Đời sống cá nhân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 34)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Đời sống cá nhân

Trong một lần gặp gỡ nhà văn, Nguyễn Duy tâm sự: Từ những ngày đầu cuộc sống của nhà thơ đã lận đận, vất vả. Năm 1965, làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nam, biên giới phía Bắc. Năm 1971 ông học tại khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Năm 1975, Nguyễn Duy vào Thành phố Hồ Chí Minh làm báo văn nghệ giải phóng. Ông đã làm đủ nghề để nuôi sống vợ con. Nguyễn Duy từng nấu rượu, nuôi lợn. Công việc chẳng ăn thua gì, Nguyễn Duy có dự tính chuyển sang nghề đạp xích lô. Đi thử mấy hôm thấy các bến xích lô đêm đa phần chở chị em bán hoa, Nguyễn Duy tự nhủ “nghèo thì nghèo thật, nhưng cũng có cái danh rồi. Bây giờ đi chở mấy cô gái điếm, thành nhân vật “người ngựa, ngựa người” trong chuyện Nguyễn Công Hoan, thiên hạ biết thì ê mặt”. Nghĩ đến đó, Nguyễn Duy từ bỏ. Năm 1997, ông lại quay sang bán tiết canh vịt. Khách đến đông nườm nượp. Thu nhập khấm khá hơn nhưng phục vụ cánh bợm rượu nhiều khi con mệt hơn nuôi lợn. Thế là chỉ được một năm, Nguyễn Duy cũng dẹp quán luôn. Cuối cùng xoay xở sống bằng ngoi bút. Năm 1995, Nguyễn Duy viết lời hát chèo cho vở múa đương đại của Ea Sola, Nguyễn Duy đã kiếm được khá nhiều tiền. Cuộc sống của gia đình ông bớt đi gánh nặng lo toan cơm áo. Thế nhưng, chính cuộc sống nhiều bươn chải, khó khăn mới làm ông có cái nhìn sát hơn với cuộc sống, hiểu sâu sắc hơn nỗi khổ của gánh nặng cơm áo gạo tiền. Có lẽ vậy mà Nguyễn Duy đã viết

nhiều trang thơ về cuộc sống vất vả, cực nhọc của người lao động đặc biệt là hình ảnh người vợ tảo tần, dãi nắng dầm sương trong thơ ông. Cũng trong năm này, Nguyễn Duy sang giao lưu tại trung tâm William Joiner và trở thành nhà thơ Việt cộng đầu tiên đến Wesminter - thủ phủ chống cộng. Tại đây, Nguyễn Duy cùng hai nhà thơ Mỹ Naomi Shihab Nye và Bruce Weigl đọc thơ trước hơn 300 thính giả trong Vườn thơ ở cao ốc Lannan Foundation, Los Angeles. Hai nhà thơ Mỹ mỗi người đọc nhiều bài. Nguyễn Duy chỉ đọc hai bài trong đó có bài thơ Bắn ca ngợi phép lạ yêu thương vĩnh cửu của thi ca. Theo lời nhà văn Vũ Huy Quang kể lại (bài đăng trên báo Diễn đàn Paris, tháng 9/1995) thì hai bài thơ ngắn của Nguyễn Duy đã trở thành cái đinh của vườn thơ.

Năm 1998, Nguyễn Duy cho triển lãm thơ. Ông dùng bút lông viết thơ mình lên những bức ảnh chụp vật dụng nhà quê như nơm, giỏ, quang, gánh, thúng mủng…Với cách làm mới lạ đó, Nguyễn Duy đã nổi đình nổi đám trong làng thơ Việt. Năm 2007 ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w