6. Kết cấu của luận văn:
4.1.2. Thách thức
Ngày nay dịch vụ Truyền hình trả tiền của ngành truyền hình nói chung và VTVcab nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ và thách thức.
Thứ nhất: Những biến động về kinh tế, chi tiêu giảm sút đã tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân ảnh hƣởng đến ngành kinh doanh dịch vụ.
Thứ hai: Các doanh nghiệp Viễn thông bắt đầu tham gia vào thị trƣờng truyền hình trả tiền dẫn đến một cuộc chạy đua về giá cả, dịch vụ.
96
Thứ ba: Phát triển thuê bao ở các thành phố lớn đã gần đạt đến điểm bão hòa, tình trạng thuê bao rẻ mạt, thuê bao ảo gia tăng.
Thứ tƣ: Cạnh tranh gay gắt trong việc ký kết các hợp đồng bản quyền truyền hình trả tiền nhất là các bản quyền các giải bóng đã quốc tế, chi phí mua bản quyền lớn nên giá dịch vụ liên tục tăng.
Thứ năm: Sự phát triển vợt trội về công nghệ cùng với sự xuất hiện hàng loạt các loại hình dịch vụ mới nhƣ OTT, các mạng xã hội nhƣ youtube, Twitter, facebook... ngày càng có ảnh mạnh mẽ đến ngành công nghiệp dịch vụ truyền hình trả tiền.
Thứ sáu: Sự vi phạm mạnh mẽ bản quyền truyền hình trả tiền tràn lan với mức độ vi phạm ngày càng tăng. Khán giả có thể xem miễn phí trên internet nhiều chƣơng trình, nhiều phim truyện, thể thao, giải trí. Trong khi đó các nhà cung cấp phải trả số tiền rất lớn cho chi phí bản quyền.
Thứ bảy: Hiện nay trên thị trƣờng truyền hình trả tiền có nhiều đối thủ cạnh tranh với các công nghệ đa dạng. Các đối thủ cạnh tranh với dịch vụ truyền hình trả tiền của Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam hiện tại bao gồm:
+ Công ty VTC Dịch vụ Truyền hình số (VTC Digital) đƣợc thành lập tháng 3/2012 trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị thành viên của Tổng Công ty Truyền thông đa phƣơng tiện VTC, thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh về dịch vụ truyền hình trả tiền, dịch vụ truyền dẫn kênh truyền hình, dịch vụ VietNam Media Hub và cung cấp thiết bị phát thanh truyền hình, viễn thông, công nghệ thông tin...VTC sử dụng công nghệ truyền hình số mặt đất, số vệ tinh, đồng thời triển khai cả dịch vụ truyền hình cáp. Thị trƣờng của VTC trải rộng khắp cả nƣớc từ thành phố đến các vùng nông thôn. Do triển khai dịch vụ sớm và giá thuê bao thâp nên đến thời điểm hiện tại VTC đã có một số lƣợng thuê bao đáng kể, đây là một thách thức không nhỏ đối với Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam.
+ Đài phát thanh truyền hình Hà Nội sử dụng công nghệ truyền hình cáp HFC giống nhƣ VTVcab. Thị trƣờng mà Đài phát thanh truyền hình Hà Nội cung cấp là trong nội thành thành phố Hà Nội.
97
+ K+ là dịch vụ truyền hình vệ tinh đƣợc cung cấp bởi công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), liên doanh đầu tiên giữa hai cơ quan truyền thông hàng đầu của Việt Nam và Tập đoàn Truyền thông Pháp là VTV/VCTV và Canal+/Canal Overseas. Ứng dụng nền tảng DTH (direct-to-home) và những công nghệ truyền hình tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, dịch vụ truyền hình vệ tinh K+ phủ sóng toàn quốc.
+ Tập đoàn truyền thông AVG sử dụng công nghệ truyền hình số mặt đất, số vệ tinh. Địa bàn hoạt động trải rộng khắp các tỉnh thành trên cả nƣớc, từ thành phố đến nông thôn, tín hiệu của AVG đều đã phủ tới. AVG cũng đã triển khai dịch vụ từ năm 2011 và đến nay cũng đã phát triển đƣợc khoảng 500.000 thuê bao.
+ Đài phát thanh truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV cũng sử dụng công nghệ HFC. Địa bàn hoạt động là thành phố Hồ Chí Minh.
+ Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) cũng sử dụng công nghệ HFC. Địa bàn hoạt động trên toàn quốc, hiện nay SCTV cùng với VTVcab là một trong hai đơn vị cung câp truyền hình cáp lớn nhất trong cả nƣớc.
+ Thêm vào đó, Viettel và FPT cũng đang là một thách thức không nhỏ với VTVcab khi hai đơn vị này đã xin đƣợc giấp phép, cấp phép dịch vụ truyền hình số tại lãnh thổ Việt Nam. Với cơ sở hạ tầng truyền dẫn đã sẵn có đã đƣợc xây dựng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông, Viettel và FPT đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng để triển khai dịch vụ. Dự kiến đến giữa năm 2015 hai đơn vị này sẽ triển khai thƣơng mại dịch vụ.