Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)

Trong hoạt động kinh doanh lữ hành, các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Theo Luật Du lịch 2005, cả doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đều phải có nghĩa vụ “Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch”. Theo quy định này, trên thực tế các đơn vị kinh doanh lữ hành chỉ có thể thực hiện được ở phần tự mình “chấp hành”, phần còn lại là việc “phổ biến và hướng dẫn...” thì từ khi Luật Du lịch được ban hành và có hiệu lực thi hành đến nay có lẽ chưa một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành nào thực hiện, đồng thời cũng chưa một cơ quan nhà nước nào quản lý, kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện nghĩa vụ này hay không, và nếu có kiểm tra thì cũng không thể chứng minh rằng đơn vị đã hay chưa thực hiện nghĩa vụ này. Kể cả trong trường hợp nếu xảy ra hậu quả một khách du lịch nào đó vi phạm pháp luật về an ninh, trật tư, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường ... thì cũng không thể xem xét, truy cứu trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Mặt khác, nếu để phổ biến và hướng dẫn khách du lịch đầy đủ các quy định của Nhà nước về an

ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam thì các doanh nghiệp không thể có đủ thời gian phổ biến trực tiếp hoặc không thể có đủ chi phí để in ấn các tài liệu phát cho khách, chưa nói đến việc trong thực tiễn hoạt động kinh doanh lữ hành, các đoàn khách đến và đi nhưng cũng chỉ tiếp xúc với duy nhất hướng dẫn viên.

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 53)