Giám sát truy xuất nguồn gốc

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật: sản xuất các sản phẩm tươi từ rau quả nhiệt đới (Trang 79)

Trong quá khứ, mã số truy xuất nguồn gốc phải được viết hoặc in trên mỗi thùng hàng. Tùy theo mức độ rõ ràng trong thông tin của từng mã số, một công ty có thể được liên hệ để kiểm tra thông tin liên quan tới hàng hóa của mình. Mã số viết tay thường chứa một số lượng thôn tin hạn chế, ví dụ ngày thu hoạch hoặc số lô.

Việc sử dụng mã vạch giúp cải thiện nhiều trong kiểm soát đường đi của sản phẩm. một mã vạch duy nhất được áp cho sản phẩm thu hoạch tại trang trại. Mã vạch này chứa đựng thông tin về người nuôi trồng, số lô của trang trại, ngày thu hoạch và vụ thu hoạch. Người ta dán mã vạch trên thùng đựng hoa quả sau khi thu hoạch. Mã vạch này sẽ được quét tại đầu vào của khâu đóng gói và được lưu trên thùng cho tới khi sản phẩm được đóng gói sang bao bì khác. Nếu sản phẩm được bảo quản trước khi đóng gói lại, mã số sẽ được ghi lại trong hệ thống quản lý quay vòng của kho hàng, tùy theo thông tin ghi nhận được trên mã vạch sản phẩm. Sản phẩm sau khi đóng gói lại được cung cấp một mã vạch mới phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong trường hợp khẩn cấp.

Hôi đồng mã thống nhất có vai trò lãnh đạo toàn cầu trong việc thiết lập và thúc đẩy các quy chuẩn đa ngành trong nhận dạng sản phẩm và liên quan tới liên lạc điện tử. quy chuẩn quốc tế trong hệ mã vạch bao gồm việc sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN).

69

Đây là số nhận dạng đối với bất kỳ đơn vị hợp pháp, hành chính hay vật lý của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. GLN bao gồm 13 con số, tất cả đều phải được xử lý. GLN thể hiện trên định danh mã vạch và có thể được đánh dấu trên đơn vị thương mại nhằm xác nhận các bên tham gia quá trình giao dịch (bên mua và bên bán).

Một số lĩnh vực trong ngành thực phẩm đã chuyển sang sử dụng công nghệ mới là hệ thống định dạng dùng sóng radio (RFID). RFID là công nghệ cho phép sử dụng chip máy tính để theo dõi các vật từ xa. Mỗi con chip nhỏ xíu được nối với một angten thu sóng tín hiệu. Trong quá trình thu sóng, con chip sẽ thông tin mã nhận dạng của nó về thiết bị đọc, cho phép vật đó được định vị. Những chip điện tử này đôi khi còn được gọi là “chip gián điệp” có thể phát sóng tín hiệu trong bán kính từ vài inch tới khoảng 10 mét.

Theo quy tắc ghi âm và báo cáo của hành động khủng bố sinh học, USFDA 2002, công ty thực phẩm phải cung cấp USFDA với số liệu nguồn, bao gồm immediate previous source (IPS) và immediate subsequent recipient (ISR) đối với tất cả các thành phần của sản phẩm thực phẩm. Rất nhiều công ty đã phát triển phần mềm dữ liệu và hệ thống thông tin có khả năng lưu lại lịch sử chi tiết mùa vụ và dữ liệu phân phối. Luật pháp của liên minh châu Âu về truy xuất nguồn gốc sẽ thúc đẩy công nghiệp châu Âu hơn nữa trong việc phát triển hệ thống thông tin đầy đủ.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật: sản xuất các sản phẩm tươi từ rau quả nhiệt đới (Trang 79)