Quê hương và truyền thống gia đình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quê hương và truyền thống gia đình

Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948 tại xã Đông Vệ, thị xã Thanh Hóa. Nơi đây từng được coi là vùng đất thiêng vừa mang tính huyền thoại, vừa mang tính lịch sử lại giàu truyền thống văn hóa. Huyền thoại vì vùng đất này góp phần hình thành quốc gia, hình thành văn hóa. Mảnh đất này đã đẻ ra nhiều con người khổng lồ, nhiều anh hùng lừng danh và nhiều vị vua sáng nghiệp. Dân tộc ta không thể nào quên được cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu nổ ra năm 248 đã gây chấn động một vùng trời. Nó đã đi vào ca dao tục ngữ, vào những chuyện kể dân gian:

Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi Muốn coi lên núi mà coi

Có Bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng

Thanh Hóa con được mệnh danh là đất của các bậc đế vương, những dong họ đế vương có gốc tích từ xứ Thanh, như: Vương triều Hồ, Vương triều Lê, Vương triều Nguyễn. Hồ Quý Ly có gốc tích Nghệ An nhưng đến đời thứ

tư thì chuyển về Thanh Hóa. Sau khi lên ngôi, ông xây dựng kinh đô mới An Tôn, dân gian gọi là thành nhà Hồ (nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Đến vương triều Lê với vị vua Lê Lợi đã làm sáng thêm mảnh đất Thanh Hóa. Đây là triều đại phong kiến lớn và rực rỡ nhất của chế độ quân chủ Việt Nam. Ngày nay dấu ấn để lại rất rõ là quần thể di tích Lam Kinh, hàng năm người dân nơi này thường tổ chức lễ hội Lam Kinh. Đến triều Nguyễn, người khởi nghiệp là Nguyễn Hoàng, người làng Gia Miêu, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Sau này Nguyễn Ánh khôi phục vương triều dong họ Nguyễn vẫn coi Thanh Hóa là đất tổ của mình.

Cũng giống như nhiều vùng miền khác, Thanh Hoá là một vùng quê có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân. Trước hết phải kể đến lễ hội phồn thực. Có thể xem đây là lễ hội xưa nhất. Lễ hội làng Vạn Hà với tro Ông Đúc - bà Đúc được diễn trước đền thần hoàng làng. Lễ hội đền Bà Banh ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Tĩnh Gia, Quảng Xương, có tro diễn phồn thực cầu tăng dân số. Lễ hội Khe Hạ là sinh hoạt cộng đồng vào lúc giao thừa. Vùng đất Mường Lát có lễ hội Đêm tối trời của đồng bào dân tộc ít người với nghi lễ phồn thực cầu mong con người sinh sôi để làm ra của cải vật chất, bảo vệ mùa màng, bảo vệ cộng đồng, nhằm chống thú dữ. Hàng năm nơi đây con diễn ra lễ hội nông nghiệp vào tiết đầu xuân. Rồi con có lễ hội Trò chiềng, lễ hội cơm đắp Kẻ Lở, lễ hội Cơm thi Kẻ Lào, thi Rối Kẻ Si. Những lễ hội dân gian này đã được lưu giữ từ hàng trăm năm:

Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào

Duyên thường thì khéo chèo rào Làng Lê săn cuốc, làng Lào săn chim

Thanh Hoá con rất nổi tiếng với lễ hội tâm linh. Hiếm có mảnh đất nào có số lượng đình, miếu, đền, chùa nhiều như ở xứ thanh. Hầu như làng nào cũng có. Khi đặt chân tới Thanh Hóa, du khách thường tìm đến chùa Trần, đền Song, đền Mưng, đền Bà Triệu, đền nhà Lê….Chính tục thờ cúng này đã thể hiện tâm thức và văn hóa ứng xử của người Thanh Hoá. Một nét riêng nữa trong văn hóa của người Xứ Thanh con là các lễ hội lịch sử. Họ có tục thờ cúng các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc như: Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Phụng Hiểu, Trần Khát Chân. Lễ hội lịch sử gắn bó chặt chẽ với lễ hội dân gian như lễ hội Bà Triệu, Lê Hoàn. Song song với những lễ hội thoát ly yếu tố dân gian hướng về yếu tố cung đình như lễ hội Lam Kinh. Lễ hội lịch sử ở xứ Thanh diễn tả quá trình quân dân Thanh Hóa tham gia dựng nước, giữ nước, nhắc nhở con cháu những trang lịch sử oai hùng của cha ông.

Giống như xứ Nghệ, xứ Huế, thì xứ Thanh cũng có tiếng về âm nhạc dân gian. Miền quê này từng đi vào long người nhờ những làn điệu dân ca Đông Anh, ho sông Mã, của hát bội (hát Tuồng), hát chèo (hát chèo thờ làng Mưng, chèo cạn Quỳ Chử, chèo Ma Cẩm Thành) hát ghẹo, hát khúc, hát đối đáp nam nữ... và đặc biệt là một trong những cái nôi của ca trù. Hát ca trù ở Thanh Hóa có từ lâu đời, theo cách gọi xưa là hát ca công, hát cửa đình. Qua thần tích làng Ngọc Trung (xã Xuân Minh - Thọ Xuân) thì hát ca công có ở đất này từ thời Hán Vũ đế (năm 111 tr.CN). Triều đình nhà Hán xâm lược nước ta, bắt những người đàn hay hát giỏi về phương Bắc để phục vụ cho vua quan nhà Hán. Lê Phong chàng trai làng Ngọc Trung có giọng hát mê hồn cũng bị bắt về phương Bắc. Mỗi khi tiếng hát của Lê Phong cất lên làm cho từ vua đến quan quân nhà Hán như bị hút hồn. Lời ca có sức lay động diệu kỳ đã

thổn thức trái tim nàng công chúa con vua, nàng đã cầu xin và vua Hán đành phải ưng thuận cho nàng kết duyên cùng chàng trai tài hoa ấy. Sống trong cung vua phủ chúa, bên vợ đẹp giàu sang quyền quý, nhưng trái tim chàng trai làng Ngọc Trung không lúc nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà, tuy nghèo khó mà ấm êm hạnh phúc. Mãn hạn phục dịch, Lê Phong một mực xin nhà vua được trở về quê. Mặc dù không muốn rời xa đứa con gái yêu và chàng trai có giọng hát hay, vua Hán phải ưng thuận cho hai vợ chồng Lê Phong trở lại cố hương. Về làng hai ông bà đã dạy hát, truyền nghề cho dân. Từ đó Ngọc Trung trở thành làng hát ca trù nổi tiếng và sớm nhất ở tỉnh Thanh. Sau khi mất, ông bà được dân làng suy tôn là tổ sư nghề hát ca trù với duệ hiệu là Thanh Xà đại vương và Mãn Đường Hoa công chúa. Ở tỉnh Thanh xưa kia có rất nhiều làng có nghề hát ca trù (ca công). Đến miền quê nào, nhất là trong dịp xuân thu nhị kỳ, cũng đều gặp tiếng hát của các đào nương vang lên xao xuyến bồi hồi, điểm với tiếng trống chầu, tiếng đàn đáy, tiếng phách làm cho lời ca thêm da diết, mênh mang. Những làng hát ca công có tiếng ở xứ Thanh tiêu biểu ở hai huyện Thọ Xuân và Vĩnh Lộc số làng hát ca trù đã có tới 71/284 làng, trong đó Thọ Xuân 35/212 làng, Vĩnh Lộc 36/72 làng. Hát ca trù ở xứ Thanh có nhiều tên gọi khác nhau: hát ca công, hát cửa đình, hát nhị lập, hát nhà tro, hát nhả tơ, hát ả đào, hát gõ, hát quan viên, hát cô đầu. Ca trù là nghệ thuật tổng hợp nên giữa lời ca giọng hát và các nhạc cụ đàn, trống, phách phải kết hợp hài hoa, ăn ý với nhau.

Bên cạnh ca trù, hát ru cũng là làn điệu dân ca có tự lâu đời của người dân Thanh Hoá. Nó là tiếng nói yêu thương nhất của con người. Từ khi lọt long mẹ cất tiếng khóc chào đời đến lúc lớn khôn, lời hát ru đã đưa trẻ thơ vào giấc ngủ ngon lành. Lời ru hoa quyện trong bầu sữa thơm ấm nóng, bàn tay vỗ về của người mẹ đã nâng niu xây dựng được nhân tính và tình yêu với thiên nhiên, với con người, đồng thời xây dựng được nhân cách tài năng và tâm hồn dân tộc

Việt Nam cho trẻ thơ. Về tính chất thì hát ru ở Thanh Hóa cũng giống như hát ru ở các vùng, miền khác, tuy nhiên, nó cũng có những khác biệt. Lời ru hầu hết là thể lục bát đằm sâu chất nhân văn, đôi khi con mang đậm dấu ấn lịch sử. Trong tổ khúc Ho sông Mã có bài Ho ru ngủ về khuya khi con đo dọc thuận buồm xuôi gió, những đoạn sông tương đối yên bình thì các trai đo, hốp đo cất lên “lời ru” để khách đi đo dễ ngủ trong khoang.

Vùng Tĩnh Gia - Thanh Hóa có điệu hát ru rất độc đáo:

Bống bống bang bang, bống tịch, bống tang Bống ở bên Biện, bống sang An Hòa!

Hỡi ơi bong bóng thì chìm, gỗ lim thì nổi Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng mai Hòn đá dẻo dai, cục xôi cứng nhắc... Rộng rãi bằng ao, hẹp hòi bằng bể à... ơi!

Miền núi Thanh Hóa con là kho báu có nhiều chuyện kể dân gian. Do hoàn cảnh thiên nhiên, núi cao rừng rậm, sông suối âm vang tạo dựng cho con người giàu chất thơ và tình cảm, là cái nôi sinh ra nhiều làn điệu dân ca riêng biệt, đa dạng, phong phú, trong đó hát ru chiếm vai tro quan trọng. Từ góc nhìn của văn hóa dân gian, có thể thấy, văn hóa xứ Thanh xưa và nay có những nét khu biệt, mang đậm sắc thái lịch sử văn hóa vùng.

May mắn được sinh ra và hầu như sống nhiều trên mảnh đất thiêng, vùng đất có một nền văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc, nên con người Nguyễn Duy đã thấm một cách tự nhiên nền văn hóa ấy, từ lối sống đến tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ. Đọc các tác phẩm của Nguyễn Duy, người đọc thấy niềm tự hào của ông về mảnh đất quê hương đã sinh ra nhiều tài năng cho dân tộc. Người ta thấy cái không khí thiêng liêng của đền chùa, miếu mạo phảng phất trong khá nhiều bài thơ của Nguyễn Duy. Đặc biệt là hình ảnh vùng quê nghèo lặp đi lặp lại khá nhiều nó trở thành một ám ảnh miên man không bao giờ dứt trong đời thơ của nhà thơ.

Xét về hoàn cảnh gia đình, từ nhỏ Nguyễn Duy đã mồ côi mẹ. Ông ở với bà ngoại và lớn lên trong tiếng ầu ơ mang hơi ấm tình thương của bà. Trong tâm hồn Nguyễn Duy, bà ngoại là hình ảnh gần gũi, thân thuộc nhất. Bà ngoại Nguyễn Duy không biết chữ nhưng thuộc rất nhiều ca dao, ho vè, truyện tiếu lâm… Những ngày tháng thơ ấu sống cùng bà ngoại, Nguyễn Duy được tắm mình trong những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích. Nguồn văn hóa dân gian ấy như dong sữa ngọt ngào của mẹ đã nuôi ông lớn lên rồi ngấm vào tâm hồn ông, ngấm vào thơ ông một cách tự nhiên lúc nào không biết. Nó trở thành cái có sẵn trong bản thể. Đây có thể là điều khiến sau này nhà thơ viết thành công thể loại lục bát và vận dụng ca dao một cách điêu luyện, tài tình. Hoa nhập với thơ ca đương đại, song cái cội rễ, cái linh hồn của thơ Nguyễn Duy vẫn là chất truyền thống, vẫn mang mạch thuần Việt.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w