Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 76)

Muốn trở thành người chiến thắng và gặt hái được nhiều thành công trên thương trường thì cần phải “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Đó là một trong những yếu tố cơ bản nhất, phải am hiểu được các đối thủ của mình để đưa ra những phán đoán, nhận xét đúng đắn về vị thế của Công ty so với những công ty khác. Từ đó có thể lựa chọn định hướng phát triển phù hợp cho tương lai.

4.3.4.1 Đối thủ cạnh tranh trong nước

Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có trên 12 doanh nghiệp xuất khẩu gạo và hầu hết đều được cấp giấy phép xuất khẩu dài hạn. Các đơn vị dẫn đầu về số lượng xuất khẩu là: Công ty Gentraco, Công ty Lương thực Sông Hậu, Công ty Mekonimex/Ns, Công ty Cổ phần Thốt Nốt, Nông trường sông Hậu,... và hai đối thủ mạnh nhất đối với Công ty Mekonimex/Ns là Công ty Gentraco và Công ty Lương thực Sông Hậu.

* Công ty Gentraco

Được thành lập vào năm 1980, sau đó chuyển sang hình thức cổ phần hóa vào năm 1998 với tên gọi là Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng Hợp và Chế biến Lương thực Thốt Nốt. Đến ngày 08/01/2006 công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Gentraco đặt trụ sở chính tại 121 Nguyễn Thái Học, Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Công ty luôn nằm trong tốp 5 các doanh nghiệp đi đầu về xuất khẩu gạo của Việt Nam và cũng chiếm luôn vị trí số 1 tại địa bàn Cần Thơ. Gentraco đã xây dựng được hệ thống xí nghiệp chế biến gạo trực thuộc với 11 dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tổng công suất 1.500 tấn gạo/ngày nên lượng gạo bán ra hàng năm lên đến 250.000 – 300.000 tấn đóng

góp tích cực vào thành tích chung cho công tác xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây. Công ty sản xuất đa dạng gạo các loại như: gạo trắng hạt dài 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo 15% tấm, gạo 25% tấm, gạo 35% tấm, tấm, nếp và gạo thơm nhằm cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới như: Nga, các nước Đông Nam Á, Trung Đông và các nước châu Phi. Ngoài ra, Công ty cũng đã xây dựnghệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP nhằm đảm bảo khả năng cung cấp gạo đạt chuẩn chất lượng cho xuất khẩu.

*Công ty Lương thực Sông Hậu

Công ty là thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và được thành lập theo quyết định số 72/1999/QĐ – BNNTCCB ngày 02/05/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có trụ sở chính đặt tại lô 18 Khu Công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Công ty xây dựng hệ thống gồm hai nhà máy xay xát và 11 dây chuyền máy đánh bóng gạo xuất khẩu đạt chuẩn với công suất lên tới 1.600 tấn gạo/ngày. Ngoài ra còn có một kho với diện tích 65.000 m2 nâng tổng sức chứa toàn công ty đạt 130.000 tấn chứng tỏ hệ thống nhà máy và kho bãi có quy mô lớn mạnh. Thị trường tiêu thụ nội địa của Công ty hầu hết là các tỉnh miền Tây và một số tỉnh miền Trung thông qua các cửa hàng, đại lý cũng như hệ thống siêu thị của các tỉnh thành. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Đông Nam Á, Trung Đông và châu Âu thông qua kênh xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu. Công ty cung cấp các mặt hàng gạo với nhiều thành phần phần trăm tấm khác nhau và đặc biệt Công ty có khả năng cung cấp các loại gạo thơm đặc sản như: Hương Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Thái (KDM105), Thơm Đài Loan (VD20), Thơm Mỹ (Jasmine), với sản lượng bán ra khá lớn trung bình đạt 200.000 tấn/năm. Với hệ thống máy đánh bóng gạo đạt tiêu chuẩn đã nâng tổng công suất đến 900 tấn gạo/ngày, đồng thời tạo ra sản phẩm của Công ty đạt uy tín về chất lượng trên thị trường, đảm bảo các thông số kỹ thuật về chất lượng và chỉ tiêu an toàn lương thực. Công ty lương thực Sông Hậu ra đời sau Công ty Mekonimex/Ns nhưng có quy mô hoạt động lớn nên trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.

4.3.4.2Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công ty cần chú ý đến các quốc gia khác trên thế giới cũng xuất khẩu gạo vì đây sẽ là các đối thủ tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty.

Bảng 4.7: Mười thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới giai đoạn 2011 đến 2012

Đơn vị tính: triệu tấn

Các quốc gia Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011

+/- % Ấn Độ 4,64 10,00 5,36 115,52 Việt Nam 7,00 7,50 0,50 7,14 Thái Lan 10,65 6,50 -4,15 -38,97 Pakistan 3,41 3,75 0,34 9,97 Hoa Kỳ 3,25 3,30 0,05 1,54 Braxin 1,30 1,20 -0,10 -7,69 Uruguay 0,84 1,05 0,21 25,00 Campuchia 0,86 0,80 -0,06 -6,98 Burma 0,78 0,70 -0,08 -10,26 Argentina 0,73 0,66 -0,07 -9,59

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA

* Thái Lan

Diện tích trồng lúa đứng thứ 5 trên thế giới với diện tích đất canh tác là 10,5 triệu ha cộng với khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn tạo lợi thế mạnh cho ngành nông nghiệp. Từ năm 1981 đến năm 2011 xuất khẩu gạo của Thái Lan luôn dẫn đầu và chiếm khoảng 30% sản lượng toàn cầu, điển hình như sản lượng đạt 10,6 triệu tấn năm 2011, là đối thủ mạnh nhất mà Công ty cần chú trọng cẩn thận. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của quốc gia này là châu Á, châu Phi và mở rộng ra cả những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU,... Trong những năm qua, Thái Lan chú trọng đầu tư khoa học công nghệ hiện đại, thực hiện kỹ càng công tác nghiên cứu thị trường để tạo ra giống lúa mới cho năng suất cao hơn, tạo ra sự đa dạng về các loại gạo xuất khẩu với chất lượng cao, đảm bảo điều kiện đóng gói, vận chuyển, bảo quản kỹ lưỡng đạt được các tiêu chuẩn được đề ra bởi các nước nhập khẩu nhằm tạo lòng tin ở các thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định thương hiệu gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế. Ngoài ra,

Chính phủ còn đề ra các biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu như: không thu thuế xuất khẩu, nhà xuất khẩu chỉ nộp thuế lợi tức (nếu có), xóa bỏ chế độ hạn ngạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng được dễ dàng hơn với lãi suất ưu đãi,... Bước sang năm 2012, Chính quyền mới lên nắm quyền ở Thái Lan và ban hành chính sách hướng đến lợi ích của người nông dân trồng lúa và gia tăng giá trị hạt gạo. Điều này đã làm cho giá lúa nâng lên 484 USD/tấn và trong tương lai sẽ còn gia tăng nữa. Do chính sách trợ giá của Chính phủ Thái Lan mà sản phẩm gạo xuất khẩu giảm đi tính cạnh tranh so với các quốc gia khác. Nhiều doanh nghiệp từng là khách hàng cũ trước đây đã chuyển sang ký kết hợp đồng với Việt Nam vì chất lượng gạo là tương đương mà giá lại thấp hơn nên năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan đã giảm hơn năm 2011, tạo điều kiện lớn cho Công ty Mekonimex/Ns vươn lên hơn nữa nhân cơ hội này. Hiện nay, Thái Lan đang xúc tiến mạnh mẽ chiến lược sản xuất và xuất khẩu để giành lại vị thế đã mất bằng cách tập trung đáp ứng theo yêu cầu của từng thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng tìm kiếm thêm nhiều thị trường tiêu thụ mới. Đây là mối đe dọa cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Mekonimex/Ns nói riêng. Do sản lượng xuất khẩu năm 2012 của quốc gia này giảm mạnh nên lượng tồn kho lớn và nếu Thái Lan bán tháo gạo ra thị trường thế giới với giá lỗ sẽ gây lũng đoạn thị trường gạo và tạo nên thách thức lớn cho gạo Việt Nam khi Thái Lan bán phá giá gạo xuất khẩu.

*Ấn Độ

Diện tích trồng lúa lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Đông, châu Phi, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Những thị trường truyền thống quen thuộc ở Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ có thói quen tiêu dùng gạo Basmati đặc sản của Ấn Độ vì hương thơm đặc trưng và cách thức sơ chế của loại gạo này. Ngoài ra, Ấn Độ còn xuất khẩu có phẩm cấp trung bình thấp là phi – Basmati sang châu Á và châu Phi. Năm 2008, cuộc khủng hoảng lương thực đã làm quốc gia này giảm lượng gạo sản xuất phi – Basmati. Đến cuối năm 2009, do ảnh hưởng bởi hạn hán nên quốc gia này giảm xuất khẩu để bù lại lượng gạo thiếu hụt trong nước. Chính phủ Ấn Độ lo ngại sẽ thiếu lượng cung trên thị trường nên kể từ tháng 9 năm 2011 lệnh cấm trước đây đã được để ngõ, cho phép tư nhân tiếp tục xuất khẩu sang các quốc gia khác. Đồng thời, Chính phủ cũng đã dỡ bỏ rào cản xuất khẩu nên giá gạo có ưu thế hơn so với Việt Nam và Thái Lan. Năm 2011, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ có giá là 475 USD/tấn rẻ hơn Việt Nam là 575

USD/tấn và Thái Lan là 595 USD/tấn. Đến năm 2012, giá gạo Ấn Độ tiếp tục giảm chỉ còn từ 410 đến 420 USD/tấn và vẫn thấp hơn so với Việt Nam nên nhiều thị trường tiêu thụ gạo đã chuyển sang mua gạo của Ấn Độ. Kết quả là giúp cho Ấn Độ vươn lên thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2012 với 10 triệu tấn. Sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng vươn rộng ra tầm quốc tế ngày càng nhiều của Ấn Độ là mối đe dọa cho Công ty Mekonimex/Ns nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi phải cạnh tranh gay gắt trong phân khúc gạo có phẩm cấp thấp và giá rẻ, nhất là tại thị trường tiêu thụ châu Phi.

* Pakistan

Qua hai năm 2011 và 2012, Pakistan vẫn giữ vững vị trí thứ 4 trong tốp 10 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới với sản lượngxuất khẩu chỉ giảm nhẹ 2,78% trong năm 2012 và đạt 3,75 triệu tấn. Loại gạo xuất khẩu chủ yếu là Basmati và phi – Basmati sang khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới. Quốc gia này gặp sự cạnh tranh với Ấn Độ vì cùng xuất khẩu loại gạo Basmati nhưng giá của Ấn Độ lại thấp hơn từ 50 đến 100 USD/tấn nên không thể chiếm lĩnh tại một số thị trường như Iran. Pakistan có điểm chung với Ấn Độ là xuất khẩu gạo cấp thấp nên cạnh tranh rất gay gắt với Việt Nam và bao gồm luôn cả Công ty Mekonimex/Ns. Theo sự đánh giá của các chuyên gia kinh tế Việt Nam, chất lượng gạo phẩm cấp thấp của nước ta có chất lượng từ bằng đến hơn so với Pakistan nhưng giá thành lại cao hơn dao động 20 – 30 USD/tấn cộng với chi phí vận tải của Pakistan thấp hơn khoảng 40 USD/tấn nên giá cả mặt hàng gạo Việt Nam không cạnh tranh bằng Pakistan, dẫn đến tình trạng Công ty dễ dàng mất thị trường châu Phi vào quốc gia này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 76)