Gắn bó thiết tha với làng quê đất nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Gắn bó thiết tha với làng quê đất nước

Trong các giá trị tinh thần truyền thống văn hóa Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước là một điểm sáng rực rỡ. Tình cảm ấy bắt nguồn từ trong cội nguồn dân tộc và được bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong tâm thức văn hóa dân gian, đất nước, dân tộc không phải là điều gì cao siêu, rộng lớn, mà là gắn liền với làng quê, mảnh vườn thửa ruộng. Tình yêu nước bắt đầu từ tình yêu làng quê, giản dị, tự nhiên. Tình cảm ấy đã trở thành một dong mạch cảm hứng mạnh mẽ trong văn học Việt Nam, từ văn học dân gian đến văn học viết. Ai sinh ra mà chẳng có một miền quê, ai lớn lên mà chẳng gắn bó với một dong sông, ngọn núi, luỹ tre, rặng dừa, bờ đê, doi cát... Song chắt lọc được cái hồn quê, tạo được một không khí quê hương từ những cảnh vật bình dị để nó trở thành thơ và đi vào long người thì quả là điều không dễ.

Thơ Nguyễn Duy đã dành nhiều trang để viết về quê hương, về những người thân, về những vùng đất mà ông đã từng đi qua, những miền quê đầu

tiên ông có dịp đặt chân tới. Viết về làng quê, thơ ông không mang tính thi vị hóa như thơ của các nhà Thơ mới. Với Nguyễn Duy, quê hương là ông, bà, cha, mẹ, là những gì gần gũi thân quen của mình:

Bà và mẹ hóa cánh cò cánh vạc Ông và cha man mác kiếp trâu cày

(Về đồng)

Sự hoa quyện giữa quê hương và gia đình đã đem đến cho Nguyễn Duy cái nhìn của người trong cuộc. Ông viết về những vất vả nhọc nhằn của quê hương mình, người thân mình như nó vốn tồn tại bao đời nay trong cuộc sống người nông dân, không say mê tô hồng, không tàn nhẫn bôi đen, tự tin về sự bảo lãnh của hiện thực cho thơ mình như ông từng tâm sự: “Xin thương mến đến tận cùng chân thật/ Những miền quê gương mặt bạn bè”. Việc nhìn thẳng, nói thẳng sự thật cuộc sống lam lũ của người dân quê trong thơ Nguyễn Duy luôn gắn liền với khao khát đổi thay của nhà thơ. Cái bất biến trong thơ Nguyễn Bính là những gì thơ mộng, êm đềm nhất của làng quê, nên Nguyễn Bính sợ hãi sự thay đổi. Nhưng cái bất biến trong thơ Nguyễn Duy là sự đói nghèo, nên dù nhà thơ có cảm nhận sâu sắc đến bao nhiêu vẻ đẹp của

“cái tạo hình cuốc đất”, “cái tạo hình gồng gánh” thì ông vẫn mạnh dạn phủ định: “Cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa” (Đánh thức tiềm lực) và luôn nóng long trông chờ một sự đổi thay: “Đường làng cây cỏ lưa thưa/ thanh bình từ ấy sao chưa có gì” “Mồ hôi đã chảy ròng ròng/ Máu và nước mắt sao không có gì” (Về làng). Trước sự ngưng đọng bất biến của căn bệnh đói nghèo truyền kiếp ở làng quê ấy, nhà thơ cảm thấy mình là người có lỗi, người mắc nợ:

Ta nhớ ta còn cắm những món nợ lớn Nơi đồi núi trọc lốc xơ xác

Nơi dòng nước cạn kiệt tôm cá

Nơi đám mây chưa kịp mọng thành mưa

(Nhớ nhà)

Đó là tâm trạng của một người con luôn có ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước. Tuy con nhiều băn khoăn, đau đớn nhưng trách nhiệm công dân của cái tôi trữ tình từ cảm hứng thời thế, con người, lịch sử vẫn nhằm tìm kiếm một đạo đức xã hội mang tính thời sự, một nghĩa vụ đối với nhân dân, một chỗ đứng của người nghệ sĩ, thể hiện khát vọng về một xã hội yên bình, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 56)