Chiêm nghiệm về lẽ được, mất trong cuộc đời

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Chiêm nghiệm về lẽ được, mất trong cuộc đời

Thấu hiểu lẽ vô thường của vạn vật, tính chất hư ảo của kiếp người là sự sơ nhận về tư tưởng cao siêu của Phật giáo. Đây là chỗ gặp nhau giữa triết lý Phật giáo và quan niệm dân gian Việt Nam. Từ lâu, người Việt Nam thường có quan niệm về vấn đề đượcmất trong cuộc đời là lẽ thường tình. Không câu nệ được nhiều hơn hay mất ít hơn. Từ những bài ca dao, tục ngữ

xưa, chúng ta đã thấu hiểu hết quan niệm nhân sinh đầy tính tích cực này. Cuộc đời có rơi vào bĩ cực thì họ không ngừng tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Một câu ca đã trở thành phương châm sống của người Việt “Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”. Cũng quan niệm ấy, tinh thần ấy, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng từng khẳng định: “Được mất dương người tái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Được hay mất thì vẫn vui, khen hay chê tâm hồn vẫn sảng khoái như ngọn gió mùa xuân từ phương đông thổi tới. Có lẽ vì điều đó mà con người Việt Nam sống luôn có niềm tin với cuộc sống. Kế thừa tư tưởng ấy, trong thơ Nguyễn Duy đã thể hiện một quan niệm về nhân sinh sâu sắc, phảng phất hương thiền.

Theo Nguyễn Duy cuộc đời này như một dong chảy có vay, có trả, có được, có mất: “Đời trôi như nước xuôi dòng/ Người qua như gió trống không cả chiều” (Thơ tặng rồng). Ông hiểu rất rõ cuộc đời cũng như con người vậy, đều tuân theo một quy luật có sẵn, cứ thế trôi chảy cùng thời gian năm tháng. Chỉ cần một cái chớp mắt thôi thì tất cả đều đã trở thành hư vô hư ảo, có mà không, không mà có. Có những cái đang tồn tại, đang hiện hữu chúng ta có thể nhìn thấy. Nhưng chỉ cần một cơn gió lạ bất chợt mọi cái có thể biến đi trong giây lát. Vạn vật cũng như kiếp người tồn tại như một giấc mơ, chợt đến chợt đi, chợt xuất hiện rồi lại chợt tan biến một cách nhanh chóng, nhưng Nguyễn Duy tin tưởng cuộc sống luôn luân hồi, tuần hoàn có đi ắt có trở về:

Yêu mến ạ xin đừng buồn em nhé Dòng nước trôi đi giọt nước lại rơi về

(Sông Thao)

Trong bài Đất đỏ - nước xanh viết năm 1971 ông viết:

Quê mình đó phải không anh

Đau thương mấy vẫn ngọt lành bên trong

Cũng cách nhìn mang tính chiêm nghiệm ấy, trong bài Đánh thức tiềm lực ông viết: “Ta biết buồn để biết lạc quan”. Hạnh phúc và khổ đau là hai mặt của một vấn đề, song hành với con người. Trong hạnh phúc người ta nhìn thấy mầm của đau khổ và trong đau khổ người ta nhìn thấy mầm của hạnh phúc. Triết lý ấy thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của Nguyễn Duy. Kính thưa Tố Nữ, Mưa là những bài thơ như vậy:

Niềm vui mấp mé nỗi buồn

Ban mai ngấp nghé chiều hôm kiếp người"

(Kính thưa Tố Nữ)

Giọt vui lộp bộp ồ tuôn

Sau mưa lộp bộp giọt buồn vĩ thanh

(Mưa)

Đặc biệt trong bài thơ Dòng sông mẹ, quan niệm về lẽ được - mất của nhà thơ càng thể hiện cụ thể hơn:

Sâu nặng lắm từng phút giây sấp ngửa Không tan nát qua thác và qua lửa Lòng tĩnh hơn gian khổ nhẹ nhàng đi Thương nhớ dòng sông chia làm hai nửa Nửa đắng mang theo còn nửa ngọt gửi về… …giọt nước nhỏ biệt tăm ngoài biển

Ngày ngày làm mây bay về nguồn… (Dòng sông mẹ)

Đó là kết quả của ra đi và trở về. Giọt nước ngoài biển khơi đang trôi đi là sự chuẩn bị cho hành trình trở về “làm mây bay về nguồn”. Phải chăng vì thế mà trong cuộc sống đối với nhà thơ, việc đến và đi cũng thật nhẹ nhàng. Từ những hiện tượng, sự vật nhà thơ bắt gặp trong cuộc đời, từ đó ông suy ngẫm triết lí về cuộc sống. Trong cái mất có cái được và ngược lại. Đặt chân đến thăm lăng nhà Nguyễn, ông trăn trở thật nhiều trước sự ra đi và lụi tàn

của các triều đại, và cuối cùng Nguyễn Duy đã nhận ra được một điều rằng cái con lại chính là cái được:

Thắp nén nhang vái cô hồn lang bạt Máu xương xưa thành thắng cảnh bây giờ

(Lăng vua)

Một lần đến nước Cămpuchia, xem các vũ nữ hoàng gia Cămpuchia con sống sót qua thời tiệt chủng, nhà thơ ngậm ngùi nghĩ về thân phận con người. Hình ảnh các vũ nữ đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ chắp bút:

Dẫu bà vũ sư rồi sẽ không còn nữa Thì còn lại muôn đời là điệu múa

(Ápxara - người múa và điệu múa)

Nguyễn Duy chợt nhận ra sự hữu hạn của một đời người, ngưỡi vũ nữ đó sẽ trở thành cát bụi, nhưng có một thứ vĩnh viễn với thời gian đó là điệu múa của các vũ nữ làm say đắm long người.

Quan niệm về được - mất con được Nguyễn Duy khái quát trong một số bài thơ khác như: Hầm chữ A, Dân ơi, Tưởng niệm, Saint Louis 14.6.1995, Nhìn từ xa… Tổ quốc…

Như vậy trong cuộc sống không có gì là vĩnh viễn, bất biến. Đó là lẽ “vô thường” mà hơn ai hết, những nghệ sĩ nhạy cảm như Nguyễn Duy đã ý thức được một cách rõ ràng. Nguyễn Duy có quan niệm về cái được và cái

mất thật nhẹ nhàng, đơn giản. Vì thế, đọc thơ Nguyễn Duy người đọc thấy ông an nhiên tự tại, lạc quan yêu đời dù trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Với ông, hạnh phúc và khổ đau, được và mất là điều hiển nhiên, cứ bình tâm mà đón nhận.

Qua khảo sát trên chúng tôi nhận thấy sự ảnh hưởng văn hóa dân gian đối với thơ Nguyễn Duy trước hết là về phương diện nội dung. Nó chi phối đến cảm hứng sáng tạo và cái tôi trữ tình của Nguyễn Duy.

Chương 3

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 71)