6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Sử dụng chất liệu ngôn ngữ từ thành ngữ, tục ngữ
Bên cạnh việc sử dụng chất liệu ca dao, dân ca, Nguyễn Duy rất thành công khi khai thác chất liệu ngôn từ trong thành ngữ, tục ngữ dân gian. Thành ngữ là đơn vị có cấu trúc bền chặt, ý nghĩa bóng bẩy và được sử dụng tự do trong lời nói tương đương với từ. Đó chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Đặc trưng cơ bản của thành ngữ là tính hình tượng bởi nó được xây dựng trên cơ sở của phương thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Nắm bắt được tác dụng và chức năng của các thành ngữ, tục ngữ, Nguyễn Duy dùng nó với một ý nghĩa mới mẻ. Nhờ đó, viết về cuộc sống thời hiện đại nhưng thơ Nguyễn Duy vẫn rất gần gũi với lời ăn tiếng nói của người dân lao động, dễ hiểu, dễ nhớ. Những thành ngữ được ông dùng phát huy hết hiệu quả thẩm mĩ. Có thể thấy điều này qua những ví dụ sau (những từ in đậm là chất liệu ngôn từ trong thành ngữ, tục ngữ dân gian):
Vô tư thế chấp đời người
Trắng tay còn chút coi trời bằng vung
(Vô tư) Cỏ mềm ươn ướt vạt xanh
Vung tay quá trán tan tành cuộc chơi (Xanh) Đã đành có quả rụng đi
Thì như lá ấy rụng về cội cây
(…Và lời của quả) Ai đưa em lìa đất nước?
Có chúc nhau đi chân cứng đá mềm
(Giã từ Aree-khô-vơ…) Lép bép lửa tàu cau
Khen ngon
(Xó bếp) Mỗi ngày một tốt tươi thêm
Cây cao bóng cả dám tin quả này
(…Và lời của quả) Rơm rạ ơi ta trở về đây
Cô hàng xóm vặn tay bồng tay bế
(Về đồng)
Chỉ cần với những thành ngữ quen thuộc, Nguyễn Duy đã miêu tả hết cuộc sống cơ cực, lam lũ, nghèo khó của làng quê. Ông có những câu thơ tài hoa, ám ảnh: “Lưng còng bạc nắng thâm mưa”, “Thuyền vỏ trấu mong manh
ba chìm bảy nổi”, “Khúc dân ca cũng bèo dạt mây trôi”, “Cây lúa đứng lên cũng đạp đất, đội trời”, “Hạt giống ở đây chết đi sống lại”… Cùng với việc sử dụng nguyên thành ngữ, trong nhiều bài thơ của Nguyễn Duy không có thành ngữ nào được sử dụng, nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra bóng dáng của những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian. Người đọc không khó để nhận ra bóng dáng câu tục ngữ “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con” trong câu: “Nhìn về quê mẹ xa xăm/ Lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa). Cũng lối vận dụng này ở bài thơ Về làng, ông viết: “Không răng…cha vẫn cười khì/ Người còn là quý sá chi bạc vàng.”. Bóng dáng câu tục ngữ “Còn người còn của”, “Người sống đống vàng” là khá rõ. Lối sáng tạo này có ở hầu hết trong thơ Nguyễn Duy, nhưng tập trung nhất là ở bài thơ Tre Việt Nam, một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Duy. Chẳng hạn:
- Có gì đâu, có gì đâu/ Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều (Mưa lâu thấm đất; Năng nhặt chặt bị; Tích tiểu thành đại);
- Rễ siêng không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Cần cù bù thông mình; Có công mài sắt có ngày nên kim);
- Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm (Lá lành đùm lá rách; Chị ngã em nâng; Anh em như thể tay chân);
- Thương nhau tre chẳng ở riêng/ Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người (Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao);
- Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con (Một nắng hai sương; Nhường cơm sẻ áo);
- Măng non là búp măng non/ Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre (Cha nào con nấy; Giỏ nhà ai quai nhà nấy);
- Năm qua đi, tháng qua đi/ Tre già măng mọc có gì lạ đâu (Tre gìa măng mọc; cha truyền con nối).
Hình tượng cây tre trong thơ Nguyễn Duy mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cho những phẩm chất tinh thần của con người Việt Nam. Có được ý nghĩa đó một phần là nhờ Nguyễn Duy đã thành ngữ hoá, tục ngữ hoá các câu thơ của mình. Nói một cách khác, Nguyễn Duy đã vận dụng thi pháp dân gian một cách sáng tạo trong thơ hiện đại. Việc sử dụng nhuần nhuyễn thành ngữ, tục ngữ, học tập lối tư duy, lối nói quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân đã làm cho thơ Nguyễn Duy ngắn gọn, cô đúc lại vừa có cái ngọt ngào, tinh tế của thơ ca dân gian, vừa mới mẻ hiện đại.
3.2.3. Ảnh hưởng hát xẩm
Xẩm là loại hình âm nhạc kể chuyện bám sát văn học dân gian. Loại hình dân ca này phổ biến ở miền Bắc và trung du Bắc Bộ. Theo Nghệ thuật hát xẩm của Khương Văn Cường (2009), loại hình nghệ thuật này xuất hiện dưới thời nhà Trần. Thời đó, vua cha Trần Thánh Tông có hai hoàng tử Trần Quốc Toán, Trần Quốc Đĩnh. Toán là anh nhưng lười biếng, con Đĩnh là em nhưng chăm chỉ học hành, đàn hay hát giỏi nên được vua cha yêu mến. Một hôm nọ, hai anh em vào rừng săn bắn, Đĩnh thấy viên ngọc quý định đem về dâng vua cha nhưng đã bị anh cướp công và chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng
sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ Bụt hiện lên dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng tre nứa. Ông mo mẫm làm cây đàn và thật kỳ lạ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay hoà quyện với những lời hát đầy tâm sự của vị hoàng tử bạc phước nhưng uyên thâm đó đã khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó người đi rừng nghe thấy tiếng đàn và tìm thấy, đưa ông về. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua cho gọi ông vào hát và nhận ra con. Trở lại với đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống. Hát xẩm đã ra đời từ đó [44].
Theo tài liệu của ông Trần Việt Ngữ - nhà nghiên cứu dân gian lão thành công bố năm 1964 thì hát Xẩm có 8 làn điệu chính: Xẩm chợ; Xẩm xoan (Chênh bong); Huê tình (riềm huê); Xẩm nhà tro (ba bậc); Nữ oán (Phồn huê); Ho bốn mùa; Hát ai; Thập ân. Xẩm theo một số tiêu thức khác, đó là gọi theo tên bài Xẩm nổi tiếng như “Xẩm anh Khóa” (theo tên bài thơ được hát theo điệu Xẩm Tiễn chân anh Khoá xuống tàu của Á Nam Trần Tuấn Khải), hoặc theo mục đích, nội dung bài xẩm như “Xẩm dân vận”, là những bài xẩm được sáng tác để tuyên truyền, vận động quần chúng và gọi theo môi trường biểu diễn như “Xẩm chợ” và “Xẩm cô đầu” (hay con gọi là xẩm nhả tơ, xẩm ba bậc, xẩm nhà tro, xẩm huê tình). Nội dung của xẩm đề cập đến những vấn đề của đời sống. Phần lời của các bài xẩm là do các nghệ sĩ tự chế tác, phản ánh thân phận của mình, nỗi khổ của những người nghèo khó, cảnh đời ngang trái. Hay có những chuyện vui nhẹ nhàng, hóm hỉnh, mang tính chất châm biếm các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức, thống trị [50, 5].
Đặc điểm nổi bật của xẩm là cách phổ thơ: phổ thơ xuôi chiều, phổ thơ đảo chiều và phổ thơ vay - trả. Phổ thơ xuôi chiều là giữ nguyên trật tự câu chữ của lời thơ. Chẳng hạn trong sáng tác của Nguyễn Khuyến:
Sáng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
(Giăng sáng)
Phổ thơ đảo chiều là hình thức không con giữ nguyên trật tự, các từ ở cuối câu được đưa lên đầu câu. Loại này thường dùng trong thể thơ lục bát:
Quyết chí tu thân, làm tài giai quyết chí tu thân Công danh không vội, nợ nần không lo
(Quyết chí tu thân)
Phổ thơ kiểu vay - trả: toàn bộ câu lục của thể thơ lục bát trong cặp sau được nghệ nhân vay để hát sau khi hoàn thành cặp lục bát đầu tiên. Do đó vay trả xuất hiện ở cuối mỗi đoạn nhạc hay trước những câu không đóng vai tro kết nối các khổ thơ [50, 10]. Điển hình trong bài mục hạ vô nhân của Nguyễn Khuyến:
Mục hạ vô nhân, chúng anh đây mục hạ vô nhân Nghe em nhan sắc lòng xuân anh mấy dạt dào Dù em mặt phấn má đào (câu vay)
Lưu không
Mặt phấn má đào, dù em mặt phấn má đào (câu trả) Dửng dưng anh cũng chẳng thèm trông làm gì…
(Mục hạ vô nhân)
Từ kiểu hát xẩm thường thấy trong dân gian, Nguyễn Duy đã chịu ảnh hưởng và sáng tạo nên những bài thơ độc đáo. Rất nhiều bài thơ của ông mang âm hưởng, kết cấu một bài hát xẩm. Xẩm ngọng là bài thơ tiêu biểu cho kiểu hát xẩm. Bài thơ được phổ theo lối đảo chiều từ đó làm toát lên tính chất hóm hỉnh, hài hước:
Nghêu ngao hát ngọng nghẹo chơi
Siêng làm xúc phạm phàm ăn Kẻ đi xúc phạm kẻ nằm dài lưng Đàn kêu tưng tửng từng tưng
Con trâu xúc phạm sợi thừng cột trâu… (Xẩm ngọng)
Hay trong các bài thơ Người trăng, Chợ chất xẩm cũng rất đậm nét:
Người gì người trắng như trăng
Trăng gì trăng nói lăng nhăng như người Trăng đau trăng bạc như vôi
Người đau người khuyết người vơi người mờ (Người trăng) Có món ngon nào giá rẻ không em Gạo trắng rau tươi cá bơi tôm nhảy Người xưa bảo tiền nào của nấy Cái lẽ đời giản dị thế thôi ư? Có đam mê nào giá rẻ không em Lời tâm huyết chiết ra từ máu đỏ Câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả Vã mồ hôi sôi nước mắt thắt lòng
(Chợ)
Đặc biệt bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa đã trở thành một bài hát xẩm nổi tiếng, quen thuộc, được nhiều nghệ sĩ biểu diễn thành công. Ngoài ra con có một số bài thơ như: Một chút thu Hà Nội, Trăng, Rượu cuội, Cơm bụi ca
đều mang âm hưởng hát xẩm. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến sáng tác của Nguyễn Duy đậm nét và trên nhiều phương diện.
3.3. Hình ảnh thơ kết tinh từ văn hóa dân gian
3.3.1. Hình ảnh làng quê Việt Nam
Viết về quê hương, đất nước từ lâu đã là một đề tài lớn. Nó là nguồn cảm hứng xuyên suốt văn học Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, đề tài này trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo. Kế tục truyền thống những gương mặt trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy… đã đóng góp làm phong phú và sâu sắc thêm nguồn cảm hứng ấy.
Một trong những nét văn hóa của người việt Nam đó là tình yêu quê hương đất nước. Quê hương đất nước hiện diện qua các lớp từ chỉ địa danh với tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử… Nét văn hóa này ta cũng hay bắt gặp trong thơ Nguyễn Duy. Tình yêu quê hương đất nước được Nguyễn Duy bày tỏ sâu sắc nhất chính là miền quê Thanh Hoá. Nó đi vào thơ Nguyễn Duy một cách tự nhiên với những cái tên quen thuộc, gần gũi, như: Quảng Xá, Cầu bố, Đò Lèn, Lam Sơn, Đông Văn, Đông phú, Quán Cháo, Đồng Giao, cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Đồng Quan, ga Lèn… rồi Hà Nội với “Hồ Gươm xanh màu xanh cổ tích”, “Thê Húc cong cong một nét lông mày”, đó là Xứ Lạng với nàng Tô Thị của ngàn năm, là xứ Huế mộng mơ với dong
Hương Giang trữ tình, thành Nội cổ kính, chợ chiều Bến Ngự, dốc Phú Cam, trường Đồng Khánh, Bến Tuần, ớt Đông Ba, gạo de An Cựu, là Đà Lạt đồi thông, là Nha Trang với Hòn Chồng lõa thể, Hòn Vợ thẹn tho, Sông Thao… Sự xuất hiện với tần số cao của các địa danh quê hương, chứng tỏ tình yêu quê hương, sự gắn bó với làng quê - một nét đẹp của văn hóa dân gian, luôn hiện hữu trong tình cảm của nhà thơ. Dẫu cuộc đời có xuôi ngược, bôn ba thì những kí ức một thời không thể nào quên trong tiềm thức của tác giả. Quê hương đất nước Việt Nam được hiện qua những hình ảnh gần gũi, giản dị:
con sông, cánh cò, ngọn núi, khúc dân ca, cây tre, ổ rơm… Bài thơ Tre Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu:
Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
(Tre Việt Nam)
Hình ảnh làng quê con thấm sâu vào những kí ức tuổi thơ của tác giả một cách tự nhiên, sinh động:
Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh
Con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít Con chim trả bắn mũi tên xanh biếc Con chích choè đánh thức buổi ban mai
(Tuổi thơ)
Trong dong cảm hứng viết về quê hương của Nguyễn Duy, Về đồng là bài thơ đặc sắc. Ở đó ta bắt gặp hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì gần gũi, thân thương, như: rơm rạ, bùn ao, bờ dậu, chim chích sâu…:
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Gió sùng sục mùi bùn nằng nặng ngấu Mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ dậu Vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình Rơm rạ ơi ta trở về đây
Nắng lóng lánh trong veo mầm mạ trắng Lưng trần ứa giọt sương người mằn mặn Tiếng cuốc kêu thất bát buổi trưa đầy
Bằng những hình ảnh quen thuộc, ngôn từ gần gũi, mộc mạc, Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh đồng quê dân giã, thân quen với làng cảnh Việt Nam. Đọc những câu thơ của Nguyễn Duy, chúng ta dễ chạnh long nghĩ về kí ức, quê hương của chính mình: “Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất/ Bãi tha ma không một cái mả xây”. Với Nguyễn Duy, tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm sâu nặng, thiêng liêng và gần gũi: “Dù ở đâu tổ quốc vẫn trong lòng/ Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ” (Nhìn từ xa…Tổ quốc).
Và đó cũng là sự kế thừa truyền thống yêu nước trong văn hóa Việt Nam từ ngàn đời nay.
3.3.2. Hình ảnh người mẹ, người vợ
Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa dân gian Việt Nam là con người sống gắn bó với gia đình, dong tộc, làng quê. Ở đó, trong quan niệm của người bình dân, người phụ nữ luôn có vai tro quan trọng trong cuộc sống gia đình. Họ là người bà, người mẹ, người vợ, là “tay hom chìa khóa”, là người gắn kết sợi dây tình cảm gia đình. Họ đã đi vào ca dao, tục ngữ vào những truyện kể dân gian và trở thành một biểu tượng đẹp trong văn hóa Việt Nam. Tiếp thu truyền thống đó, ông luôn dành tình cảm đối với những người đã có công chăm sóc, yêu thương và giúp ông vượt qua những ngày khốn khó. Ông dành hẳn một phần lớn trong sáng tác của mình để viết về người bà, người mẹ, người vợ thân yêu.
Sự gắn bó của nhà thơ với gia đình trước hết là người bà ngoại đã nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo ông từ những ngày con tấm bé. Hình ảnh người bà ngoại trong thơ Nguyễn Duy hiện lên với cuộc sống vất vả, khó nhọc:
- Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần Cái năm đối củ dong riềng luộc sượng Cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm Bom Mỹ giội nhà bà tôi bay mất
Đền Sòng bay bay tuốt cả chùa chiền Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
(Đò Lèn) - Bà tôi lặn lội bên sông
Lả lá chè xanh xuống đò lên chợ
(Dòng sông mẹ)
Nhà thơ đau đáu, xót thương khi hiểu ra những nỗi cơ cực của bà thì đã muộn. Tuổi thơ chỉ biết ham chơi nên không cảm nhận được gánh nặng, nhọc nhằn trên đôi vai bà ngoại. Bà phải xúc tép, mo cua, bán chè xanh trong những đêm đông tiết trời lạnh giá. Lúc nhà thơ thấu hiểu được điều đó, thì bà