Hình ảnh người mẹ, người vợ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 98)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Hình ảnh người mẹ, người vợ

Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa dân gian Việt Nam là con người sống gắn bó với gia đình, dong tộc, làng quê. Ở đó, trong quan niệm của người bình dân, người phụ nữ luôn có vai tro quan trọng trong cuộc sống gia đình. Họ là người bà, người mẹ, người vợ, là “tay hom chìa khóa”, là người gắn kết sợi dây tình cảm gia đình. Họ đã đi vào ca dao, tục ngữ vào những truyện kể dân gian và trở thành một biểu tượng đẹp trong văn hóa Việt Nam. Tiếp thu truyền thống đó, ông luôn dành tình cảm đối với những người đã có công chăm sóc, yêu thương và giúp ông vượt qua những ngày khốn khó. Ông dành hẳn một phần lớn trong sáng tác của mình để viết về người bà, người mẹ, người vợ thân yêu.

Sự gắn bó của nhà thơ với gia đình trước hết là người bà ngoại đã nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo ông từ những ngày con tấm bé. Hình ảnh người bà ngoại trong thơ Nguyễn Duy hiện lên với cuộc sống vất vả, khó nhọc:

- Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại

Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực

Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần Cái năm đối củ dong riềng luộc sượng Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất

Đền Sòng bay bay tuốt cả chùa chiền Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

(Đò Lèn) - Bà tôi lặn lội bên sông

Lả lá chè xanh xuống đò lên chợ

(Dòng sông mẹ)

Nhà thơ đau đáu, xót thương khi hiểu ra những nỗi cơ cực của bà thì đã muộn. Tuổi thơ chỉ biết ham chơi nên không cảm nhận được gánh nặng, nhọc nhằn trên đôi vai bà ngoại. Bà phải xúc tép, mo cua, bán chè xanh trong những đêm đông tiết trời lạnh giá. Lúc nhà thơ thấu hiểu được điều đó, thì bà chỉ con là nấm cỏ thôi.

Hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Duy tuy nghèo khó song thật đẹp:

Mẹ ta không có yếm đào

Nón mê thay nón quai thao đội đầu Rối ren tay bí tay bầu

Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn màu

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: yếm đào, nón quai thao, váy nâu song - trang phục của

người phụ nữ Việt Nam. Cùng với dáng dấp thuần Việt là câu hát ru ầu ơ đưa con vào giấc ngủ say nồng trong cơn gió nồm nam sau lũy tre làng:

Cái cò… sung chát… đào chua Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Lời ru ầu ơ của mẹ mãi là kí ức tươi đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Dẫu có đi xa tới chân trời góc bể long nhà thơ vẫn khắc khoải không dứt:

Gió mùa thu đẹp đêm rằm

Mẹ ru con gió ru trăng sáng ngời Ru con mẹ hát ầu ơi

Ru trăng gió hát bằng lời cỏ cây

(Lời ru mùa thu)

Cũng giống như hình ảnh người bà, người mẹ của Nguyễn Duy hiện lên trong dáng dấp tảo tần, nghèo khó: “Nơi ấy/ Mẹ ta nhễ nhãi mồ hôi/ Đàn con lóc nhóc khóc cười” (Xó bếp). Và:

Ít ngô mà lại nhiều con

Mẹ cười móm mém hãy còn nước đây Bát sành lần lượt chuyền tay

Nước ngô mẹ lại rót đầy cho con Ai chưa uống nước ngô non

Là chưa được thấm cái ngon của đồng (Bát nước ngô)

Bên cạnh hình ảnh người bà, người mẹ, Nguyễn Duy con dành hẳn một tập thơ Vợ ơi viết về người vợ yêu thương. Ông thấu hiểu hoàn cảnh sống thiếu thốn mà vợ mình đang gắng gượng vượt qua với tấm long sẻ chia ấm áp:

Con chưa sinh mặt vợ đã xanh rờn Bàn tay trắng lạnh lùng tàn nhẫn thế Hạnh phúc lớn vòng tay ôm không xuể Chuyện miếng cơm manh áo thật đau lòng

(Bán vàng)

Trong số những bài thơ viết về vợ, bài Nợ nhuận bút là bài thơ khá độc đáo cả về ý tứ, và hình thức nghệ thuật. Đằng sau câu thơ đậm chất tự trào

“em vẫn nguồn nhuận bút suốt đời ta” là cả một nỗi đau, sự vất vả, có lúc ý thức sự bất lực của mình:

Áo mưa vợ giương cánh buồm giữa phố Chồng với con mấp mé một thuyền đầy Năm tháng bão giông sang sông lũ đổ Một tay em chèo chống ngày ngày ngày… Con chữ vụn rụng rời tơi tả tuốt

Ngoảnh lại còn ta con nít đến già Rồi một ngày mẹ Đốp cười móm mém Em vẫn nguồn nhuận bút suốt đời ta

(Nợ nhuận bút)

Chứng kiến cảnh vợ đau ốm, nhà nghèo khó, ông lại tự trách mình và đồng cảm với nỗi vất vả gian lao của vợ. Bài thơ Vợ ốm của Nguyễn Duy phảng phất ý tứ bài Thương vợ của Tú Xương.

Vừa một xuân lại một xuân Vợ ơi địa hạn đã gần một năm Một nhà là sáu mồm ăn

Nghìn tay nghìn việc không tên Mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng Thình lình em ngã bệnh ngang

Phang anh xất bất xang bang sao đành (Vợ ốm)

Từ tình cảm tri ân chân thành mà nhà thơ dành cho bà, cho mẹ, cho vợ ta càng hiểu hơn con người Nguyễn Duy. Ông tiếp nhận lối sống tình cảm nơi mà ông được sinh ra - sống nặng tình nặng nghĩa là nét văn hóa của xứ Thanh nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung. Đó là nét đẹp truyền thống được giữ gìn và phát triển cho đến tận ngày nay.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w