Đảm bảo việc thực thi có hiệu quả pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

dẫn du lịch

3.3.2.1. Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch

Để đảm bảo thực thi có hiệu quả những quy định pháp luật thì trước hết phải đảm bảo những quy định pháp luật được những đối tượng thi hành biết đến và thực hiện theo nó.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật cần phải được tiến hành ngay từ trong quá trình xây dựng cho đến khi công bố ban hành. Khi xây dựng một văn bản pháp luật, việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tổ chức, cá nhân sẽ là đối tượng điều chỉnh hoặc có liên quan trong phạm vi điều chỉnh của văn bản luật pháp đó ngoài việc đảm bảo tính minh bạch của pháp luật nó còn là một hoạt động tuyên truyền pháp luật rất hiệu quả. Tham gia góp ý vào các văn bản pháp luật trước khi được ban hành đòi hỏi các đối tượng phải nghiên cứu những dự thảo luật pháp, tìm hiểu những quy định liên quan và như vậy giúp cho việc hiểu những quy định pháp luật kỹ hơn.

Cần phải sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền để đảm bảo việc tuyên truyền đó thực sự chuyển tải những nội dung của văn bản pháp luật đến đúng đối tượng cần tuyên truyền. Việc tuyên truyền pháp luật có thể bằng các phương tiện truyền thông, báo, đài, trên mạng internet, qua tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn hoặc gửi trực tiếp văn bản pháp luật cho đối tượng thi hành. Các biện pháp tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng cần hướng tới. Ví dụ như việc tuyên truyền những quy định pháp luật về hướng dẫn du lịch cho các hướng dẫn viên du lịch, với đặc thù công việc của hướng dẫn viên du lịch là di chuyển nhiều thì không thể áp dụng hình thức tổ chức hội thảo tập huấn dài ngày mà có thể áp dụng các hình thức khác như hình thức gửi trực tiếp văn bản thông qua doanh nghiệp lữ hành hay gửi trực tiếp cho hướng dẫn viên.

Việc tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Khắc phục thực trạng hiện nay là việc truy cập tìm hiểu về Luật Du lịch trên mạng rất dễ dàng nhưng rất khó tìm hiểu, tiếp cận những văn bản dưới luật như là các thông tư hướng dẫn, các quyết định, chỉ thị hay các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Tổng cục Du lịch có nội dung liên quan đến hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch.

Việc hướng dẫn thi hành pháp luật cũng là một yêu cầu cần thiết để đảm bảo thực thi pháp luật có hiệu quả. Điều này góp phần khắc phục một hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung trong thời kỳ đang đẩy mạnh xây dựng pháp quyền là các văn bản pháp luật quá nhiều, có sự chồng chéo, có những quy định chung chung, câu chữ không rõ nghĩa. Hơn nữa, do có quá nhiều loại văn bản, được nhiều cấp ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và, vì thế, kém hiệu lực. Với hệ thống pháp luật như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.

Việc hướng dẫn thi hành pháp luật phải cụ thể, chi tiết để đối tượng thi hành hiểu được những quy định pháp luật, biết cách áp dụng, vận dụng trong thực tiễn.

Việc tổ chức thi hành cũng đòi hỏi phải phù hợp với thực tiễn và cần hướng tới tạo thuận lợi tối đa cho đối tượng thi hành. Việc tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thi hành pháp luật là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên các cơ quan này không nên giành sự thuận lợi về mình mà cần phải hướng tới quyền lợi của đối tượng thi hành, điều này đảm bảo cho việc thực thi pháp luật hiệu quả hơn. Ví dụ như việc thực hiện đổi thẻ cho

hướng dẫn viên du lịch từ thẻ cũ trước kia sang sử dụng thẻ từ, việc triển khai cần tính đến đặc thù của hoạt động hướng dẫn là người hướng dẫn viên phải thường xuyên đi hướng dẫn xa nhà, xa công ty, không phải trên địa bàn nơi được cấp thẻ, khi đi luôn phải đem theo thẻ hướng dẫn viên nên phải tạo thuận lợi cho việc đổi thẻ của họ.

3.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch

Hoạt động thanh tra, kiểm tra là khâu thứ tư trong chu trình quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nếu thiếu hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật thì không đảm bảo rằng pháp luật được ban hành ra có đi vào cuộc sống hay không hay pháp luật được ban hành ra có được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất hay không.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lư hành và hướng du lịch là nhằm tăng cường pháp chế. Hoạt động này hiệu quả sẽ thể hiện nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra là của cơ quan quản lý nhà nước.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lữ hành và hướng dẫn du lịch cần phải thực hiện:

- Xác định đúng mục đích của hoạt động thanh tra, kiểm tra là nhằm đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra đồng thời gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật nhằm giúp cho đối tượng hiểu và tự nguyện chấp hành đúng pháp luật.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ giữa các cấp và có sự phối hợp giữa các ngành nhằm ngăn chặn trước những vi phạm pháp luật.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm phải được xử lý nghỉêm, đúng quy định nhằm tăng cường hiệu lực của những quy định pháp luật, răn đe đối tượng vi phạm, tạo ra sự bình đẳng cho các đối tượng tham gia hoạt động, kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và những cán bộ trực tiếp làm công tác này, đảm bảo cho quá trình thực thi pháp luật có hiệu quả. Xây dựng nhà nước pháp quyền là tuân thủ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép được coi như một trong những nguyên tắc chi phối tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền. Khía cạnh khác của nhà nước pháp quyền, hầu như đối lập với yêu cầu kiểm soát và kiềm chế đối với bộ máy nhà nước là yêu cầu về các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ phải bảo đảm bằng pháp luật các quyền tự do, dân chủ của nhân dân và công lý. Những công chức và cơ quan thực thi pháp luật không được có những hành vi hoặc quyết định hạn chế hay tước quyền tự do, dân chủ và tiếp cận công lý của người dân mà không dựa trên những cơ sở chắc chắn của pháp luật. Công dân được quyền làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm được coi là nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong Nhà nước pháp quyền. Do vậy, việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức nói chung và công chức trong ngành du lịch nói riêng là nhằm góp phần cho quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực lữ hành và hướng dẫn du lịch đảm bảo được thực thi bởi những cá nhân có trình độ, am hiểu và vận đúng pháp luật.

TIỂU KẾT

Việc tăng cường thực thi pháp luật về lữ hành và hướng dẫn du lịch trong thực tiễn là vô cùng cấp thiết. Vì chỉ khi nào pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất thì mới tạo ra sự ổn định, mới xác lập được hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước.

Chúng ta mong muốn và quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và đang hiện thực hoá điều này trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội. Tăng cường thực thi pháp luật về lữ hành và hướng dẫn du lịch là một quá trình từ việc đẩy mạnh và đổi mới công tác xây dựng pháp luật của chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo các văn bản pháp luật trước khi được ban hành đã được tham khảo, lấy ý kiến đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân, được ban hành đúng thẩm quyền, đúng thời gian và phạm vi điều chỉnh. Tăng cường thực thi pháp luật về lữ hành và hướng dẫn du lịch còn là quá trình tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng trong nhân dân đảm bảo cho pháp luật đến được với người dân, nó không phải là những quy định trên giấy chỉ dành cho các cơ quan quản lý nhà nước mà nó phải được người dân đón nhận, hiểu biết và vận dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Tóm lại, yêu cầu của việc tăng cường thực thi pháp luật về lữ hành và hướng dẫn du lịch về thực chất là tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển bền vững, nó là quá trình: Hoàn thiện pháp luật về lữ hành và hướng dẫn du lịch; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật; và hoạt động thanh tra, kiểm tra đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trên thực tế, trong những năm qua ngành du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc, từ những cơ sở vật chất được đầu tư mới cho đến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, số lượng khách du lịch là người Việt Nam đi du lịch trong nước, thu nhập từ du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu nhập của các ngành kinh tế. Du lịch góp phần tạo việc làm, làm thay đổi diện mạo nhiều vùng, địa phương.

Pháp luật về du lịch đang dần được hoàn thiện trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng kể trong lĩnh vực du lịch, song vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong số đó, xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về du lịch để tạo lập khung pháp lý toàn diện cho chiến lược phát triển du lịch được coi là yêu cầu tiên quyết đòi hỏi sự góp sức của các ngành, các cấp, đặc biệt là đối với các cơ quan lập pháp. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực xúc tiến công tác xây dựng hệ thống pháp luật về du lịch hoàn chỉnh, nhất là trong các lĩnh vực quy hoạch, xúc tiến du lịch, lữ hành và hướng dẫn du lịch, lưu trú du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường du lịch. Công tác xây dựng pháp luật vừa phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong quá trình này, một mặt chúng ta vừa tổng kết việc thực thi pháp luật về du lịch nói chung để có những sửa đổi,

bổ sung thống nhất, mặt khác nghiên cứu sớm ban hành văn bản pháp luật mới điều chỉnh một số vấn đề mới nảy sinh đang được hình thành và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu biên soạn các văn bản pháp luật, bảo đảm tính khoa học, tính thống nhất của các văn bản. Trong việc nghiên cứu chuẩn bị các văn bản pháp luật nói chung phải tổng kết thực tiễn một cách đầy đủ, kết hợp với việc nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm nước ngoài, có chọn lọc, phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật Việt Nam; đồng thời loại dần các quy định chung, thiếu cụ thể, xây dựng các quy định dễ hiểu, dễ thực hiện, tiến tới xây dựng các văn bản pháp luật với các quy định chi tiết, đầy đủ góp phần giảm bớt việc ban hành các văn bản hướng dẫn kèm theo. Mặt khác cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu dư luận xã hội về việc ban hành và thực hiện pháp luật, gắn công tác xây dựng pháp luật với việc giám sát thi hành.

Giải quyết tốt yêu cầu trên, không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững, nhanh, hiệu quả cao mà còn góp phần đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, hạn chế các tác động tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi đưa du lịch Việt Nam phát triển theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, trong thời gian tới cần tiến hành:

- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện những quy định pháp luật về lữ hành theo hướng tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về điều kiện thành lập, về loại hình doanh nghiệp bao gồm cả khả năng cho phép doanh nghiệp lữ hành nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam. Đồng thời bổ sung những quy định về thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hơn, nội dung báo cáo chi tiết hơn để tăng cường công tác quản lý, giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp

- Sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật về hướng dẫn du lịch theo hướng vừa tạo thuận lợi cho việc hình thành đội ngũ hướng dẫn viên chất

lượng cao vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng hướng dẫn viên theo kịp tốc độ phát triển của hoạt động lữ hành.

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

- Đảm bảo việc ban hành các văn bản pháp luật đúng quy trình, thời hạn, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai thực hiện kịp thời.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm xảy ra trong lĩnh vực lữ hành và hướng dẫn du lịch.

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)