Coi trọng đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Coi trọng đời sống tinh thần

Coi trọng đời sống tinh thần là một đặc điểm nổi bật trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Nó được thể hiện và kiểm chứng trong chiều dài lịch sử với nhiều dạng thức biểu hiện, như: coi trọng tình làng nghĩa xóm, gắn kết các thành viên trong gia đình bằng chất keo của sự yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau; trong sinh hoạt coi trọng tục thờ cúng tổ tiên, sống không bao giờ quên đi nguồn gốc, quá khứ của bản thân và gia tộc, trọng nghĩa vẹn tình, kính già yêu trẻ... Quan niệm ấy, lối sống ấy đã đi vào tục ngữ, ca dao, cổ tích và được sân khấu hóa qua những làn điệu dân ca, những sân khấu dân gian. Nó góp phần hình thành nên nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam.

Là nhà thơ gắn bó với làng quê, thấm đậm hồn quê, như một lẽ tự nhiên trong tâm hồn Nguyễn Duy luôn coi trọng các giá trị tinh thần, đề cao tín ngưỡng dân gian, xem đó như một biểu hiện của tinh thần dân tộc. Trong thơ ông, tín ngưỡng dân gian đã trở thành một cảm hứng sáng tạo. Ông có nhiều bài thơ viết thành công về cảm hứng này. Ở đó ta bắt gặp không khí chùa chiền, màu sắc tâm linh trong văn hóa tinh thần dân tộc:

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

Mùi huệ trắng quện khói trầm thơm lắm Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng... Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần Cái năm đói củ dong riềng luộc sượng Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm

(Đò Lèn)

Bài thơ Đò Lèn có hai thế giới, một thế giới của cõi thực với hình ảnh người bà, một thế giới cõi ảo với tiên, phật, thánh thần trong không gian đền chùa, miếu mạo. Cậu bé Duy hồn nhiên cứ mê đắm lễ hội với mùi huệ trắng quyện với hương trầm. Ấy là cái vị riêng ám ảnh nhà thơ suốt những ngày thơ ấu. Sống trong thế giới của cõi thực, vậy mà Nguyễn Duy cứ nghĩ mình đang sống tại thế giới huyền ảo. Và cái thế giới tâm linh xuất hiện trong bài thơ có sức hút cuốn người đọc không sao dứt ra được.

Hình ảnh Đền Cây Thị, đền Sòng con xuất hiện trong bài thơ Đi lễ. Nơi đây là điểm đến của khách địa phương cũng như du khách mọi nơi đổ về. Điều đó nói lên người người rất coi trọng thế giới tâm linh:

Phiêu bồng dạt ngã ba Bông

Đền Hàn đền Thị đền Sòng đền quê Thần linh nườm nượp trở về

Chắp tay lạy thánh tôi mê cô đồng (Đi lễ)

Ngoài đền Cậy Thị, đền Sòng, chùa Trần, trong thơ Nguyễn Duy con có hình ảnh đền nhà Lê:

Ai qua Thanh Hoá về Quảng Xá Men rượu là hương vị của làng tôi

Nhắc Cầu Bố chắc nhiều người còn nhớ Đền nhà Lê rêu phủ bao đời

(Cầu Bố)

Lớp rêu phủ kín trên ngôi đền nhà Lê làm ngôi đền trở nên thâm nghiêm, cổ kính và mang màu sắc huyền bí. Tham gia vào những ngày lễ hội, nhà thơ chứng kiến cảnh mọi người khăn áo lụa là hướng về thế giới thần thánh “Người về sắm sửa cho ma/ ngựa xe khăn áo lụa là kim ngân” (Hàng mã). Điều này nói lên người Việt Nam luôn hướng về thế giới tâm linh, bởi người ta tin rằng sẽ được hiển linh phù trợ vượt qua được kiếp nạn. Vì vậy mà mọi người luôn hướng về cõi tâm linh “Quyết tâm đi lễ cầu an/ Đồng cô bún ốc khói nhang Tây Hồ”. Đó con là long tưởng nhớ đến các vị vua của triều nhà Nguyễn “Lá đổ rêu phong đâu cũng Vạn Niên nhà/ Thăm lăng vua đối mặt triều Nguyễn mạt/ Thắp nén nhang vái cô hồn lang bạt/ Máu xương xưa thành thắng cảnh bây giờ”.

Đến vãn cảnh tại chùa Hương, nhà thơ có hẳn một chùm thơ viết về thắng cảnh được xếp hạng là đệ nhất động này. Các bài thơ cho thấy ông một long hướng Phật và cái không khí thần tiên đó hiện rõ trong các tác phẩm như: Đi chùa, Cõi phật, Nguyện cầu, Đoán mộng, Bói Kiều, Bói tay, Nếm mơ, Giã từ…

Con người của Nguyễn Duy con được bộc lộ ở tình cảm sâu nặng mà ông dành cho gia đình. Trong thơ ông hình ảnh người bà, người mẹ, người cha, người vợ xuất hiện không ít. Đối với người bà, ông khắc họa đó là người bà giàu tình yêu thương bao la, không ngại gian khó như ở các bài thơ Đò Lèn, Dòng sông mẹ, Với đồng bằng…Viết về mẹ, những câu thơ của Nguyễn Duy đi vào long người và để lại ấn tượng sâu đậm. Hình ảnh người mẹ hiện qua các bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Với đồng bằng, Xó bếp, Bát nước ngô …Bên cạnh đó là hình ảnh người cha - người đàn ông vất vả một nắng hai

sương quần quật với công việc đồng áng trong các bài thơ: Dòng sông mẹ, Cầu Bố, ông già sông Hậu…

Tình đồng chí, đồng đội biểu hiện thêm một nét đẹp coi trọng tinh thần của nhà thơ.

Rét xuống làm cho nhiều người nhớ nhau Cái nhớ thấm sâu tôi chia cùng đồng đội Cánh võng đêm nay lay trên đỉnh núi Gió trăm chiều giấc ngủ làm sao yên… Rét xuống làm cho ta càng thương nhau Thương nhau nhiều thành nhớ nhau lắm Bàn tay lạnh nắm chặt lâu nên ấm

Ngọn gió hoang cũng chuếnh choáng hơi người (Lời ấm áp nói từ trong gió lạnh)

Bài thơ viết về những ngày ông con mải miết trên chiến trường. Trong thiếu thốn, trong cơn rét buốt xương buốt thịt, những người đồng chí chẳng có gì ngoài tình cảm thương mến. Chính thứ tình cảm đó giúp họ vượt qua được cái rét “bàn tay lạnh nắm chặt lâu thêm ấm”. Hay bài thơ Bầu trời vuông

cũng vậy, tình đồng chí đã giúp người chiến sĩ có thêm niềm tin chiến thắng “Ở đây là tấm lòng ta/ sông dài núi rộng cũng là ở đây/ vuông vuông chỉ một chút này/ mà che trọn vẹn ngàn ngày quân đi”. Tình cảm đó con là cảm hứng nổi bật trong các bài thơ Võng trăng; Một người cha, …

Cuộc sống có đổi thay từng giờ, từng ngày, nhưng với Nguyễn Duy quá khứ là thứ mà ông luôn nâng niu, trân trọng nhất. Dẫu quá khứ có đói nghèo, khó khăn vậy mà ông chẳng bao giờ quên nó dù chỉ là giây phút. Trước hết là kí ức tuổi thơ với đồng ruộng, mùi mạ non, mùi rơm, mùi đất bốc lên từ các cánh đồng quê. Rồi cả tiếng ru ầu ơ của bà của mẹ, những tro chơi dân gian đánh đáo, chơi trốn tìm cùng chúng bạn… Tất cả kí ức ấy con in đậm trong tâm trí nhà thơ và thành nguồn cảm hứng dạt dào để ông chắp bút.

Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất Bãi tha ma không một cái mả xây Mùa gặt hái rơm nhiều thóc ít Lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày…

(Đánh thức tiềm lực)

Rồi cả những ngày con nằm trên chiến trường, tuy đã xa rồi những vẫn con thổn thức vọng về:

Tết rừng xong Từ giã chú tắc kè

Chúng tôi xuôi ào ào cơn lũ đổ Các binh đoàn tràn vào thành phố Đang mùa thay lá những hàng me… Người bạn tôi không về tới nơi này Anh gục ngã bên kia cầu xa lộ

Anh nằm lạ trước cửa vào thành phố

Giây phút lạnh lùng chấm dứt cuộc chiến tranh

(Nghe tắc kè kêu trong thành phố)

Rời khỏi chiến trường, được ăn tết vui vẻ cùng gia đình, nhà thơ vẫn không thể nào quên ngày tháng trên chiến trường. Nơi ấy có tiếng tắc kè kêu, có những người đồng chí đã ngã xuống và nằm lại. Tấm long của nhà thơ thật đáng trân trọng biết bao nhiêu. Không chỉ có vậy, Nguyễn Duy con thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên, bày tỏ tấm long tri ân đối với những người vô danh đã khuất. Nhờ có họ mà cuộc sống trở nên yên bình, tốt đẹp “Trên bàn thơ tổ tiên tôi/ Có hương hồn của những người vô danh” (Mười năm bấm đốt ngón tay). Có lẽ vì không quên cuộc sống khổ cực mà mình từng xuất thân và trải qua, nên Nguyễn Duy không sợ gian khó trước mắt mình. Từ đó đã tạo nên ở ông một phẩm chất đáng quý thường gặp ở người Việt Nam đó là tinh

thần vượt khó, lạc quan yêu đời “Khổ và khó có đáng gì sợ hãi/ Chỉ sợ lòng trống trải dửng dừng dưng”. Tinh thần đó con gặp khá nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Duy.

Từ việc khảo sát, phân tích trên cho thấy nhà thơ Nguyễn Duy là người luôn coi trọng đời sống tinh thần. Đối với ông vật chất chỉ là thứ hư không, phù phiếm cái cốt lõi sống ở đời là cách ứng xử đẹp giữa người với người, không quên đi nguồn cội, quá khứ và biết trân trọng những điều tốt đẹp đã có trong dĩ vãng cũng như ở hiện tại. Quan niệm ấy, lối ứng xử ấy bắt nguồn từ truyền thống văn hóa dân tộc và được nâng lên trong quan niệm sống của nhà thơ. Nó trở thành một dong mạch cảm hứng xuyên suốt trong các chặng đường thơ Nguyễn Duy.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w