Vốn văn hóa và sự trải nghiệm cuộc đời

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Vốn văn hóa và sự trải nghiệm cuộc đời

Đời thơ Nguyễn Duy là cả một quá trình tiếp thu vốn văn hóa của nhiều vùng đất và sự trải nghiệm của cuộc đời phiêu bạt. Trong một lần tro chuyện

với phóng viên, ông đã thừa nhận: “Quê tôi ở cái vùng “ăn rau má, phá đường tàu” là cái vùng “khu Bốn đẩy ra khu Ba đẩy vào". Tôi sinh ra ở nông thôn, làm ruộng từ bé, đằm mình trong đất cát, rơm rạ, cua ốc và ngôn ngữ của nhà quê. Lớn lên thì đi lang thang nhiều nơi, nhưng mà cái thần hồn của làng quê trong tôi nó cứ nhập vào như lên đồng ấy. Chính thế mà sau này tôi rất thích làm thơ lục bát”. Vào đời, được đi nhiều nơi, va chạm nhiều, nên ông có vốn sống phong phú, nhiều trải nghiệm. Nhờ đó nhà thơ có cái nhìn người, nhìn đời đa diện hơn.

Tình yêu và sự đam mê thơ có ngay từ ngày con nhỏ nên mới chín tuổi, Nguyễn Duy đã tập tành làm thơ với những bài bài tả cảnh trường em, ruộng vườn, người thân... Bài thơ in báo đầu tiên vào năm 1957 khi Nguyễn Duy đang học lớp 2. Sau những bài thơ đó là cả một chặng đường thơ dài: Đường làng - Đường nước - Đường xa - Đường về. Trình tự ấy do chính nhà thơ sắp xếp, bởi hơn ai hết, ông hiểu những chặng đường ấy có ý nghĩa như thế nào với mình, và hơn ai hết, ông hiểu những chặng đường ấy dường như cũng “trùng khớp” với những chặng đường đời của một nhà thơ. Nếu như Đường làng đưa người đọc về với những ký ức tuổi thơ “mang dấu ấn ruộng vườn” với cánh đồng, cỏ lúa và hoa; bờ ruộng lấm tấm dấu chân cua, những cọng rơm xơ xác gày go, con cá kho dưa, quả cà kho tép, cơm nếp thơm, canh cua ngọt, khoai sắn nướng lùi…, thì Đường nước hằn in dấu chân người lính trên mỗi bước đường hành quân dọc chiều dài đất nước thấm đẫm nghĩa tình quân dân, nghĩa tình đồng đội. Đường xa giống như một cuốn băng đậm chất du ký với những thước phim bằng thơ trải dài từ Á sang Âu, sang Mỹ; từ vùng đất cổ kính này sang thành phố hiện đại khác, từ những miền hồi ức đến thế giới hiện tại, ắp đầy trải nghiệm. Đường về - quay trở lại với mảnh đất quê hương, phần nhiều vẫn là trở về với hương đồng gió nội, để rốt ráo tìm ra cái đáng quý nhất con đọng lại, bởi cuối cùng “Đâu biết những gì chờ ta đằng kia/ Chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy” (Đường 9, Nam Lào, 1971/ Mẹ& Em-1987).

Điểm lại sáng tác của Nguyễn Duy ta sẽ thấy nhiều bài thơ được ông viết bằng chính sự trải nghiệm của cuộc đời mình. Bước vào cuộc chiến tranh ông có Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm. Về thành phố Nguyễn Duy viết Nghe tắc kè kêu trong thành phố; Ánh trăng; Lời ru đồng đội.

Ngủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng

Gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm Có người ngủ thế thành quen

Đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình (Lời ru đồng đội)

Năm 1973, người ăn xin đầy đường, nhiều người đem con đi cho... Lúc đó nhà thơ là một người lính nghèo, bản thân không có tiền, đi tầu từ Hà Nội về Thanh Hoá cũng phải lậu vé, mà chữ nghĩa thì chả giúp gì được người đói cả. Đó là xuất xứ của bài Thơ tặng người ăn mày. Tiếp đến ông đi lên phía Bắc với bài, chữ của trời, Đêm ở chốt 417, Dạ Hương, Chiến hào. Năm 1979 biên giới Lạng Sơn có chiến tranh, nhà thơ có mặt ở đó từ những ngày đầu tiên và một trong những người rút lui cuối cùng khỏi mặt trận Lạng Sơn. Rồi đến năm 1989, kỷ niệm 10 chiến thắng biên giới, trên đống gạch đổ nát ngày xưa đã mọc lên những quán xá thế là Nguyễn Duy viết Lạng Sơn 1989, tặng một cô giáo ở trường Đông Kinh Phố:

Ta về thăm chiến trường xưa

Em - hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân … Giá như đừng biết ngày xưa làm gì

Giá như đá chả vô tri

Để ta hỏi lối trở về thiên nhiên Giá như ta chớ gặp em

Để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng Giá như em đã có chồng

Vào năm 1980 khi đất nước đang thời kỳ khó khăn nhất, gia đình ai ai cũng nghèo túng, ông phải làm đủ nghề để sống, long ông căng như dây đàn, ông đã viết Bán vàng:

Tâm hồn ta - một khối vàng ròng Thôi đánh bán bớt đi từng mảnh nhỏ Mảnh này vì con... mảnh này vì vợ Vì bạn bè và cha mẹ ta.

Giữ ngọc gìn vàng biết mấy công phu Ta giàu lắm mà con ta đói lắm

Ta ngất ngưởng mà vợ ta lận đận Cha mẹ ta trong lụt bão trắng trời.

(Bán vàng, 1980)

Sau nhiều năm xa quê, Nguyễn Duy có dịp trở về. Đứng trên mảnh đất quê hương từng gắn bó một thời, cảm xúc rưng rưng, ông đã cất bút viết: Tuổi thơ, Cầu Bố, Đò Lèn. Rồi năm 1989 Nguyễn Duy có mặt ở đợt rút quân cuối cùng của quân đội Việt Nam khỏi Campuchia. Nhìn những người dân Campuchia đen đúa, đói khổ, Nguyễn Duy làm bài thơ Đá ơi:

Ta mặc niệm trước Ăng-co đổ nát

Đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người Đá ơi

Xin tạc lại đây lời cầu chúc hoà bình! Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại...

Điểm lại một số sáng tác của Nguyễn Duy, phần nào ta hiểu được vốn văn hóa mà nhà thơ tích luỹ từ cuộc đời và những trải nghiệm mà ông đã đi

qua. Quả thật đó là cuộc đời của nhiều gian truân. Nhờ có những ngày tháng ấy mà Nguyễn Duy có được cả một tuyển tập nhiều bài thơ hay. Theo cách nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, con thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó” [58, 14].

Đúc kết những chặng đường nghệ thuật và tư tưởng quan trọng, Nguyễn Duy không bộc lộ khuynh hướng theo đuổi những vấn đề mang tính chất nghề nghiệp thuần túy, như đào sâu, trau dồi việc thực hiện ngôn ngữ, không mê mải với những cách tân siêu thực, tượng trưng, hay hậu hiện đại… Ông chọn cho thơ mình một lối cảm hứng bám sát hiện thực đời thường, bám sát thời cuộc, với những vấn đề tâm lý “nóng bỏng” của toàn xã hội cũng như những day dứt và trưởng thành của mỗi cá nhân. Đó cũng là chặng đường trưởng thành về nhận thức, có hệ quả khăng khít là sự rộng mở, bao dung của tâm hồn nhà thơ, trước những biển dâu, những bất trắc khôn lường và cả đổ vỡ đau đớn của đời sống.

Chương 2

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG CÁI TÔI TRỮ TÌNH NGUYỄN DUY

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w