Hướng về nguồn cội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 63)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Hướng về nguồn cội

Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông, chân lý ấy không bao giờ thay đổi trong tâm thức người Việt. Đó là giá trị văn hóa truyền thống được vun đắp qua nhiều thế hệ. Dù ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam hay ở nước ngoài, dù xa xôi, bộn bề công việc, mỗi người đều trở về, tưởng nhớ quê hương để long mình lắng lại cảm xúc. Tình cảm hướng về nguồn cội đã ăn sâu vào trong tâm khảm mỗi người, trở thành mạch nước ngầm âm ỉ chảy như câu ca xưa: “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”. Hiểu sâu sắc lẽ đời đó hơn ai vì Nguyễn Duy sinh ra từ vùng đất có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên một nội dung khá tiêu biểu trong thơ ông là cái tôi trữ tình luôn hướng về nguồn cội.

Người ta từng nói, Nguyễn Duy là nhà thơ lãng du nhất trong số những nhà thơ lãng du của thơ ca Việt Nam đương đại. Đọc thơ ông người đọc thấy bàn chân nhà thơ từng đặt trên nhiều miền đất của tổ quốc, thậm chí cả Châu Âu và Châu Mỹ. Nhưng dù đi đến đâu Nguyễn Duy và thơ ông luôn hướng về quê hương, về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà

khi trả lời phỏng vấn hai bạn đọc Đỗ Hùng và Phạm Quyên, Nguyễn Duy tâm sự : “Tôi sinh ra ở nông thôn, làm ruộng từ bé, đắm mình trong đất cát, rơm rạ, cua ốc và ngôn ngữ nhà quê. Lớn lên thì đi lang thang nhiều nơi, nhưng mà cái thần hồn nhà quê trong tôi nó cứ nhập vào như lên đồng” [27, 3]. Điều này lí giải cho việc vì sao mà trong suốt hành trình thơ của ông đề tài tìm về nguồn cội lại trở thành một đề tài nổi bật. Đọc những bài thơ về đề tài này người đọc không chỉ bị ám ảnh bởi những hình ảnh rất đỗi giản dị, thân thương gắn bó về quê hương, đất nước nhân dân mà con bị ám ảnh bởi những triết lí nhân sinh sâu sắc về nguồn cội, về những giá trị tạo nên sức sống lâu bền trong thơ ông.

Triết lí tìm về nguồn cội trong thơ Nguyễn Duy trước hết thể hiện ở việc tìm về với nhân dân, với quê hương đất nước. Trong một bài thơ của mình, ông đã khẳng định:

Thời thơ ấu không thể nào đánh đổi Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội Có một miền quê trong đi đứng nói cười Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi

Dù chúng ta cứ việc già nua tất (Tuổi thơ)

Ngay từ ngày con là anh bộ đội mới qua tuổi bắt chim, đuổi bướm ở làng quê ông đã nhận ra và tâm niệm: sống và sáng tạo phải gắn bó với nhân dân, từ nhân dân và vì nhân dân: “Một đời không thể nào quên/ Lòng dân - chiếc mộc vững bền che ta”. Hướng về nguồn cội, Nguyễn Duy ca ngợi vẻ đẹp con người Việt Nam qua hình tượng cây tre - một loại cây phổ biến ở nông thôn Việt Nam:

Có gì đâu, có gì đâu

Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

(Tre Việt Nam)

Những chiếc rễ siêng năng nhẫn nại tự giấu mình, âm thầm vươn về phía tầng sâu, chất dồn mỡ màu qua năm tháng là lẽ sống và kinh nghiệm tươi xanh của một dân tộc luôn phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh. Vượt lên nỗi nhọc nhằn và cả những đau thương, con người Việt Nam vẫn ngời sáng tâm hồn, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, giữ gìn “môi trường tinh thần” lành mạnh để nuôi dưỡng cái thiện, cái đẹp.

Ngoài ra con thể hiện ở việc tìm về với đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của ông cha. Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấm đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam. Thơ ông tập trung khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. Ông hướng về những con người cụ thể: người bà, người mẹ, người cha… Đó là nỗi long ân hận của người cháu mỗi lúc nhớ về người bà thân yêu của mình. Đó là long biết ơn sâu nặng trước những công lao của bà: “Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan/ Bà đi gánh chè xanh Ba Trại…” (Đò Lèn). Tìm về với nguồn cội, nhà thơ không quên viết về người mẹ. Tác giả không huyền thoại, tô hồng mà viết một cách chân thực: “Mẹ ta không có yếm đào/ Nón mê thay nón quai thao đội đầu/ Rối ren tay bí tay bầu/ Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa). Trong tâm trí của nhà thơ, người cha sinh ra mình sống vất vả nhưng hồn hậu như cây cỏ: “Nhà tôi không cổng và không cửa/ Ai ghé qua cứ việc hút thuốc lào/ Cha tôi trổ rất nhiều cửa sổ/ Gió nồm nam cứ thoải mái vào” (Về làng).

Cái tôi hướng về nguồn cội của Nguyễn Duy con là hướng về đất đai, về những hình ảnh thân quen vừa đam mê, vừa khắc khoải:

Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà

Cũ sao được sắc mây xa

Cũ sao được khúc dân ca quê mình

(Khúc dân ca)

Như một tuyên ngôn, nhà thơ khẳng định trên dải đất văn hiến nghìn năm này, có nhiều thứ phôi phai cùng thời gian nhưng những vẻ đẹp của làng quê, những giá trị tinh thần như cánh co, sắc mây, khúc dân ca không bao giờ “cũ” được. Bởi lẽ quê hương là dong sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người, nhất là đối với người nghệ sĩ. Trong tâm linh của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là máu thịt của mỗi người. Con người có thể đi nhiều nơi, sống nhiều chỗ, gắn bó với nhiều vùng đất khác nhau nhưng trong đáy sâu tâm hồn vẫn luôn chất chứa một nỗi nhớ, niềm thương tha thiết đối với quê hương mình.

Đôi khi ngồi một mình thẫn thờ Nhớ thăm thẳm một cái gì vơ vẩn Như là mùi rơm ải chẳng hạn

(Tuổi thơ)

Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặc biệt. Đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những con người có lối sống vong ân, dễ quên quá khứ, vô thuỷ vô chung:

Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình

(Ánh trăng)

Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tron đầy và không hề thay đổi dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ

im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta. Nhưng dù gì đi nữa thì những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chở cho con người. Ánh trăng đã đi vào long người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. Con ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.

Trong thơ Nguyễn Duy, thường có sự xuất hiện của mô típ “trở về”. Điều đặc biệt là không phải lúc đã đi xa ông mới có “trở về”. Ông “trở về” khi đang sống trên chính quê hương đất nước. Đó là sự “trở về” với nguồn cội gắn với những suy tư, triết lý về cuộc đời. Ra khỏi chiến tranh, bước vào thời đổi mới, dự cảm về những điều người đời sẽ dễ quên, ngay từ năm 1986, trong một bài thơ ông đã viết:

Giọt nước có biệt tăm ngoài biển cả Ngày ngày

Làm mây bay về nguồn

(Dòng sông Mẹ)

Nhưng có lẽ trong và sau những chuyến đi xa quê hương đất nước, triết lí tìm về nguồn cội mới xuất hiện nhiều hơn và ngày càng sâu sắc hơn. Có thể nhận ra điều đó trong Tuyển tập thơ Nguyễn Duy mà ông vừa mới ra mắt độc giả trong thời gian qua, ông chia mười tập thơ đã xuất bản của mình thành bốn phần như một mạch vận động tự nhiên cảm xúc suy tư: Đường làng, Đường nước, Đường xa Đường về. Đó cũng chính là bốn giai đoạn lớn trong hành trình thơ Nguyễn Duy. Cái đích trở về của mọi người thường chỉ

có một. Đó là gia đình, quê hương, nhân dân, tổ quốc, nhưng con đường trở về của mỗi người thường không ai giống ai. Ở Nguyễn Duy, sự trở về ấy đã diễn ra như thế nào? Muốn hiểu rõ hơn về một Nguyễn Duy trong Đường về, không thể không bắt đầu từ một Nguyễn Duy trong Đường xa.

Đường xa là tập thơ ra đời năm 1989, gồm mười chín bài thơ được Nguyễn Duy sáng tác từ năm 1985 đến 1988. Có thể xem tập thơ như một quyển nhật ký bằng thơ ghi lại những tâm tư tình cảm, ấn tượng sâu sắc của Nguyễn Duy về con người và cảnh vật nước Nga mà ông có dịp gặp gỡ hoặc tham quan. Trong tuyển tập thơ đã phát hành, ông bổ sung thêm vào Đường xa những bài thơ ông viết ở Anh, Pháp, Mỹ... Trong quan niệm của Nguyễn Duy, Đường xa đồng nghĩa với “đường người”, phân biệt với đường làng, đường nước, đường ta. Cảm hứng nổi bật trong Đường xa là nỗi nhớ thương quê nhà da diết khôn nguôi. Cảnh vật xứ người luôn gợi ông chạnh nhớ quê hương mình, “sang đến Tây, hồn vía lại lộn về nhà” [77, 65]. Vì vậy mà ở

Đường xa triết lí tìm về nguồn cội hơn lúc nào hết được thể hiện một cách sinh động và đầy đủ nhất. Trong bài Đường xa mà ông viết tặng vợ và con vào tháng 5-1988, sau những tháng ngày lãng du khắp các miền đất, du ngoạn cảnh đẹp khắp các xứ xở chứng kiến nhiều sự đổi thay của cuộc sống buồn có vui có, nhà thơ cảm nhận thấy không đâu bằng quê hương mình: “Thôi ta về với mình thôi/ Chân trời đành để chim trời nó bay” (Đường xa). Có thể lí giải điều này bằng chính lời tâm sự của nhà thơ: “Tôi là người đi nhiều, đã qua hàng chục quốc gia, qua biết bao nhiêu những thành phố sầm uất, những thủ đô hoa lệ, nhưng rồi lại thấy đi đâu cũng không bằng trở về nhà mình, được sống giữa tâm hồn dân tộc mình...” [77, 111]. Vì vậy mà trong những ngày xa Tổ quốc, chưa bao giờ hình ảnh quê hương đất nước phai nhoa trong ông, mà ngược lại, chính khoảng cách ấy đã giúp nhà thơ nhìn rõ hơn diện mạo Tổ quốc mình trong thời “đổi mới” bộn bề những điều bất cập đầy chua xót, trăn

trở trước những thói xấu, đói nghèo đang tồn tại. Và trong khoảng thời gian đó, tại thủ đô Mátxcơva nước Nga ông viết bài Nhìn từ xa... Tổ quốc, trong bài thơ có những câu thơ chứa đựng triết lí tìm về nguồn cội sâu sắc:

Dù ở đâu tổ quốc vẫn trong lòng Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ

(Nhìn từ xa... Tổ quốc)

Trước hết, triết lí này của Nguyễn Duy thể hiện tư tưởng trọng dân, một tư tưởng vốn có cội rễ sâu xa bắt nguồn từ quan niệm “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Nho giáo và ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Quan niệm này của ông cũng thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa cá nhân nhà thơ với nhân dân mình. Không dừng lại ở đó, trên cái nền nhân dân vĩ đại ấy, Nguyễn Duy đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Ta là ai?” - một câu hỏi luôn ám ảnh những người cầm bút luôn nặng long với cuộc đời. Mỗi nhà thơ có cách lý giải riêng, nhưng nhìn chung đều nhấn mạnh đến phẩm chất khác thường mà tạo hoá đã ban tặng cho người nghệ sĩ: “Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm màu / Lấy Thanh Sắc trần gian làm tài liệu” (Thế Lữ); “Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió / Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” (Xuân Diệu)... Riêng Nguyễn Duy, câu trả lời thật rõ ràng và cũng vô cùng giản dị: “Ta là dân”, là một người bình thường trong hàng ngàn hàng vạn người sống quanh ta. Nhưng đó là sự giản dị gắn liền với một vấn đề trọng đại - lẽ tồn tại của con người. Với Nguyễn Duy, “là dân” không chỉ là sự xác định vị thế của ông trong cuộc đời, mà con là yếu tố quyết định sự tồn tại của nhà thơ, cho thơ. Cái chân lý muôn đời ấy khi được hiện hình cụ thể trên trang thơ, dường như ta mới cảm nhận hết sự giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng của nó.

Như vậy, Đường xa với Nguyễn Duy đâu chỉ là khoảng cách địa lí, mà con là lùi ra, đứng xa ra để nhận thức được những gì gần gũi thiêng liêng

nhất. Bởi thế, sự xa cách ấy càng nhân lên tình cảm thắm thiết của ông đối với đất nước, quê hương. Nguyễn Duy trong Đường xa như vậy, nên trong Về, nhà thơ luôn thấy long thanh thản. Về với ông có nghĩa là khẳng định cụ thể hơn, mạnh mẽ hơn nữa triết lí sống tìm về nguồn cội của mình: “Cứ chìm nổi với đám đông/ Riêng ta xác định ta không là gì/ Cứ là rượu của chúng sinh/ Cho ai nhấm nháp cho mình say sưa” (Bao cấp thơ) và “bình tâm làm hạt bụi người mà bay” (Saint Louis 14.6.1995). Đó là sự hoà mình vào nhân dân, tan biến vào nhân dân, coi việc trở thành một người dân là sự tồn tại, là lẽ sống lớn nhất của đời mình. Để tồn tại, ta phải là nét vẽ đơn sơ của bức tranh cuộc đời. Để tồn tại ta phải là dân, phải “lẫn trong thập loại chúng sinh”. Mọi ranh giới đã bị xoá nhoà, cái “ta” ấy đã hoàn toàn thuộc về “chúng sinh”. Có thể coi đây là sự chuyển hoá của triết lý nhân sinh “Ta là dân - vậy thì ta tồn tại”

được nhìn nhận từ góc độ một thi sĩ. Với Nguyễn Duy, “là dân” không chỉ là yếu tố quyết định sự tồn tại của đời người mà con một “bảo đảm bằng vàng”

cho sự tồn tại của thơ ca. Từ đó, sự lựa chọn đề tài, thể loại và ngôn ngữ của Nguyễn Duy đều nằm trong "từ trường” của triết lý nhân sinh này. Về với ông con có nghĩa là sống lại với những kỉ niệm tuổi học tro “đẹp như là không đâu vào đâu” (Kính gửi tuổi học trò) với “Áo trắng là áo trắng bay/ thấp tha thấp thoáng tháng ngày mong manh(Áo trắng má hồng), là đối mặt với đời thường xô bồ phức tạp như cuộc khiêu vũ “ríu rít tít mù loảng xoảng” (Khiêu vũ), như phiên chợ với “mùi quí phái dan díu mùi lam lũ ô nhiễm” (Liền anh đi chợ), là đối mặt với chính mình trong nỗi cơ đơn tột cùng của thi sĩ: “Vũ trường giấy trắng cô đơn anh khiêu vũ giấc mơ/ Không bắt đầu từ đâu không kết thúc nơi nào” (Khiêu vũ), trong sự xót xa tiếc nuối khi nhận ra tuổi già đã đến tự khi nào: “Lòng vòng đường xá càng xa/ lỏng gối/ chạnh xót mình chớm già” (Sương muối), đến mong ước “xanh lại vài thời trai nữa” (Sương muối) và gửi gắm niềm tin: “Cái thời loang lổ đang trôi/ thôi thì thong thảtới

thời trắng tinh” (Thời gian). Tìm về nguồn cội là tìm về những hoài niệm tuổi thơ về với quê hương. Tất cả những gì được thể hiện trong tập thơ Về đều rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Điều đó càng chứng tỏ rằng, nếu coi mốc trở về của Nguyễn Duy là “giá trị cội nguồn” như quan niệm của Vương Trí Nhàn,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w