6. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Văn hóa dân gian trong cái tôi trữ tình triết lý
Ở lĩnh vực nghệ thuật nào người nghệ sĩ cũng đều thể hiện một cảm quan đời sống và muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình những triết lí về cuộc đời. So với văn học viết, văn học dân gian có kiểu triết lý riêng, đúc rút bài học từ thực tiễn đời sống phong phú hàng ngàn năm. Những câu chuyện cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Cây khế... đều chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc. Ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo, gieo gió gặt bão... đó là những triết lý về nhân sinh sâu sắc dễ dàng tìm thấy trong kho tàng văn hóa, văn học dân gian. Nó thấm một cách tự nhiên vào tư tưởng tình cảm của mỗi con người Việt Nam, góp phần hình thành đạo đức nhân cách, phương châm xử thế cho mỗi con người. Thấm đậm hồn cốt văn hóa dân gian, Nguyễn Duy đã thể hiện một cách tự nhiên cách nhìn, cách nghĩ của mình về đời sống, con người.
Trong thơ Nguyễn Duy, người đọc luôn bắt gặp sự hiện hữu của một cái tôi triết lý, suy tư trước cuộc đời. Ở đó, tư tưởng đề cao nhân dân, khẳng định sự trường tồn của nhân dân là một cảm hứng nổi bật. Suy nghiệm về chiến tranh trong bài Đá ơi ông viết:
Đá ơi
Xin tạc lại đây lời cầu chúc hòa bình Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân đều bại...
Trong cái nhìn của nhà thơ, ở mọi cuộc chiến tranh dù là chính nghĩa hay phi nghĩa, dù phe nào thắng thì nhân dân đều bại. Sự thất bại ấy chính là những mất mát, tổn thất do chiến tranh mang lại. Đó là sự đúc rút, chiêm nghiệm của nhà thơ về chiến tranh, thấm đẫm một tinh thần nhân bản. Ở đó, cảm xúc suy tư của nhà thơ đều hướng về nhân dân, lấy nhân dân làm xuất phát điểm. Với ông mọi cái rồi sẽ qua đi, chỉ nhân dân là con mãi: “Vương triều mất đi nhân dân còn lại/ Còn lại anh hùng và còn lại nhà thơ...” (Trong đất). Trải qua biết bao triều đại, vương triều này xuất hiện thay thế cho vương triều kia, có rồi mất và cái cuối cùng con lại với muôn đời đó là nhân dân, anh hùng và nhà thơ… Dường như ở đây, phảng phất ý vị của tục ngữ dân gian “quan nhất thời, dân vạn đại”. Bên cạnh đó, Nguyễn Duy con có nhiều bài thơ mang nhiều trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, lẽ sống, tình người... với một giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư:
Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò Thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
Đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ Có hạnh phúc nào giá rẻ không em?”
(Chợ)
Viết về tình yêu, thơ Nguyễn Duy không có cái giọng ồn ào, cuồng nhiệt, thay vào đó là giọng thủ thỉ tâm tình. Bình dị thôi, vậy mà cứ như rượu lâu năm, nhấm một chút đã thấy “mềm long”. Từ những trăn trở, dằn vặt của một con người từng trải, Nguyễn Duy đã có những chiêm nghiệm về tình yêu và hạnh phúc. Giọng điệu thâm trầm đã góp phần mang đến cho thơ Nguyễn
Duy chất trữ tình - triết lý. Đó là thứ triết lý được kết tinh từ sự thăng hoa của cảm xúc và suy nghĩ trên cái nền hiện thực cụ thể mà nhà thơ đã trải nghiệm. Đọc thơ của Nguyễn Duy, chúng ta thấy lắng sâu trong giọng thơ chiêm nghiệm suy tư không chỉ là những tâm tình thiết tha của một hồn thơ luôn trăn trở trước thân phận con người, trước vận mệnh đất nước mà con có sự sâu sắc thâm trầm của những triết lý nhân sinh, lắng đọng trong ca dao, tục ngữ. Theo ông, “Cái lõi của văn chương là triết. Từ cả những chuyện đùa cợt, tầm phào nhất cũng có thể phả triết học vào, có thế mới dội lại được với đời” [79, 9].
Góp phần làm nên cái tôi triết lí con là tư tưởng trọng dân vốn có sẵn trong căn cốt của Nguyễn Duy ngay từ khi đang con là chàng lính trẻ “Ta là dân vậy thì ta tồn tại”. Từ thời ấy, ông đã viết: “Một đời không thể nào quên/ lòng dân chiếc mộc vững bền che ta”. Nguyễn Duy đã thể hiện những suy tư nghiêm túc nhất về lẽ sống, lẽ tồn tại của con người qua những vần thơ giản dị, hồn nhiên như chính cuộc đời con người ông vậy. Chiến tranh vừa kết thúc thì nhận ra những mảnh đời tan tác lưu lạc trên hai nửa đất nước đang sum họp, và thấy người bạn vĩnh viễn nằm lại bên kia cầu xa lộ vào cái phút cuối của cuộc chiến. Và với ông, “Mỗi phút thanh bình thật đắt giá/ Những giọt máu nặng như chùm quả”... Suy ngẫm về cái bé nhỏ, giản dị, bình thường và cái cao cả, Nguyễn Duy đã có những phát hiện thú vị về sự đối lập giữa “bóng siêu nhân” và những ngọn cỏ mềm trong sương đêm:
Bao nhiêu là bóng siêu nhân
Khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi (Cỏ dại - 1975)
Nghĩ về về sự hiện hữu, hư vô của kiếp nhân sinh, trong bài thơ Thơ tặng rồng, Nguyễn Duy có những câu thơ mang tầm khái quát, chứa đựng một tư tưởng triết lý sâu sắc: “Đời trôi như nước xuôi dòng/ Người qua như gió trống không cả chiều”. Triết lí bằng thơ, đặc biệt lại là những vần thơ giản dị, hồn nhiên có lẽ vì vậy mà triết lí ầy dễ đi vào long người. Nghĩa là
nôm na mà sâu sắc, sâu sắc mà nôm na. Không có lên giọng lí sự mà lại chạm đến những điều cốt lõi của nhân sinh. Cũng nằm trong giọng điệu triết lí, ngoài dạng triết lí bằng thơ thông qua tầng ngôn từ mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra thì ở trong thơ Nguyễn Duy người đọc con nhận thấy một dạng triết lí bằng hình ảnh. Có nghĩa là thông qua hình ảnh, nhà thơ gửi gắm những triết lí về cuộc đời con người về kiếp nhân sinh. Chẳng hạn viết về những cái sâu xa, vô tận ông chỉ nói đôi dong như không mà sâu sắc đến độ thâm trầm, lắng đọng những suy tư:
Yêu mến ạ xin đừng buông em nhé dòng nước trôi đi hạt nước lại trôi về
(Sông Thao)
Cái triết lí trong hai câu thơ trên là sự kế thừa của tinh thần lạc quan - một nét đẹp trong quan niệm sống của người Việt. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào thì người Việt Nam luôn tin tưởng vào cuộc sống tương lai tươi đẹp. Triết lí sống này càng đúng hơn trong bài thơ Tre Việt Nam.
Hay chỉ đơn giản là hình ảnh "Hơi ấm ổ rơm” - một hình ảnh rất đỗi quen thuộc đối với mỗi con người đặc biệt là người nông dân. Gần gũi đấy quen thuộc đấy tuy nhiên không phải ai cũng cảm nhận được hơi ấm của nó. Chỉ có thể một lần được lót ổ rơm nằm, được thao thức trong hương mật ong của ruộng thì mới có thể cảm nhận hết được cái nồng nàn cái mộc mạc của "hương đồng gió nội". Cũng từ đó nhà thơ mới có thể khái quát được triết lí tìm về với nguồn cội:
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Triết lí về cái đẹp, Nguyễn Duy đã thể hiện qua hình ảnh Đãi cát tìm vàng, một hình ảnh gợi lên sự gian lao vất vả. Hành trình đi tìm cái đẹp là hành trình "Đãi cát tìm vàng":
Tôi đãi lại dọc triền cát bạc
Tìm ánh vàng trong muối mặn mồ hôi
(Đãi cát tìm vàng)
Nguyễn Duy đã kế thừa, tiếp nối quan niệm dân gian. Đó là quan niệm tìm cái đẹp trong sự gian khổ, đặc biệt là những gian khổ thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của người dân. Với Nguyễn Duy, cái đẹp đáng trân trọng trong cuộc đời này là cái đẹp vươn lên từ gian khó nhọc nhằn, từ đau thương mất mát. Có thể thấy với giọng điệu khái quát tổng thuật, đọc thơ Nguyễn Duy đặc biệt là ở những bài thơ chứa đựng tính triết lí người đọc nhận ra mỗi câu thơ triết lí mang dáng dấp một châm ngôn, một định nghĩa, một kết luận có tính khái quát cao. Nhờ đó dễ nhớ dễ thuộc và cũng dễ đi vào long người.
Như vậy, nếu chất ngang tàng tếu táo tạo nên sự mạnh mẽ quyết liệt, chất tâm tình tha thiết tạo nên sự đằm thắm hồn hậu thì chất triết lý lại tạo nên chiều sâu suy tưởng trong giọng điệu thơ Nguyễn Duy.