Ảnh hưởng thơ lục bát trong ca dao

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 75)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Ảnh hưởng thơ lục bát trong ca dao

Trong đời sống văn học nhân loại, các dân tộc có truyền thống thơ ca đều có một thể loại thơ kết tinh điệu sống tâm hồn dân tộc, và trở thành di sản tinh thần của nhân loại. Thơ lục bát của Việt Nam là một thể loại như thế. Nguyễn Tuân từng nói rằng “làm cho tôi món luộc tôi sẽ nói cho anh biết thịt hàng anh như thế nào và cho tôi xin một ít lục bát, tôi sẽ thấy anh có phải nhà thơ thứ thiệt hay không” [20, 7]. Xuyên qua lớp bụi thời gian có thể thấy, lục bát là thể thơ bình dân, ra đời từ rất sớm, thoát thai từ ca dao, từ những giai điệu đồng quê đã được tinh luyện đến độ tinh khiết. Thơ lục bát không ngừng phát triển, khẳng định vị trí của mình trong thơ ca dân tộc.

Từ xa xưa, khi văn học viết chưa ra đời, thơ lục bát đã có chỗ đứng trong đời sống tinh thần người Việt, trở thành một hình thức biểu hiện quen thuộc trong đời sống. Thơ lục bát là nơi gửi gắm tình cảm sâu kín, đúc rút kinh nghiệm sản xuất, đạo lý, nhân tình… Với âm điệu mượt mà, tha thiết như dong chảy liên tục và bất tận, lục bát phù hợp với tâm hồn điệu sống của người dân lao động. Từ lục bát trong ca dao đến hình thức lục bát trong sáng tác của các nhà thơ, như Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Tố Hữu… là một quá trình kế thừa, phát triển, góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân gian. Trong quá trình đổi mới hình thức thơ hiện đại, nhiều nhà thơ đã tìm đến những hình thức biểu hiện mới như thơ không vần, thơ văn xuôi, nhằm thể hiện được nhiều nhất tiếng nói trữ tình lắm nỗi niềm, nhiều cung bậc của con người hiện đại. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Duy vẫn bền long, thuỷ chung với thơ lục bát, tìm về với lục bát. Với ông, “Cứ bèo bọt bước thiên di/ Đưa chân lục bát mà đi loằng ngoằng”. Hay:

Câu thơ sáu nổi tám chìm

Đụng thời xa lộ thông tin kẹt đường Vương thì tội bỏ thì thương

Đành lê thê nốt đoạn đường mộng du

Điều này lý giải vì sao trong sáng tác của ông đa phần làm theo thể lục bát, và dường như chỉ ở lục bát Nguyễn Duy mới thực sự là mình. Khảo sát 265 bài thơ trong tuyển tập Nguyễn Duy, kết quả cho thấy có 152 bài làm theo thể thơ lục bát (chiếm 57.4%); 97 bài làm theo thể tự do; 16 bài làm theo thể thơ hai câu. Lục bát của Nguyễn Duy đi vào cuộc sống hiện đại một cách khá đặc biệt, gắn với những hình ảnh dân dã, như: thúng, mủng, nong, nia, dần, sàng, rơm rạ…Từ những năm cuối của thập kỉ 90, thơ lục bát Nguyễn Duy đã trở thành một hiện tượng trong đời sống thơ ca dân tộc. Trong đời sống thơ ca hiện đại, lục bát Nguyễn Duy luôn là một cõi riêng đầy quyến rũ. Ngoi bút Nguyễn Duy đã có nhiều sáng tạo qua 10 tập thơ được sáng tác từ những năm đầu thập niên 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Ngay tập thơ đầu tay Cát trắng, Nguyễn Duy đã có được một số bài lục bát hay, như: Bầu trời vuông, Võng trăng, Tre Việt Nam. Mỗi bài thơ lục bát của Nguyễn Duy như có âm hưởng ca dao vọng về. Tập thơ tiếp theo Ánh trăng

có nhiều bài lục bát được đánh giá cao, như Ca dao vọng về, Nhớ bạn, Hỏi thăm, Xuồng đầy… Đến tập thơ Mẹ và em cũng vậy. Sau những phút giây say sưa với nỗi niềm quê nhà, Nguyễn Duy quay về cuộc sống hiện tại: “Ta đi mơ mộng trên trời/ Để cha cuốc đất một đời chưa xong (Về làng). Sống giữa cuộc đời sôi động, ồn ào, Nguyễn Duy vẫn khao khát mãi không thôi một cõi

Về để được trở lại với chính mình. Về là tập thơ ra đời vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, kết thúc cảm hứng lãng mạn “Thôi ta về với mình thôi/ Chân trời đành để chim trời nó bay. Về cũng là sự chấm dứt cái thời “chìm nổi với đám đông” để cuối cùng xác xơ như “Cánh buồm mây tướp chiều quê.” Như

một lôgic khách quan, tập thơ nối tiếp, Đãi cát tìm vàng là sự tìm toi chắt lọc một cách kiên nhẫn của nhà thơ trước những được mất của cuộc đời. Đây là lúc ông nhận thức được một cách đầy đủ nhất nợ đời, nợ thơ. Nỗi ám ảnh đó đã thôi thúc ông cho ra đời tập thơ Sáu & Tám. Tập thơ tập hợp tấtcả những bài lục bát đã được sáng tác trong suốt chặng đường thơ của mình. Ông chọn lấy 99 bài làm thành một tuyển tập. Cách gọi tên của tập thơ đã thể hiện rõ dụng ý của của nhà thơ. Sau tập thơ này, Nguyễn Duy viết tiếp tập Bụi, cho thấy sức sáng tạo dồi dào, không ngừng nghỉ của ông.

Thơ lục bát trong ca dao được quần chúng lao động sáng tạo qua hàng ngàn năm, tồn tại, phát triển song hành cùng dân tộc. Nó trở thành một phức thể văn hóa. Thể thơ này có những quy định rất chặt chẽ từ số tiếng trong câu đến cách ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh… Đến Nguyễn Duy, thơ lục bát, mặc dù đã được làm mới, những vẫn chưa vượt thoát cái bóng của ca dao. Ảnh hưởng của lục bát trong ca dao con khá rõ. Có thể lấy bài Tre Việt Nam, một bài thơ thành công của Nguyễn Duy, làm một ví dụ.

Về mặt nhạc điệu, bài thơ chứa đựng mặt thuần nhất và mặt dị biệt của âm luật thể loại trên ba mặt cấu thành âm điệu, vần điệu, nhịp điệu. Xét mặt thuần nhất trong nhạc tính, ta thấy âm điệu theo mô hình âm luật lục bát (bằng, trắc, bất luận) bài thơ cơ bản tuân thủ tính cách luật của thể loại (trừ một dong duy nhất có sự biến đổi t4 → b4: Thương nhau tre không ở riêng). Những vị trí không bắt buộc (1, 3, 5, 7) cũng không có sự biểu hiện thiên lệch nào đáng kể. Về vần điệu, các yếu tố cấu thành như vị trí, độ hoà âm, độ vang, cao độ của âm tiết hiệp vần…cũng không có gì đặc biệt. Chẳng hạn, về vị trí hiệp vần, các vần đều được bố trí đúng các vị trí thứ 6 dong lục - thứ 6 dong bát; thứ 8 dong bát với thứ 6 dong lục. Vần chính chiếm phần cơ bản đã làm cho vần điệu bài thơ đạt được tính hài âm cao. Về nhịp điệu, nhịp đôi là nhịp phổ biến của lục bát tạo nên giai điệu cho thể loại chiếm ưu thế trong bài

thơ (24/ 30 dong thuần tuý nhịp đôi) khiến cho trạng thái nó hoà nhập với trạng thái của lục bát dân gian, nhuần nhị bởi giai điệu đều đều của một khúc tâm tình trong giọng kể tha thiết, sâu lắng. Tre xanh nhưng màu xanh có tự

bao giờ? Chỉ biết rằng nó đã được truyền tụng là có tự ngày xưa…Dong chảy nhịp điệu biểu hiện tính thuần khiết của âm luật đã khiến cho bài thơ phảng phất khí vị của ca dao đằm thắm, lắng đọng một niềm tâm tư sâu thẳm. Xét mặt khả biến trong nhạc điệu thể loại, chúng ta thấy rằng dựa trên nền tảng ngữ âm cơ bản, những dị hoá của vần điệu và nhịp điệu cùng sự luân phiên về độ hoà âm vần chính và độ hoà âm vần thông, không go ép nhưng vẫn nằm trong khuôn phép và cách hiệp vần của thể lục bát: Tre xanh…giờ…bờ// Xanh…manh…thành (Vần chính); ơi…tươi…vôi// màu…đâu (Vần thông);

đâu…lâu (Vần chính); nhiều…nghèo…nhiêu… (Vần thông). Như vậy, dù sự biến thiên nảy sinh từ tâm thức hay từ một sự tính toán chủ định thì chúng ta cũng phải thừa nhận rằng tác động vào nhịp của âm luật thể loại sẽ đưa lại hiệu quả cao nhất.

Cho dù được hiện đại hoá, những câu hát ru của ca dao vẫn tái sinh từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chưa lúc nào bị gián đoạn:

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ, mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng…

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Âm luật lục bát là nhịp thơ giống nòi, nó chứa đựng cái văn hóa của người Việt. Đọc thơ lục bát của Nguyễn Duy người ta cảm nhận được cái âm điệu của hồn thơ xưa. Âm điệu được hiểu là sự hoà âm được tạo ra từ sự luân phiên xuất hiện của các đơn vị âm thanh (tiếng) có những phẩm chất ngữ âm tương đồng và dị biệt trên trục tuyến tính. Những phẩm chất đó được thể hiện

ở tỷ lệ phân bố bằng - trắc tổng thể và ở những vị trí có tính chất ổn định của mô hình âm luật. Độ vang của âm tiết lại phải có sự tương hợp với tính chất bằng phẳng của thanh điệu. Vần lục bát luôn luôn mang thanh bằng. Ví dụ cặp sáu - tám có sự phân bố bằng - trắc (b, t) hoàn toàn tuân theo chính cách âm luật phổ biến của thể lục bát. Điều này ta bắt gặp trong thơ Nguyễn Duy rất nhiều.

Tôi về xứ Huế chiều mưa (b b t t b b)

Em ơi áo trắng bầy giờ ở đâu (b b t t b b t b) (Nhớ bạn)

Hay:

Này em phận mỏng duyên dày

Lưa thưa mộng mị mưa đầy hư không (Lên đồng)

Ngân hà chảy ngược lên cao

Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm… (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Tiếp thu truyền thống đó của thể loại lục bát, trong thơ Nguyễn Duy cuối mỗi nhịp mang một điểm nhấn ngữ âm. Điểm nhấn đó là âm tiết mang những thuộc tính âm thanh nổi trội có khả năng tạo ra điệu tính cho ngữ lưu. Mô hình âm điệu có thể chỉ giữ lại tính cách luật ở những vị trí nhất định 1, 4, 6, 8 (bảy vị trí bất luận và bảy vị trí cố định).

Đối với thơ lục bát, vần được quan tâm trên các phương diện như vị trí hiệp vần, mức độ hoà âm và đặc điểm biến thiên cao độ của âm tiết mang vần. Phân chia theo từng tiêu chí ta có vần chân, vần lưng (theo vị trí hiệp vần); vần chính và vần thông (theo mức độ hoà âm); vần bằng và vần trắc (theo đặc điểm biến thiên cao độ của âm tiết mang vần). Trong lịch sử hình thành vần lưng có xu hướng trôi dần về phía sau và dừng lại ở âm tiết thứ 6 dong bát,

trùng với âm tiết cuối cùng mang vần của dong lục. Hiệp vần tiếng thứ 6 của hai dong và giữa tiếng thứ 8 của dong bát với tiếng thứ 6 của dong lục. Khi sáng tác, Nguyễn Duy cũng rất chú ý điểm này. Chẳng hạn:

Ta dù lếch thếch lôi thôi

Mong thơ sinh hạ cho đôi ba dòng Cứ chìm nổi với đám đông

Riêng ta xác định ta không là gì

(Bao cấp thơ) Chờ em từ bấy đến giờ

Lại làm ra vẻ tình cờ qua đây Tình cờ gió thổi lá bay

Hoá ra đã hẹn từ ngày chưa quen

(Ca dao vọng về) Ban ngày chiếc lá màu xanh

Bóng đêm nhuộm chiếc lá thành màu đen Ô kìa đột ngột trăng lên

Trăng, trời, trăng láng bạc trên lá rừng (Trăng)

Lối gieo vần này phổ biến trong thơ lục bát của Nguyễn Duy, khiến cho âm điệu thơ ông gần với âm điệu lục bát trong ca dao. Bên cạnh đó, lối ngắt nhịp trong lục bát Nguyễn Duy cũng gần với lối ngắt nhịp trong lục bát dân gian. Trong lục bát truyền thống, người ta dùng nhịp chẵn là chủ yếu. Chẳng hạn:

- Chiều chiều/ ra ngõ/ đứng trông

Ngõ không thấy ngõ/ người không thấy người - Nhớ ai/ ra ngẩn/ vào ngơ

- Nhớ ai/ bổi hổi/ bồi hồi

Như đứng đống lửa/ như ngồi đống than - Thân em/ như tấm/ lụa đào

Phất phơ giữa chợ/ biết vào tay ai

Thơ lục bát của Nguyễn Duy cũng vậy, nhịp chẵn chiếm số lượng khá lớn.

Đêm rằm/ ngủ dưới/gốc cau

Gió mang hương xuống/hầm sâu với người (Hương cau trong đất) Bao giờ/ cho tới/ ngày xưa

Yêu như các cụ/ cho vừa lòng ta Cái thời/ chưa nhiễm/ SIDA Yêu lăn yêu lóc/ la đà đã chưa

(Được yêu như thể ca dao) Tôi về/ xứ Huế/ mưa sa

Em ơi Đồng Khánh/ đã là ngày xưa Tôi về/ xứ Huế/ chiều mưa

Em ơi áo trắng/ bây giờ ở đâu (Nhớ bạn)

Bên cạnh lối ngắt nhịp chịu ảnh hưởng từ ca dao, trong lục bát của Nguyễn Duy con có nhiều kiểu ngắt nhịp khác, phá vỡ nhịp truyền thống trong ca dao. Tuy nhiên số lượng này không nhiều.

Trong lục bát ca dao hiện tượng hiệp vần cùng thanh bằng là phổ biến. Chẳng hạn:

- Chiều chiều ra đứng bờ ao

Trông về quê mẹ như dao cắt lòng - Chiều chiều ra đứng bờ sông

- Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng - Đôi ta như lúa đòng đòng

Đẹp duyên nhưng chẳng được lòng mẹ cha

Đôi ta như chỉ xẻ ba

Thầy mẹ xe ít đôi ta xe nhiều.

Ở những câu ca dao trên, các âm tiết hiệp vần đều cùng thanh (bằng - bổng) tạo ra sự trùng điệp âm hưởng gây ấn tượng về một nỗi buồn trào dâng. Trong lục bát của Nguyễn Duy, sự đồng nhất thanh điệu làm cho ấn tượng về âm hưởng tạo được hiệu quả rõ rệt. Chẳng hạn:

Hòn đất là hòn đất rời

Thành vuông gạch dẻo, tay người nhào nên

(Bài hát người làm gạch) Người gì người trắng như trăng

Trăng gì trăng nói lăng nhăng như người (Người trăng) Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!

Lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào

Gập ghềnh lũng thấp đồi cao

Vũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa (Ải Chi Lăng) Rêu trơn tam cấp Thiên Tru

Ngón chân bấm đá gật gu lên tiên

Ni cô má lúm đồng tiền

Bát canh rau sắng ngọt quên đường về (Cõi Phật)

Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của lục bát trong ca dao về nhịp, vần, phối thanh, thơ lục bát Nguyễn Duy con chịu ảnh hưởng lối cấu tứ trong ca

dao. Nếu cốt truyện là mạch sống của văn xuôi thì cấu tứ là trái tim của thơ. Nó là chiếc chìa khoá mở cánh cửa đi vào thế giới thơ bí ẩn để khám phá đến tận cùng cái đẹp, cái hay của tác phẩm. Nắm được cấu tứ có nghĩa là ta đã tìm thấy lời giải đáp trong công cuộc đi tìm mật mã của bài thơ. Các yếu tố vần điệu, nhịp điệu, âm điệu, các biện pháp tu từ…là những thành tố lấp đầy cấu tứ. Cấu tứ là cấu trúc và là mạch vận động của bài thơ. Một bài thơ hay phải có cấu tứ độc đáo, làm sống dậy một cách sâu xa những ý nghĩa, tư tưởng đã ấp ủ trong quá trình lâu dài. Nhờ nó mà tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ được bộc lộ. Xét về thể loại, có những hình thức cấu tứ dễ nhận ra như: tương hợp, song hành, đối lập, đối lập - song hành, kể chuyện, theo kết cấu của không gian, theo bước đi của thời gian, theo dong hoài niệm, theo dong cảm xúc…

Cấu tứ định nghĩa là kiểu tổ chức bài thơ theo một triết lý, các yếu tố của bài thơ xoay quanh một luận đề, làm sáng tỏ một luận đề. Kiểu cấu tứ này thường xuất hiện ở những bài thơ diễn tả quan niệm của tác giả về một chiêm nghiệm nào đấy của đời sống tư tưởng. Đó có thể là một suy tư, một chiêm nghiệm về cuộc đời, về thế thái nhân tình, hay quan niệm sống, ước vọng về tình yêu… Trong ca dao ta thường bắt gặp những kiểu:

Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa

Bao giờ dân nổi quan qua Con vua thất thế mới ra ở chùa

(Ca dao) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao) Thói thường gần mực thì đen, Anh em bạn hữu phải nên chọn người

Những người lêu lổng chơi bời Cùng là lười biếng ta thời tránh xa

(Ca dao)

Hay trong bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính, cấu tứ này rất rõ nét:

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?... (Chân quê)

Điển hình cho cấu tứ này trong thơ lục bát Nguyễn Duy là bài thơ Nợ đời:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w