Phẩm chất tinh thần và sở thích cá nhân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phẩm chất tinh thần và sở thích cá nhân

Gốc gác là một gia đình nghèo thuần nông, chẳng ai ngó ngàng đến thơ ấy vậy mà ông lại trở thành nhà thơ. Cả cuộc đời của ông đam mê thơ quá đỗi. Nhiều lúc cuộc sống cực chẳng đã mà Nguyễn Duy vẫn không bỏ cuộc, vẫn vươn lên cái khổ để sáng tác thơ. Điều đó không phải ai cũng làm được. Bởi khi người ta đói người ta thường chỉ nghĩ đến miếng ăn, Nguyễn Duy thì ngược lại, dù đang đói nhưng vẫn nghĩ đến thơ. Và không chỉ nghĩ, con sống chết với thơ. Với phẩm chất tinh thần cứng cỏi, vượt khó Nguyễn Duy đã thay giọng điệu than nghèo kể khổ bằng giọng điệu hài hước, tự trào. Nói như Đỗ Minh Tuấn đó là “một gã hề chèo phảng phất cốt cách trạng với tiếng cười đau đớn và bông lơn, nghịch ngợm mà nghiêm túc, chọc phá mà đôn hậu”. Trên sân khấu thời đại, mang cảm thức dân gian thấm đẫm chất đời thường,

Nguyễn Duy cố đem tiếng cười chắt chiu từ những số phận chân quê với niềm kiêu hãnh nhọc nhằn để át đi tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng hú gào động cỡn vô tâm, tiếng reo ho, tiếng ca và tiếng khóc... Từ sự nghiêm chỉnh đến mức hài hước tới sự hài hước đầy nghiêm chỉnh đó là hành trình rút gọn của đời thơ Nguyễn Duy [72, 90].

Cái gốc gác chân quê kia con tạo nên sở thích đặc biệt. Ký ức và ấn tượng về cuộc sống dân quê thường day dứt trong nhà thơ Nguyễn Duy. Trong một bài thơ mang tính tự họa, ông đã xếp mình thuộc vào số những người “mang dấu ruộng dấu vườn”. Những bụi tre, những ổ rơm, những bà mẹ không con là những khái niệm, những bóng ma xếp hàng thẳng tắp trong đội hình lục bát như những chiến binh triết lý lăm le tấn công vào tư tưởng, tình thương và trách nhiệm của ta. Dưới bàn tay đạo diễn của gã hề, những bà mẹ, những người vợ, những bến đo, những phiên chợ... hiện lên trước mắt ta nhẹ nhàng hơn thấm thía hơn, bề bộn hơn nhưng siêu thoát hơn. Giọt nước mắt ngày xưa con nguyên vẹn trong thơ, nhưng đã trở nên lung linh hơn, sống động hơn và kỳ ảo hơn bởi những luồng sáng ngược tàn nhẫn của cái nhìn hài hước, trở thành một nỗi đau lập thể bởi có thêm chiều kích của đời sống thực và chiều kích của sự tự thú, tự vấn, tự trào [72, 90].

Không chỉ những ngày con trẻ mà ngay cả lúc đã có tuổi Nguyễn Duy vẫn ham đi, thích khám phá, thích tìm hiểu. Hằng ngày, ông vẫn ngụp lặn trong không gian văn hóa Việt, để hiểu thêm cội nguồn, hiểu mình và hiểu đời. Ông cũng thường xuyên đi nói chuyện thơ, đọc thơ, làm sách và có những chuyến đi rong chơi, lãng du với bạn bè. Nhiều người bảo ông có tuổi mà vẫn nay đây, mai đó. Với ông, tuổi tác không thể giới hạn được sức đi, sức làm việc của ông, vì đó là phong cách Nguyễn Duy.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w