6. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Hình ảnh làng quê Việt Nam
Viết về quê hương, đất nước từ lâu đã là một đề tài lớn. Nó là nguồn cảm hứng xuyên suốt văn học Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, đề tài này trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo. Kế tục truyền thống những gương mặt trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy… đã đóng góp làm phong phú và sâu sắc thêm nguồn cảm hứng ấy.
Một trong những nét văn hóa của người việt Nam đó là tình yêu quê hương đất nước. Quê hương đất nước hiện diện qua các lớp từ chỉ địa danh với tên đất, tên làng, tên núi, tên sông, những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử… Nét văn hóa này ta cũng hay bắt gặp trong thơ Nguyễn Duy. Tình yêu quê hương đất nước được Nguyễn Duy bày tỏ sâu sắc nhất chính là miền quê Thanh Hoá. Nó đi vào thơ Nguyễn Duy một cách tự nhiên với những cái tên quen thuộc, gần gũi, như: Quảng Xá, Cầu bố, Đò Lèn, Lam Sơn, Đông Văn, Đông phú, Quán Cháo, Đồng Giao, cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Đồng Quan, ga Lèn… rồi Hà Nội với “Hồ Gươm xanh màu xanh cổ tích”, “Thê Húc cong cong một nét lông mày”, đó là Xứ Lạng với nàng Tô Thị của ngàn năm, là xứ Huế mộng mơ với dong
Hương Giang trữ tình, thành Nội cổ kính, chợ chiều Bến Ngự, dốc Phú Cam, trường Đồng Khánh, Bến Tuần, ớt Đông Ba, gạo de An Cựu, là Đà Lạt đồi thông, là Nha Trang với Hòn Chồng lõa thể, Hòn Vợ thẹn tho, Sông Thao… Sự xuất hiện với tần số cao của các địa danh quê hương, chứng tỏ tình yêu quê hương, sự gắn bó với làng quê - một nét đẹp của văn hóa dân gian, luôn hiện hữu trong tình cảm của nhà thơ. Dẫu cuộc đời có xuôi ngược, bôn ba thì những kí ức một thời không thể nào quên trong tiềm thức của tác giả. Quê hương đất nước Việt Nam được hiện qua những hình ảnh gần gũi, giản dị:
con sông, cánh cò, ngọn núi, khúc dân ca, cây tre, ổ rơm… Bài thơ Tre Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu:
Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
(Tre Việt Nam)
Hình ảnh làng quê con thấm sâu vào những kí ức tuổi thơ của tác giả một cách tự nhiên, sinh động:
Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh
Con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít Con chim trả bắn mũi tên xanh biếc Con chích choè đánh thức buổi ban mai
(Tuổi thơ)
Trong dong cảm hứng viết về quê hương của Nguyễn Duy, Về đồng là bài thơ đặc sắc. Ở đó ta bắt gặp hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì gần gũi, thân thương, như: rơm rạ, bùn ao, bờ dậu, chim chích sâu…:
Rơm rạ ơi ta trở về đây
Gió sùng sục mùi bùn nằng nặng ngấu Mộc mạc tím cánh hoa bìm bờ dậu Vắt vẻo cành tre sáo sậu gọi tên mình Rơm rạ ơi ta trở về đây
Nắng lóng lánh trong veo mầm mạ trắng Lưng trần ứa giọt sương người mằn mặn Tiếng cuốc kêu thất bát buổi trưa đầy
Bằng những hình ảnh quen thuộc, ngôn từ gần gũi, mộc mạc, Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh đồng quê dân giã, thân quen với làng cảnh Việt Nam. Đọc những câu thơ của Nguyễn Duy, chúng ta dễ chạnh long nghĩ về kí ức, quê hương của chính mình: “Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất/ Bãi tha ma không một cái mả xây”. Với Nguyễn Duy, tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm sâu nặng, thiêng liêng và gần gũi: “Dù ở đâu tổ quốc vẫn trong lòng/ Cột biên giới đóng từ thương đến nhớ” (Nhìn từ xa…Tổ quốc).
Và đó cũng là sự kế thừa truyền thống yêu nước trong văn hóa Việt Nam từ ngàn đời nay.