Giải pháp thành lập phòng Marketing

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 94)

Hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng hiện nay chức năng này do phòng Kinh doanh đảm nhận. Để cải thiện hiệu quả công việc, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty thì trong thời gian sắp tới Công ty cần sớm thành lập phòng Marketing riêng để chuyên môn hóa nghiệp vụ này. Công ty nên chú trọng đến chiến lược marketing mix để khắc phục điểm yếu và nâng Công ty lên một tầm cao mới.

* Về sản phẩm

Công ty xuất khẩu các loại gạo chủ yếu là qua trung gian nên hiện tại vẫn chưa chú trọng nhiều đến bao bì, nhãn mác,… Công ty nên xây dựng riêng thượng hiệu cho sản phẩm xuất khẩu để tạo nên sự khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc in ấn thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất khẩu, biểu tượng (nếu có), nhãn mác cần phải cẩn trọng để không vi phạm các quy tắc về thuần phong mỹ tục của các quốc gia nhập khẩu.

* Về giá cả

Công ty định giá linh hoạt theo tình hình thị trường thế giới, dựa vào các đối thủ cạnh tranh hoặc là thông tin đưa ra từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, báo chí,… chứ chưa có chính sách cụ thể xác định về giá cả. Do đó, Công ty cần phải mở rộng sự tham khảo ra từ nhiều phía hơn nữa, lấy từ những nguồn thông tin chính xác để việc đánh giá mới không gây tổn thất cho Công ty.

* Về phân phối

Công ty bán hàng chủ yếu là qua ủy thác xuất khẩu, còn tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng hầu như cả hai hình thức này đều phải qua nhiều trung gian rồi mới đến được người tiêu dùng. Chính vì vậy mà Công ty sẽ không nắm được quyền chủ động trên thị trường, phụ thuộc nhiều vào môi giới trung gian. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần đẩy mạnh hệ thống đại lý phân phối tại các thị trường nước ngoài, nhưng phương pháp này đòi hỏi Công ty phải bỏ ra nguồn vốn đầu tư khá lớn nên khó mà thực hiện ngay được. Dựa trên tình hình hiện tại thì Công ty có thể thắt chặt mối quan hệ với các nhà phân phối trung gian để ổn định đầu ra cho Công ty, đồng thời phải nghiên cứu, đề ra kế hoạch mở rộngkênh phân phối trực tiếp cho thời gian sắp tới.

* Về chiêu thị

Công ty cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, thiết lập trang web dành cho Công ty vì mục tiêu là thu hút và giới thiệu thông tin cho nhiều khách hàng mới. Việc ứng dụng thương mại điện tử trong mua bán sẽ tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho cả Công ty lẫn khách hàng là người mua. Khách hàng có thể tự tìm hiểu thông tin cần biết về lịch sử, quá trình hình thành và các sản phẩm của Công ty một cách thuận tiện. Đồng thời, Công ty không cần mất nhiều thời gian cũng như khách hàng cũng không cần bỏ ra nhiều chi phí để đàm phán trực tiếp. Như vậy thì Công ty cần phải thiết lập trang web một cách kỹ càng, chi tiết, đầy đủ thông tin, quy định về hình thức mua hàng, vận chuyển, giá cả, thanh toán và có cả phần giải đáp thắc mắc dành cho khách hàng. Khi thực hiện giao dịch qua cổng thông tin điện tử, Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thay vì phảithuê mặt bằng, nhân viên bán hàng và nhiều chi phí khác phát sinh nữa nên Công ty có thể tiến hành những chương trình khuyến mãi, chiết khấu dành cho khách hàng thân thiết hoặc mua với số lượng lớn.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)