6. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Hình ảnh cánh co
Trong ca dao, cánh co là một mô típ quen thuộc, biểu tượng cho thân phận của người nông dân khuất lấp sau lũy tre làng. Bàn về cánh co trong ca dao, Vũ Ngọc Phan viết: “Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con co thường gần người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái người nông dân Việt Nam thường thấy con co ở bên họ: con co lội theo luống cày con co bay, đồng lúa bát ngát, con co đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng”… “Con co trắng bạch kia tung bay ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc vẫy vùng thoải mái, nó sống cuộc sống mà người nông dân lao động hằng mơ ước” [30, 338].
Trong thơ Nguyễn Duy, ký ức về làng quê thường gắn liền với hình ảnh những cánh co. Tiếp thu ảnh hưởng từ ca dao, hình ảnh cánh co đi vào thơ Nguyễn Duy một cách tự nhiên, trở thành một mô típ:
Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò
Con sáo mỏ vàng con chào mào đỏ đít Con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
Con chích choè đánh thức buổi ban mai (Tuổi thơ)
Tuổi thơ của Nguyễn Duy là những ngày sống ở làng quê nghèo ở xứ Thanh. Nơi ấy thật bình biết bao với những cánh đồng lúa trải dài và từng đàn co trắng sải cánh bay. Kí ức đó chưa lúc nào nhạt nhoà trong tâm trí tác giả:
Cái cò… sung chát… đào chua… Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Cùng với hình ảnh cánh co con có quả sung chát, qủa đào chua và câu hát ru của mẹ là hồn quê vương vấn mãi trong long nhà thơ. Viết về khúc hát dân ca không thể thiếu thi liệu quen thuộc đó:
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường…
Cò bay bằng cánh trắng tinh
Lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi (Khúc dân ca)
Hay:
Bà và mẹ hoá cánh cò cánh vạc Ông và cha man mác kiếp trâu cày
(Về đồng) Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò
Thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
Đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ Có hạnh phúc nào giá rẻ không em
(Chợ)
Mô típ con co, cánh co xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy như một tín hiệu nghệ thuật, gợi về cuộc sống làng quê. Nơi ấy con lưu giữ bao điều đẹp
đẽ trong truyền thống văn hóa dân tộc. Trở về với làng quê, bắt gặp những cánh co khoan thai trên ruộng lúa, những người mẹ, người bà, người em, người chị dãi dầu tần tảo nắng mưa... Tất cả đọng lại trong ta một tình cảm thiết tha về con người, về làng quê, đất nước. Tắm mình trong văn hóa dân gian, hấp thu những tinh hoa văn hóa truyền thống, Nguyễn Duy đã mang đến cho thơ mình một tiếng nói trữ tình đằm thắm thiết tha và chuyển tải những thông điệp tư tưởng sâu sắc về việc giữ gìn những truyền thống văn hóa dân tộc.