Văn hóa dân gian trong cái tôi trữ tình trào lộng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 52)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Văn hóa dân gian trong cái tôi trữ tình trào lộng

Một trong những cái tôi trữ tình thường gặp trong thơ Việt Nam đó là cái tôi trào lộng. Giọng tếu táo, đùa vui cũng là nét tính cách thường thấy ở con người Việt Nam. Có khi đó là sự đùa vui, tinh nghịch. Có khi đó lại là giọng châm biếm, mỉa mai, giễu cợt... Cái tôi trào lộng trong thơ Nguyễn Duy là sự kế thừa ở nụ cười châm biếm, hóm hỉnh của thơ ca dân gian, đặc biệt là ở mảng ca dao trào phúng. Cái tôi trào lộng trong thơ Nguyễn Duy con là sự bắt gặp cái tôi trào phúng trong thơ Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương…

Thơ Nguyễn Duy có cái tinh nghịch kiểu ca dao:

Quán cơm Âm Phủ còn không

Cô gì hôm ấy… lấy chồng hay chưa? (Hỏi thăm)

Ca dao trào phúng có câu:

Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được thịt cầy thì không

(Ca dao)

Nguyễn Duy cũng có lối viết tương tự

Thiền sư theo chợ bỏ chùa

Loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm (Thiền sư)

Nghe đồn thi sĩ làm quan

Gió mây bỗng hết muốn làm gió mây (Thi sĩ C) Nghe đồn thi sĩ đi buôn

Trời sao thoả thuận bán luôn bầu trời (Thi sĩ B) Từ khi thi sĩ mập ù

Trăng rằm xuống tóc đi tu giữa trời (Thi sĩ D)

Giọng nói ngược thể hiện cái nhìn tỉnh táo, rạch roi, duy lí đối với hiện thực. Dùng giọng nói bông đùa của dân gian, Nguyễn Duy lấy các hiện tượng ngược đời được nhà thơ nhìn nhận, đánh giá với con mắt hài hước và thể hiện bằng lời thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, sâu sắc. Qua đó, cuộc đời với những nghịch lí buồn cười, trái với tự nhiên được phơi bày.

Ở những bài thơ khác, cái tôi tự trào không kém phần thú vị:

Giọt rơi hơi bị trong veo Mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi Chân mây hơi bị cuối trời Em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu

(Chạnh lòng 1) Lơ ngơ hơi bị ấm đầu

Mờ mờ hơi bị rối bời

Người hơi bị ngợm ta hơi bị gì

(Chạnh lòng 2)

Cái tôi trào lộng con được bộc lộ qua bài thơ Vợ ốm: Thình lình em ngã bệnh ngang

Cha con chúa chổm loanh quanh

Anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia (Vợ ốm)

Những từ ngữ xuất hiện trong đoạn thơ trên đã tạo được tính trào lộng cho bài thơ: phang, xất bất, chúa chổm, tanh bành... đó là những từ mang tính khẩu ngữ. Từ đó, người đọc thấy được một cái tôi Nguyễn Duy đầy chất hài hước trước những lo toan của cuộc đời.

Nguyễn Duy viết Hoa hậu vườn nhà ta nhân cuộc thi hoa hậu năm 1992. Thời điểm này nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều hiện tượng mới lạ trong đời sống sinh hoạt văn hóa dân tộc. Bằng lối tư duy dí dỏm, nắm bắt cái thuận lý và nghịch lý khi chúng biểu hiện, ông đã vẽ nên bức tranh thi hoa hậu vừa nghiêm túc, vừa buồn cười. Nói như Nguyễn Du “Rằng hay thì thật là hay/ Xem ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”:

Thiên hạ buông lơi cái nhìn thành thực Ban giam khảo có vẻ nhìn nghiêm túc Nhà khoa học ra dáng nhìn chừng mực Nhà đạo đức nhìn he hé mắt

Nhà chức sắc nhìn nghiêng Nhà phê bình nhìn xiên

Nhà thơ lơ mơ nhìn quốc hoá gà Nhà nhiếp ảnh nhìn vặn vặn vẹo vẹo Nhà báo nhìn lắt la lắt léo

Nhà buôn nhìn lươn lươn lẹo lẹo

(Hoa hậu vườn nhà ta) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giọng điệu trào lộng được thể hiện qua mâu thuẫn bên trong của các tầng lớp trong xã hội: nhà khoa học, nhà chức sắc, nhà phê bình, nhà thơ, nhà đạo đức…trong thời kinh tế thị trường thời mở cửa. Đoạn kết bài thơ, cái tôi

trào lộng nghiêng hẳn trong cách nhìn không ăn khớp giữa con mắt “người nhà quê” và hiện thực sự đời:

Nhà quê nhìn em bằng con mắt lá Mắt vui vui khúc ruột buồn buồn

Ta dán làm sao hết lỗ thủng định mệnh Em thoát làm sao khỏi cơ chế thị trường Hậu hoa hậu còn ghập ghềnh lắm

Thua cũng thương mà thắng cũng thương Hồng nhan hạ giá làm giám khảo

Để em thi với cỏ nội hoa vườn…

(Hoa hậu vườn nhà ta)

Đó là sự hài hước giữa cái được và cái mất của thời kinh tế thị trường. Tác giả sử dụng giọng điệu trào lộng vì có những mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng, giữa nghiệp và nghề.

Nghĩ về những người có số phận hẩm hiu trong quá khứ như Thị Nở, Thị Mầu, Thị Kính, Mẹ Đốp, Tố Nữ, tác giả dùng giọng điệu trào lộng để bộc lộ cái tôi trữ tình của mình:

Kính thưa Thị Nở tuyệt trần

Trăng ngồn ngộn trắng khoả thân với người Nhớ không sông ộp oạp xuôi

Gió oằn oại hổn hển trời phù sa

(Kính thưa Thị Nở) Kính thưa thục nữ Thị Mầu

Yêu siêu cỡ đó trước sau mấy người Mấy ai dám chịu dám chơi

Dám ai vỗ cái mặt đời như em

Kính thưa Thị Đốp đoan trang Mòm mom móm mõ gõ khan như gì Thôi mà ngúng ngoẳng nhau chi Già rồi đấy lạy nhau đi là vừa

(Kính thưa Thị Đốp)

Cái tôi trào lộng trong thơ Nguyễn Duy càng làm sáng tỏ hơn sự kế thừa, ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến thơ ông khá mạnh mẽ. Tạo thêm một góc nhìn khác nữa trong cái tôi trữ tình thơ Nguyễn Duy. Nhờ có chất giọng trào lộng này mà Nguyễn Duy đưa những nội dung mang tính hiện đại, những vấn đề có tính thời sự gần gũi với cách nói của thơ ca dân gian.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy (Trang 52)