Một số quy định pháp luật khác có nội dung liên quan

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

Như cách tiếp cận đã nêu trên, nếu nghiên cứu theo chiều ngang, ngoài những quy định của Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn nêu trên còn có những quy định pháp luật khác điều chỉnh những mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực du lịch, đó có thể là những quy định trong Luật, Nghị định và các văn bản dưới luật do các Bộ (không phải là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành như:

+ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 theo đó các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch như doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch cũng phải tuân thủ như các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác;

+ Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu

tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, đối tượng áp dụng là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Như vậy việc đầu tư trong lĩnh vực du lịch cũng trước hết phải chịu sự điều chỉnh của luật này, điều này đặc biệt quan trọng khi mà những đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhất là vào bất động sản du lịch đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua.

+ Luật Bảo vệ môi trường 2005; + Pháp Lệnh xuất nhập cảnh;

+ Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

+ Thông tư 47/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

+ Thông tư 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên;

Ngoài ra, còn một số văn bản quy phạm pháp luật khác nữa có những nội dung liên quan điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu sẽ không đi vào phân tích nội dung mà chỉ xác định đó là những quy phạm tham chiếu khi nghiên cứu về thực trạng thi hành pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Ở đây cũng cần đề cập đến một văn bản pháp lý có nội dung tương đối quan trọng có liên quan đến hoạt động du lịch nói chung và hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch nói riêng mà Việt Nam tham gia ký kết quốc tế là những Cam kết du lịch của Việt Nam trong WTO.

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có những cam kết thuộc ngành du lịch như sau:

- Khách sạn và nhà hàng bao gồm: Các dịch vụ lưu trú; Các dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống.

Không hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ khách sạn và nhà hàng ở Việt Nam với điều kiện cần phải tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Sau thời gian 8 năm, điều kiện này sẽ được bãi bỏ và như vậy các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ khách sạn nhà hàng nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ khách sạn nhà hàng dưới mọi hình thức, không hạn chế.

- Các dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch

Không hạn chế, ngoại trừ: Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh với các đối tác Việt Nam mà không hạn chế phần góp vốn nước ngoài.

Trong nội dung về đối xử quốc gia: Không hạn chế, ngoại trừ hướng dẫn viên du lịch trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần các dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.

Những cam kết này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 01/2007, đều phù hợp với những quy định pháp luật về du lịch hiện hành. Tuy nhiên, những nội

dung này cũng có những tác động trong quá trình thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫ du lịch.

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)