Thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

Kinh doanh lữ hành là hoạt động trung tâm của hoạt động du lịch nói chung, lữ hành là cầu nối đưa khách du lịch đến với các tuyến, điểm du lịch,

cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành là người khởi sự, đồng thời là người tổ chức cho khách du lịch khám phá, thưởng ngoạn những nét đặc sắc, những nét riêng biệt của các điểm, khu du lịch. Hay nói một cách chung nhất, lữ hành tạo ra hoạt động du lịch. Tuy nhiên, trước hết nó là hoạt động kinh doanh, do vậy nó phải tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh mà hiện nay văn bản đang điều chỉnh là Luật Doanh nghiệp 2005, đồng thời kinh doanh lữ hành phải tuân thủ quy định của luật chuyên ngành là Luật Du lịch 2005 và các văn bản dưới luật khác. Nhìn chung, nhiều văn bản mới ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng phát triển, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Luật Doanh nghiệp đã dần tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói riêng. Một văn bản luật khác có điều chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của những doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là Luật đầu tư 2005 cũng đã đưa ra những quy định tạo cơ hội thuận lợi hơn cho sự hình thành liên doanh LHQT giữa các đối tác nước ngoài và trong nước. Hạn chế về mức và tỷ lệ vốn góp không còn bị ràng buộc mà trên sự thỏa thuận giữa các bên liên doanh, theo lộ trình cam kết với WTO và ASEAN.

Tuy nhiên, trong thực tế thi hành Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới Luật vẫn còn những khó khăn như: nhiều văn bản pháp quy vẫn chưa quy định rõ ràng, đầy đủ, chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ, gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động lữ hành; một số điều khoản trong Luật và các thông tư hướng dẫn không rõ ràng, đặc biệt là chưa có quy định về cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, chưa hướng dẫn và thông báo rõ với doanh nghiệp ngành nào có điều kiện, chỉ ghi chung chung “doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật”, điều đó dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp lữ hành sau khi có Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh là tiến hành kinh doanh ngay mà không cần làm thủ tục đề nghị cấp GPKDLHQT.

Luật Du lịch 2005 cũng đã có những quy định thông thoáng hơn so với Pháp lệnh du lịch 1999, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh lữ hành có những bước phát triển đột phá như việc tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa (do không còn phải ký quỹ và xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa), đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng của khách du lịch nội địa đi tham quan, du lịch.

Một phần của tài liệu Pháp luật và thực thi pháp luật trong họat động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)