Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 92)

Mặc dù Công ty nằm ngay vùng trọng điểm trồng lúa có nguồn cung khá dồi dào nhưng cây lúa phụ thuộc vào thời tiết từng mùa vụ nên gây ra nhiều rủi ro cho việc cung cấp đầu vào cho Công ty. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh của những công ty khác như: Công ty Cổ phần Gentraco, Công ty Lương thực Sông Hậu,… cũng thu mua lúa từ những người nông dân tại đây nên lượng lúa cung cấp chưa thật sự ổn định và đồng đều về chất lượng. Trong khi đó, tiêu chuẩn về mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty sang các thị trường tiêu thụ ngày càng cao và khắt khe hơn đòi hỏi Công ty phải đề ra biện pháp để giải quyết vấn đề này.

Trên thực tế đã có nhiều công ty lựa chọn mô hình xây dựng vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn và một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc liên kết với nông dân, địa phương xây dựng mô hình này là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) bắt đầu từ năm 2008 lo hết từ khâu đầu vào đến đầu ra cho nông dân. Tính đến nay, doanh nghiệp này đã có vùng nguyên liệu riêng với diện tích lên đến 9.000 ha đem lại thành quả là tạo được nhiều giống lúa chất lượng cao, sản phẩm đồng nhất, xây dựng thương hiệu riêng cho gạo đặc sản và xuất khẩu sang Nhật Bản với giá cao. Như vậy thì Công ty Mekonimex/Ns cũng nên áp dụng mô hình này vì nó sẽ giúp Công ty ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời được sự khuyến khích của nhiều cơ quan ban ngành và thực hiện theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Khi tham gia vào mô hình này, người nông dân sẽ hiểu thêm được về nhu cầu của thị trường tiêu thụ và sẽ biết cần phải trồng giống lúa nào cho phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hỗ trợ thêm về phương pháp trồng trọt, chăm sóc cây trồng, hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để người nông dân thực hiện đạt kết quả cao hơn. Riêng về Công ty Mekonimex/Ns có thể ký kết hợp đồng bao tiêu với người nông dân, lo từ khâu cung cấp giống cây trồng, thuê người tư vấn về kỹ thuật trồng trọt, hướng dẫn, nhắc nhở, hỗ trợ khi người nông dân gặp khó khăn, đồng thời giám sát xem người nông dân thực hiện có đúng quy cách chưa. Ngoài ra, Công ty cũng nên dành nhiều ưu đãi về việc trả tiền thu mua lúa gạo của người nông dân sẽ cao hơn so với mức giá thị trường một chút để đôi bên cùng có lợi. Bởi vì nếu không có sự kết nối này, khi giá lúa lên cao tức là có khách hàng khác sẵn lòng mua thì Công ty sẽ mất một lượng đầu vào vì người nông dân đã bán cho khách hàng đó. Và ngược lại, khi giá lúa sụt giảm thì Công ty sẽ đi tìm nguồn nguyên liệu rẻ hơn. Như vậy, giá tăng hay giảm đều gây thiệt hại cho một trong các bên cho nên áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho người

nông dân chuyên tâm sản xuất hơn nữa, còn Công ty không còn phải lo về đầu vào không ổn định về sản lượng và chất lượng với nhau, đồng thời rủi ro sẽ được phân tán ra.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 92)