồn tài trợ đa phương, song phương và viện trợ không chính thức trong đó có nguồn viện trợ PCPNN.

2.1.3. Việt Nam củng cố môi trƣờng pháp lý đối với hoạt động của các TCPCPNN TCPCPNN

Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đáng ghi nhận trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam vẫn còn nhiều mặt yếu kém và hạn chế. Do tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa các tầng lớp cư dân tăng nhanh. Tỷ lệ nghèo đói vẫn còn ở mức cao. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã đưa mục tiêu xoá đói giảm nghèo thành một trong những chương trình quốc gia. Đến năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định đưa chương trình xoá đói giảm nghèo thành một trong 7 chương trình mục tiêu quốc gia và xóa đói giảm nghèo cũng là mục tiêu hàng đầu của các Mục tiêu Thiên niên kỷ mà Việt Nam cam kết thực hiện trước cộng đồng quốc tế. Để giải quyết được nghèo đói thì cần phải có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào những ưu tiên làm giảm đói nghèo. Đảng và Nhà nước ta đã huy động mọi nguồn lực để tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Với phương châm mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, Chính phủ Việt Nam khuyến khích sự đầu tư của Chính phủ các nước, của các tổ chức khu vực và quốc tế đối với Việt Nam.

Với những đóng góp đáng ghi nhận trong giai đoạn trước năm 1996, các TCPCPNN được Chính phủ Việt Nam khuyến khích vào Việt Nam hoạt động. Trong quan hệ với các TCPCPNN, Đảng và Chính phủ Việt Nam xem đó là một nguồn viện trợ quý báu cho công cuộc xây dựng đất nước và là một kênh quan hệ

quán của Đảng và Nhà nước ta là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác của đối ngoại nhân dân, trong đó có các TCPCPNN hiểu biết hơn về đất nước, con người, lịch sử và văn hoá của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ cũng khuyến khích việc chủ động vận động, quản lý tốt hoạt động và sử dụng có hiệu quả viện trợ PCPNN với tinh thần tranh thủ tốt bên ngoài về kinh tế, chính trị song không để độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia bị xâm hại.

Từ chủ trương đó và để tranh thủ được ngày càng nhiều nguồn viện trợ này, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi bằng việc cải thiện môi trường pháp lý cho các TCPCPNN hoạt động; đồng thời đẩy mạnh phân cấp quản lý và phối hợp từ Trung ương xuống địa phương trong công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN.

Một mốc quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài là ngày 24/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 339/TTg về việc thành lập Uỷ ban Công tác về các TCPCP. Đây là cơ chế liên ngành nhằm giúp Thủ tướng chỉ đạo, quản lý, giám sát về tình hình hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam và kiến nghị với Thủ tướng những chính sách phù hợp. Cơ quan thường trực của Uỷ ban Công tác về các TCPCP là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Ngày 06/7/2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 79/2000/QĐ-TTg giải thể và chuyển giao nhiệm vụ một số tổ chức được thành lập theo quyết định của Thủ tướng, trong đó có Uỷ ban Công tác về các TCPCP. Tuy nhiên chỉ một năm sau, xuất phát từ tính chất, yêu cầu của công tác quản lý các TCPCPNN, ngày 24/4/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg thành lập Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN để giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, giải quyết những vấn đề liên quan đến các TCPCPNN. Quyết định này được bổ sung và sửa đổi so với Quyết định số 339/ TTg ngày 24/5/1996 ở chỗ thành lập một cơ quan chuyên trách hơn nữa đó là Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN. Uỷ ban này khác với Uỷ ban được thành lập theo Quyết định số 339/TTg là chỉ chuyên trách về TCPCPNN. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan thường

trực của Uỷ ban, chịu trách nhiệm chính trong công tác quan hệ và vận động viện trợ PCPNN.

Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN (Uỷ ban) hoạt động theo cơ chế phối hợp liên ngành. Để giúp việc cho các thành viên chính thức, Uỷ ban thành lập nên các Nhóm Công tác gồm đại diện cấp vụ của các cơ quan thành viên. Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng thành lập nên tổ công tác 4T để tham mưu cho Uỷ ban về hoạt động viện trợ PCPNN ở các địa phương Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và trong vấn đề Tôn giáo.

Trong Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) vẫn là một bộ phận chức năng, chuyên trách về công tác PCPNN của Liên hiệp. Để hỗ trợ cho hoạt động của các TCPCPNN, PACCOM có mạng lưới hoạt động với sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan đầu mối về công tác PCPNN ở Trung ương và tất cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.

Như vậy, xuất phát từ hiệu quả của nguồn viện trợ PCPNN cùng với đó là tính chất phức tạp của các TCPCPNN liên quan đến an ninh quốc gia, chính trị, tôn giáo ở nước ta, năm 1996 Chính phủ đã cho thành lập một cơ quan chuyên trách để điều phối viện trợ ở cấp Trung ương. Đây có thể coi là một bước ngoặt trong công tác vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các TCPCPNN ở Việt Nam.

Các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và các tỉnh thành cũng đều có một bộ phận chuyên trách về công tác quản lý hoạt động của các TCPCPNN. Mô hình cơ quan đầu mối rất khác nhau tuỳ thuộc và điều kiện thực tế của địa phương. Nhiệm vụ của các cơ quan đầu mối ở các bộ/ ngành và địa phương là phối hợp với các cơ quan chức năng để tham mưu cho cấp lãnh đạo của mình giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động viện trợ của các TCPCPNN tại ngành và địa phương mình. Trong trường hợp có những vấn đề phức tạp ngoài phạm vi khả năng và trách nhiệm giải quyết của địa phương hoặc ngành, cơ quan đầu mối sẽ có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban thông qua cơ quan thường trực của Uỷ ban để xin hướng giải quyết nhằm

Quan hệ giữa Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN và các cơ quan đầu mối về công tác này ở các địa phương là quan hệ phối hợp. Các cơ quan đầu mối không trực thuộc Uỷ ban Công tác về các TCPCPNN mà chỉ nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh hoặc bộ/ ngành của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quản lý tốt hoạt động, sử dụng hiệu quả viện trợ và vận động được nhiều viện trợ PCPNN, quan hệ phối hợp trung ương và địa phương trong công tác này đã được thực hiện khá tốt trong nhiều năm gần đây. Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan đầu mối ở Trung ương và các địa phương được diễn ra đều đặn thông qua cơ chế báo cáo và thông tin. Định kỳ một quý một lần, các cơ quan đầu mối ở địa phương báo cáo lên Uỷ ban tình hình viện trợ PCPNN ở địa phương mình, khó khăn và thuận lợi trong công tác này để Uỷ ban nắm được tình hình và tổng kết, rút kinh nghiệm. Về phía Uỷ ban, công tác thông tin, hỗ trợ và phối hợp với các địa phương cũng rất được coi trọng. Khi có tổ chức mới đến làm việc tại địa phương, Uỷ ban đều thông tin kịp thời cho địa phương về lĩnh vực hoạt động, tiềm năng, tính chất... của các tổ chức này để các địa phương có thể quản lý và vận động một cách hiệu quả nhất. Khi có những chủ trương, chính sách mới về công tác này hoặc khi có những hiện tượng cần phải lưu ý, Uỷ ban đều thông tin kịp thời cho các địa phương qua đường công văn hoặc qua trang web của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (www.vietpeace.org.vn) hoặc trang web của Trung tâm dữ liệu PCP (www.ngocentre.org.vn). Bên cạnh đó, qua các đợt tập huấn toàn quốc (tổ chức 1 năm một lần) của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các đợt giao ban toàn

Một phần của tài liệu Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)