Theo Codex Alimentarius, “truy xuất nguồn gốc” hay nguồn gốc sản phẩm được hiểu là “khả năng theo dõi sự chuyển động của thực phẩm qua các công đoạn xác định bao gồm sản xuất, chế biến và phân phối”. Định nghĩa này chứa đựng hai khái niệm: theo dõi, thể hiện khả năng xác định vị trí chính xác cũng như trạng thái sản xuất trên chuỗi hậu cần theo thời gian thực; và truy tìm, thể hiện khả năng tái thiết lập thông tin về quá trình sản xuất dựa trên các dữ liệu được ghi lại. Một hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả phải đạt được mục tiêu cải thiện quá trình quản lý chuỗi cung ứng cũng như sự an toàn và các thông số chất lượng của sản phẩm.
Một chương trình truy xuất nguồn gốc hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Cải thiện hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp độ trong công ty, do đó làm tăng thu nhập của công ty.
- Việc phân vùng và quản lý các vấn đề an toàn hoặc chất lượng dễ dàng hơn. - Giảm thiểu các nguy cơ kiện cáo, thu hồi đơn hàng hay tiếng đồn xấu.
- Giảm thiểu nguy cơ bị trả lại hàng hóa do nguyên nhân an toàn và đảm bảo khả năng giải quyết nhanh chóng do các nguyên nhân an toàn và chất lượng có thể được xác định thôn qua các hành động hiệu chỉnh.
- Khả năng phục hồi thông tin sản phẩm trong trường hợp bị thu hồi hoặc sản phẩm gây bệnh trong quá trình lưu thông.
Nhiều chuỗi nhà hàng lớn và các nhà bán lẻ hiện nay cũng mong muốn nhà cung cấp thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc. Các hệ thống này được kiểm tra bởi bên thứ ba trong hệ thống chung về an toàn thực phẩm. Một chương trình truy xuất nguồn gốc phải ghi lại được thông tin từ trên đồng ruộng tới tận nhà bán lẻ. Pháp luật chặt chẽ, sự lo ngại của người tiêu dùng cũng như áp lực từ phía các nhà bán lẻ bắt buộc các cơ sở sản xuất thực phẩm phải tìm mọi biện pháp có thể để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc và hiệu quả của chuỗi cung ứng.