Ảnh hưởng các phương thức tạo nghĩa trong thơ ca dân gian

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 104)

6. Cấu trúc luận văn

3.4. Ảnh hưởng các phương thức tạo nghĩa trong thơ ca dân gian

Thơ ca dân gian đã đạt được những thành tựu khi các phép tu từ trong tư duy ngôn ngữ được đưa vào làm phương thức, phương tiện biểu hiện. Hệ thống tu từ đã làm cho khả năng biểu đạt của ngôn ngữ trở nên đa dạng đa chiều hơn. Việc sử dụng các phương tiện này lặp đi lặp lại nhiều lần tự nhiên chúng trở thành những bộ phận lắp ghép sẵn. Quá trình này làm hình thành một lớp cấu trúc ngôn ngữ ổn định cả về hình thức lẫn ý nghĩa. Hiểu được giá trị của các phép tu từ trong thơ ca dân gian, Nguyễn Duy đã tiếp thu và sử dụng một cách có hiệu quả.

3.4.1. Ảnh hưởng cấu trúc so sánh trong ca dao

Trong giao tiếp của người Việt, người ta dùng rất nhiều cấu trúc và cách thức so sánh (ngang bằng: như, cũng như, như là, là, giống; hơn: hơn, cũng hơn, cũng bằng, cũng thể; kém: không bằng, chẳng bằng, chẳng thể…; so sánh bằng khẳng định, phủ định, nghi vấn…). Ca dao chọn những cấu trúc so sánh tương đối đơn giản: như, bao nhiêu - bấy nhiêu…Những cấu trúc ngôn ngữ này trở thành công thức giúp dân gian dễ dàng ứng tác nhanh chóng trong các tình huống xướng hoạ. Dựa vào tính chất và năng lực biểu đạt ngữ nghĩa của cái được so sánh, ta có thể phân so sánh dân gian thành hai loại: Loại thứ nhất (so sánh đơn diện): Cổ tay em trắng như ngà/ Đôi mắt em liếc

như là dao cau; Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen; Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu…Đây là hình thức so sánh đơn giản nhất. Cái được so sánh là sự vật cụ thể cảm tính gần gũi với đời sống người bình dân. Vì vậy ý nghĩa biểu đạt của cả cấu trúc ngôn ngữ chỉ tương đương với một thông báo thông thường (có sắc thái cường điệu). Tính tu từ của loại cấu trúc so sánh này chưa thật rõ nét. Loại thứ hai (so sánh đa diện): Lòng em như quán bán hàng; Thân em như tấm lụa đào; Em như cây khế giữa rừng; Thân em như giếng giữa đàng…Khi cái được so sánh là hình ảnh biểu trưng có tính chất ẩn dụ, hoán dụ và thành phần của nó được mở rộng ra ngoài nội bộ một dong thơ thì tính tu từ tăng lên. Lúc này sự tiếp nhận cần đến năng lực tư duy trừu tượng và khả năng liên tưởng. Vế sau của từ

như không con là một cấu trúc ngữ nghĩa đơn giản nữa. Khi đã được ẩn dụ hoá, những hình ảnh này trở thành một đơn vị ngữ nghĩa có tiềm lực biểu đạt đặc biệt. Tiếp thu lối so sánh này, Tố Hữu cũng đã rất thành công: Nhớ gì như nhớ người yêu (Việt Bắc - Tố Hữu); Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiều (Bầm ơi - Tố Hữu); Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiều (Việt Bắc - Tố Hữu).

Cũng nằm trong cấu trúc so sánh, thơ Nguyễn Duy đã vận dụng khá nhuần nhuyễn:

Em thanh xuân như ngày xưa của anh

Dưới sân trường có một viên sỏi xanh rất nhỏ Anh cất giấu tuổi trẻ mình ở đó

(Gửi về trường Lam Sơn)

Từ “như” trong vế so sánh có tác dụng dùng cái hiện tại để nhớ về quá khứ. Thời tuổi trẻ để thương để nhớ chẳng bao giờ trở lại của đời người. Mảnh đất Lam Sơn không chỉ gắn với những kỉ niệm của tuổi học tro mà đó con là vùng quê nuôi dưỡng nhà thơ thành người:

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gày gò (Hơi ấm ổ rơm)

Phép so sánh được dùng trong khổ thơ đã làm nổi bật được cái vị riêng của quê hương. Những ngày tháng tuổi thơ rong ruổi trên đồng ruộng, vùng vẫy trong rơm như tổ kén bọc tằm. Hơi ấm của ổ rơm con giá trị hơn nhiều so với chăn đệm. Cái tuổi thơ ấy thật tươi trẻ “tuổi ta xanh như tàu rau tươi/ buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội”. Có khi đó là một so sánh đầy hóm hỉnh:

Bao giờ cho tới ngày xưa

Yêu như các cụ cho vừa lòng ta… Được yêu như các cụ xưa

Cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào Được yêu như thể ca dao

Đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời

(Được yêu như thể ca dao)

Chuyện tình yêu từ lâu được nói đến rất nhiều và người ta thường dùng nhiều cách nói nhưng có lẽ chẳng ai nói được như Nguyễn Duy. Ông so sánh tình yêu của thời hiện đại với tình yêu của các cụ ngày xưa - cái thời “chưa nhiễm SIDA”.

Ngoài những bài thơ trên, ở nhiều bài thơ khác Nguyễn Duy cũng sử dụng phép tư từ so sánh như: Đời trôi như nước xuôi dòng/ Người qua như gió trống không cả chiều; Em sâu sắc như thành cổ kính; Mặt hồ xanh bỗng đỏ lừ/ áo em trắng bỗng hồng như ráng chiều; Người gì người trắng như trăng/ Trăng gì trăng nói lăng nhăng như người…

Hình thức so sánh mà Nguyễn Duy sử dụng ta thường bắt gặp trong ca dao. Đó cũng là cách mà Nguyễn Duy biến những câu thơ của mình có cách nói gần gũi với thơ ca truyền thống.

3.4.2. Ảnh hưởng cấu trúc ngôn ngữ mang tính công thức trong thơ ca dân gian

Bên cạnh việc sử dụng cấu trúc so sánh, Nguyễn Duy cũng tiếp thu các cấu trúc ngôn ngữ mang tính công thức trong thơ ca dân gian. Cấu trúc ngôn ngữ mang tính công thức là những dạng hay kiểu kết cấu ổn định phản ánh cách thức tư duy nghệ thuật của người bình dân. Những cấu trúc ngôn ngữ này như một phương thức, phương tiện phản ánh có sẵn. Bên cạnh cấu trúc mình - ta con có cấu trúc bao nhiêu…bấy nhiêu…bao giờ… Bao nhiêu - bấy nhiêu là cặp từ hô ứng. Ngoài chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng, chúng con thực thi nhiệm vụ của quan hệ từ. Cặp từ này có khi phân biệt với nhau, có khi đồng nhất giá trị giữa hai đối tượng. Nó được sử dụng phổ biến trong ca dao:

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình (Ca dao) Bao giờ cho đến tháng năm

(Ca dao) Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu

(Ca dao)

Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu (Ca dao)

Tố Hữu viết “Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”, Nguyễn Bính cũng dùng chữ bao giờ của ca dao: “Bao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê

các bướm giang hồ gặp nhau”. Đi theo lối viết truyền thống đó, Nguyễn Duy dùng cặp từ này một cách tự nhiên, sáng tạo:

Bao nhiêu là giọt mưa rào Để cho một giọt rơi vào mắt em Bao nhiêu người ướt kề bên

Để cho mình thấy bình yên quanh mình

(Đám mây dừng lại trên trời)

Nguyễn Duy dùng cấu trúc bao nhiêu để biểu thị số lượng phiếm định hoàn toàn. Nó được đặt trong sự đối lập giữa cái vô số với một thực thể duy nhất: bao nhiêu giọt mưa từ trời cao trút xuống mà chỉ có một giọt rơi vào trong mắt của người con gái.

Hay:

Bao giờ cho tới mùa thu

Trái bòng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm

Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao

Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Những câu thơ như thế tương sinh, tương liên rất lớn với ca dao: Bao giờ cho đến tháng năm/ Nấu nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn; Bao giờ cho đến tháng mười/ Nấu nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn… Nguyễn Duy dùng cấu trúc truyền thống và đan cài vào đó hơi thở của cuộc sống hiện đại. Bao giờ tạo ra một trường liên tưởng rộng về không gian văn hóa dân gian giản dị, mộc mạc như chính ngọn khói lam chiều vương trên mái rạ quê nghèo mùa đông rất dễ làm người ta mủi long.

Cấu trúc có so sánh cũng được Nguyễn Duy sử dụng khá nhiều trong thơ, nhất là thơ lục bát. Trong ca dao dùng rất nhiều: Cái cò là cái cò kì/ Ăn

cơm nhà dì, uống nước nhà o; Cái cò là cái cò quăm/ mày hay đánh vợ mày nằm với ai; Cái cò là cái cò vàng/ Mẹ đi đắp đàng con ở với ai; Cái bống là cái bống bang/ Con đi lấy sàng cho mẹ đổ khoai; Cái bống là cái bống bình/ Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi…Cấu trúc này người ta cũng tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính: Tình tôi là giọt thuỷ ngân; Tình cô là đoá hoa đơn; Những nàng thiếu nữ sông Hương/ Da thơm là phấn môi hường là son…

Trong bài thơ Bài hát người làm gạch, Nguyễn Duy viết:

Hòn đất là hòn đất rời

Thành vuông gạch dẻo tay người nhào nên Hòn đất là hòn đất mềm

Qua nghìn độ lửa chắc bền dài lâu

(Bài hát người làm gạch)

Cấu trúc như xương sống kết nối các yếu tố lại với nhau một cách chặt chẽ. Từ chuyện hòn đất, cấu trúc nhấn mạnh xuất hiện tự nhiên như một lời hát ví đã lật tung tất cả các thuộc tính của nó trong cái nhìn đa chiều: hòn đất (qua tay người) trở thành gạch dẻo (qua lửa nghìn độ) sau đó thành gạch chắc bền… Toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của bài thơ mang đậm chất dân ca như chính tên gọi của nó: Bài hát người làm gạch. Trong hình ảnh thơ lung linh và huyền ảo, cấu trúc được dùng chuyển ý nghĩa thực sang ý nghĩa hoán dụ, ẩn dụ.

Áo trắng là áo trắng ai

Buồn phơ phất thưở ban mai tới trường … Áo trắng là áo trắng à

Một hôm ta thấy bạn ta thẹn thùng… Áo trắng là áo trắng này

Ngứa nga ngứa ngáy cỏ may trong lòng… Áo trắng là áo trắng ơi

Cho ta xin lại dáng người ngày xưa… Áo trắng là áo trắng bay

Thấp tha thấp thoáng tháng ngày mỏng manh… (Áo trắng má hồng)

Hình ảnh áo trắng trở đi trở lại nhiều lần trong bài thơ mà vẫn không tạo cho người đọc cảm giác nhàm chán là nhờ tác giả dùng cấu trúc một cách linh hoạt: áo trắng + là + ai/ à/ này/ ơi/ bay. Những hình ảnh thơ giản dị, chân thực ngỡ như thô vụng lại trở thành một thủ pháp. Như vậy cấu trúc

tưởng như ca dao đã khai thác cạn kiệt lại tiếp tục phát huy tính tích cực trong lục bát hiện đại, đặc biệt là trong thơ Nguyễn Duy.

Tóm lại, cấu trúc ngôn ngữ mang tính công thức trong ca dao nay lại được Nguyễn Duy vận dụng và tạo được hiệu quả thẩm mĩ. Việc sử dụng cấu trức ngôn ngữ tạo nghĩa mang tính công thức này đã biến những câu thơ được ra đời trong thời hiện đại như hoà làm một với các câu ca dao trong kho tàng ca dao của người Việt. Vì vậy dấu ấn ca dao khá đậm nét trong thơ Nguyễn Duy.

3.4.3. Ảnh hưởng các biện pháp tu từ trong ca dao

Trong lục bát truyền thống, ẩn dụ được chú trọng sử dụng và người sáng tác xem đó là phương tiện tu từ đặc dụng. Khi âm luật đã ổn định thì bao giờ mọi người cũng tìm kiếm những ý nghĩa mới cho ngôn từ. Ẩn dụ là phương thức tu từ phổ biến trong thơ. Nếu không có phép tu từ này thì thơ rất dễ trở thành lời nói lô gíc có vần điệu. Người đọc sẽ hiểu ngay sau khi đọc bài thơ. Nhờ có ẩn dụ mà tác giả có thể mở ra trường liên tưởng sâu rộng trong nhận thức thẩm mỹ của người tiếp nhận. Ca dao là thể loại dùng nhiều phép tu từ ẩn dụ nhất:

Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

(Ca dao) Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao)

Kiểu dùng biện pháp tu từ này trong ca dao diễn ra phổ biến. Kể cả

Truyện Kiều có khoảng 240 câu trong tổng số 3254 câu chứa ẩn dụ. Sau này con có Nguyễn Bính, Huy Cận… cũng hay dùng phép tu từ này. Đi theo lối thơ ca truyền thống, Nguyễn Duy tuy không dùng nhiều như Nguyễn Du song rất độc đáo. Ẩn dụ động từ chiếm một tỷ lệ và vị trí đáng kể. Trong bài thơ Rót ngược chỉ cần một ẩn dụ động từ, Nguyễn Duy đã làm người đọc phải bất ngờ:

Tồ tồ trả rượu vô chai

Buồn thân phận lễnh loãng vài bọt tăm (Rót ngược)

Dong bát của bài thơ không có gì khó hiểu, thậm chí con quá quen thuộc đến mức nhàm chán: buồn vì phận rủi. Đổ, rót, trút đều không ổn. Đổ

thì vô hồn, vô cảm, rót thì tầm thường, trút thì không con rượu trong chai nhỏ. Chỉ có trả mới nói hết cái thần thái của người uống rượu. Trả (để/ bỏ lại chỗ cũ) luôn nằm trong quan hệ liên tưởng đối lập với mượn (lấy ra). Lấy ra

rồi trả lại và nhất là trả lại chỗ cũ chén rượu sầu lễnh loãng nổi vài bọt tăm

(do rót ngược tạo thành) thì thật là chuẩn xác. Chỉ một con chữ mà hồn vía bài thơ sừng sững hiện ra trước mắt: trả rượu vào chai cũng chính là nỗi sầu thân phận chất đầy trong động tác rót. Ở bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,

Nguyễn Duy cũng đã sáng tạo ra một hình thức từ vựng chứa đựng hai ẩn dụ tu từ động từ:

Ta đi trọn kiếp con người

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Từ đi nằm ở cả hai dong thơ, hai câu thơ từ đi mang hai nét nghĩa. Đi ở dòng lục đã biến kiếp con người thành con đường, đó là con đường đời đằng đẵng. Đến lượt nó cũng bị kiếp con người đồng hoá ngược trở lại để mang nét nghĩa suy tưởng: sống. Sống một đời chính là hành trình của một chuyến đi, từ những bước chập chững đầu tiên đến khi về già chống gậy do giẫm thấp cao từng bước một. Từ đi trong dong bát cũng biến lời mẹ ru

thành những lẽ đời, những chuẩn mực làm người. Nguyễn Duy con có những ẩn dụ phóng đại:

Má hồng về xứ hồng hoang

Tóc rơi mỗi sợi nghe ngàn lau rơi (Dịu và nhẹ)

Nhờ việc đưa biện pháp tu từ ẩn dụ vào trong thơ, không những Nguyễn Duy chuyển tải được hết ý của mình mà nhà thơ con tạo được sắc thái câu thơ mang đậm chất dân gian. Những câu thơ này thể hiện được sự tinh tế, kín đáo của con người Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. Thơ Nguyễn Duy đầy ắp chất liệu cuộc sống đời thường. Do tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự vận động trong ý thức nhà thơ, con đường thơ Nguyễn Duy có thể chia làm 3 giai đoạn: trước 1975; từ 1975 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Xuyên suốt con đường thơ Nguyễn Duy là một số cảm hứng chủ đạo, như: cảm hứng về Tổ quốc đất nước nhân dân trong thời chiến, cảm hứng về thế sự đời tư và cảm hứng hướng về nguồn cội. Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, Nguyễn Duy đã tạo được sự đồng cảm và niềm tin yêu nơi người đọc. Thơ ông được độc giả yêu thích “trước hết vì nó thực sự là một phần của một cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua” [28, 158]. 2. Ảnh hưởng sâu đậm văn hóa dân gian là đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Duy. Ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng sự ảnh hưởng ấy dường như ở bài nào cũng có. Về phương diện nội dung, yếu tố văn hóa dân gian đã ảnh hưởng lớn đến cảm hứng và cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy. Ông viết về quê hương, đất nước và nhân dân bằng một tình yêu mãnh liệt da diết mà ở đó luôn thể hiện một khát vọng, một triết lý tìm về với nguồn cội. Dấu ấn văn hóa dân gian con in đậm trong cái tôi trữ tình Nguyễn Duy. Đó là một cái tôi đầy tính triết lý, suy tư trước cuộc đời với một cái nhìn dân dã. Thơ ông luôn thể hiện một tình cảm gắn bó thiết tha với làng quê đất nước, coi trọng đời sống tinh thần, một quan điểm về lẽ được, mất thật nhẹ nhàng, đơn giản. Để chuyển tải những nội dung đó, Nguyễn Duy đã lựa chọn rất nhiều thể thơ, nhưng nổi bật hơn là thể thơ lục bát - một thể thơ truyền

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w