Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 56)

Trước đây, số lượng thị trường nhập khẩu gạo của Công ty tương đối hẹp, dao động từ 3 đến 5 thị trường truyền thống như: Philippines, Indonesia, Malaysia,... và hầu như chỉ là các khách hàng quen thuộc nên có mối quan hệ làm ăn lâu đời và việc mua bán tương đối ổn định. Đến thời gian gần đây, Công ty mở rộng phát triển thêm khoảng 8 đến 10 thị trường mới ở khu vực Đông Nam Á lẫn châu Phi nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của thị trường còn nhiều dao động. Thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường mới hợp tác với Công ty trong vài năm trở lại đây nhưng lại có nhiều điểm đáng chú ý bởi sản lượng và kim ngạch nhập khẩu gạo của nước này tăng lên rất mạnh và trở thành khách hàng lớn nhất của Công ty. Chính vì vậy, để hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo ngày càng đạt hiệu quả cao thì việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm bắt thị trường rất quan trọng trong việc đề ra những biện pháp phù hợp nhằm tiếp tục phát triển hay cần thay đổi chỉnh sửa tăng kim ngạch xuất khẩu và giảm tối đa thiệt hại về uy tín lẫn nguồn tài chính của Công ty. Sở thích tiêu dùng gạo ở mỗi thị trường là khác nhau và khá là đa dạng, mỗi thị trường có những yêu cầu riêng nên tùy thị trường mà Công ty sẽ đáp ứng theo đúng nhu cầu của khách hàng.

Bảng 4.5 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩugạocủa Công ty Mekonimex/Ns sang các thị trường giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

THỊ TRƯỜNG NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2012 6T/2013

CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 +/- % +/- % +/- % Sản lượng (tấn) 11.889,91 21.877,15 39.545,55 10.606,20 9.087,90 9.987,24 84,00 17.668,40 80,76 -1.518,30 -14,32 Malaysia 800,00 3.050,50 6.201,50 2.199,95 400,40 2.250,50 281,31 3.151,00 103,29 -1.799,55 -81,80 Hong Kong 750,00 575,00 75,75 25,75 - -175,00 -23,33 -499,25 -86,83 - - Thổ Nhĩ Kỳ - 750,00 2.500,00 1.500,00 1.367,50 - - 1.750,00 233,33 -132,50 -8,83 Singapore 390,00 - 528,00 220,00 440,00 - - - - 220,00 100,00 Trung Quốc 500,00 2.000,00 11.370,00 490,00 4.600,00 1.500,00 300,00 9.370,00 468,50 4.110,00 838,78 Philippines 5.099,95 2.000,40 7.120,35 3.070,50 1.280,00 -3.099,55 -60,78 5.119,95 255,95 -1.790,50 -58,31 Bangladesh 500,50 1.899,25 - - - 1.398,75 279,47 - - - - Indonesia 3.099,15 11.602,00 6.900,00 2.400,00 - 8.502,85 274,36 -4.702,00 -40,53 - - Khác 750,31 - 4.849,95 700,00 1.000,00 - - - - 300,00 42,86 Kim ngạch (nghìn USD) 5.528,88 10.663,55 17.230,84 4.982,50 3.540,25 5.134,67 92,87 6.567,29 61,59 -1.442,25 -28,95 Malaysia 305,00 1.544,04 3.028,39 1.158,47 174,98 1.239,04 406,24 1.484,35 96,13 -983,49 -84,90 Hong Kong 354,00 260,13 47,10 15,22 - -93,87 -26,52 -213,03 -81,89 - - Thổ Nhĩ Kỳ - 373,31 1.073,00 638,00 518,15 - - 699,69 187,43 -119,85 -18,79 Singapore 134,55 - 218,06 92,40 176,00 - - - - 83,60 90,48 Trung Quốc 220,00 937,50 4.755,03 199,92 1.814,24 717,50 326,14 3.817,53 407,20 1.614,32 807,48 Philippines 2.634,59 852,17 2.861,18 1.274,69 474,88 -1.782,42 -67,65 2.009,01 235,75 -799,81 -62,75 Bangladesh 168,32 884,47 - - - 716,15 425,47 - - - - Indonesia 1.414,31 5.811,93 3.289,30 1.312,80 - 4.397,62 310,94 -2.522,63 -43,40 - - Khác 298,11 - 1.958,78 291,00 382,00 - - - - 91,00 31,27

47,65 25,58 5,52 3,98 17,27 7,99 54,50 14,48 8,79 14,23 16,60 19,09 17,58 27,60 19,13 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2010 2011 2012

Philippines Indonesia Malaysia Trung Quốc Khác

Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty Mekonimex/Ns, từ 2010 đến 2012

Hình 4.4 Tỷ trọng xuất khẩu qua các thị trường theo kim ngạch xuất khẩu của Công ty Mekonimex/Ns giai đoạn 2010 – 2012

* Thị trường Philippines:

Nền nông nghiệp tại Philippines chịu nhiều tác động bởi thiên tai như: bão, lũ lụt, sóng thần nên lương thực quốc gia luôn thiếu hụt dẫn đến tình trạng trở thành một trong những nước nhập khẩu gạo hàng đầuthế giới. Thị trường nàyưa chuộng loại gạo hạt dài, trung bình nhưng phải được đánh bóng kỹ lưỡng, có màu sắc trắng trong và không yêu cầu phải có mùi thơm và dẻo. Các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Philippines phải dựa trên sự thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước. Chính phủ nước ta giao cho VFA chỉ định một doanh nghiệp đứng ra đàm phán ký kết hợp đồng, sau đó về phân chia lại cho các doanh nghiệp hội viên nên việc xuất khẩu gạo sang thị trường này chủ yếu là dưới hình thức ủy thác qua VFA. Đây là thị trường tiêu thụ gạo truyền thống của Công ty và đem lại lợi nhuận ổn định về nguồn tài chính.

Năm 2010, thị trường này dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch chiếm 47,65% tức gần bằng phân nửa tổng số các quốc gia kia cộng lại, đem lại nguồn ngoại tệ là 2.634,59 nghìn USD. Nguyên nhân là do trong năm nước này bị biến đổi khí hậu khiến cho lúa mất mùa và thiếu hụt lúa gạo trầm trọng dẫn đến cần một lượng nhập khẩu lớn để bảo đảm lương thực thực phẩm tiêu dùng trong

nước. Tỷ trọng nhập khẩu gạo từ Công ty của Philippines trong năm 2011 giảm mạnh xuống chỉ còn 7,99% vì chính quyền mới của nước này thay đổi chính sách nhập khẩu gạo, cho phép tư nhân tham gia vào các gói nhập khẩu và hạn chế độc quyền nhập khẩu của Cơ quan Lương thực Philippines (NFA) nên lượng hợp đồng với Việt Nam cũng giảm theo. Trước sự thay đổi đó, VFA đưa ra biện pháp đề nghị 4 doanh nghiệp lớn của Việt Nam đứng ra đàm phán bán gạo với thương nhân Philippines, số lượng gạo trong các hợp đồng ký được sẽ chia đều cho các đơn vị khác trong VFA. Tuy nhiên, 4 doanh nghiệp trên đã không thành công trong việc đàm phán và kết quả là chỉ thỏa thuận bán cho bên kia một số lượng nhỏ không đáng kể. Điều này kết hợp thêm với sự cạnh tranh gay gắt của Campuchia và Myanma đã làm ảnh hưởng đến Công ty. Về sản lượng, Công ty chỉ xuất được 2.000,4 tấn gạo, giảm 60,78% so với năm 2010; đồng thời kéo theo kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 852,17 nghìn USD, giảm 67,65% so với năm trước. Bước sang năm 2012, tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu sang Philippines tăng hơn hai lần năm 2011, đạt 16,6% trong tổng kim ngạch. Sản lượng trong năm này tăng thêm 5.119,95 tấn gạo tương ứng với tăng thêm 255,95% so với kỳ trước. Tuy mức độ tăng cao nhưng đây vẫn chưa phải là con số tăng nhiều nhất so với các quốc gia khác nhưng do Philippines đang cố gắng thực hiện chính sách tự túc lương thực và cả năm qua kết thúc hợp đồng với Campuchia và không thỏa thuận được hợp đồng mới nên đã chuyển sang nhập khẩu gạo Việt Nam. Cộng thêm phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn nên nhu cầu gạo tăng nhiều và nhờ đó lượng gạo xuất khẩu của Công ty cũng tăng theo. Nhưng khi chuyển sang 6 tháng đầu năm 2013 thì Công ty giảm 58,31% về sản lượng và giảm 62,75% về kim ngạch xuất khẩu so với 6 tháng đầu năm 2012, chỉ đạt được 474,88 nghìn USD trong hai quý đầu năm.

Thị trường Philippines có nhu cầu lớn về gạo nhưng nhập chủ yếu là gạo ở phân khúc thấp tức gạo 25% tấm. Chỉ riêng năm 2010 do nhu cầu tương đối cao nên mới nhập khẩu nhiều gạo từ Công ty, sau đó có xu hướng giảm dần qua các năm. Sở dĩ có sự sụt giảm đó ngoài nguyên nhân là do Chính phủ nước đó mà còn do các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan và Myanma ra sức cạnh tranh gay gắt trong phân khúc gạo giá rẻ. Đồng thời, Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu giải quyết hàng tồn kho năm 2012 nên lượng cung tăng trong khi đó cầu lại giảm nên giá cả cũng bị ảnh hưởng giảm theo.

* Thị trường Indonesia:

Đây là quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới với tổng dân số hơn 250 triệu người. Theo thống kê của Viện nghiên cứu gạo Quốc tế (IRRI), tiêu thụ gạo ở Indonesia trung bình trên 139 kg/người/năm, với mức tiêu thụ khoảng 2,7 triệu tấn gạo/tháng thì Indonesia cũng là một trong những nước tiêu thụ gạo trung bình đầu người cao trên thế giới. Đây cũng là một trong những thị trường truyền thống của Công ty với yêu cầu gạo có phẩm chất cao, thích loại gạo có mùi thơm, dẻo và tỷ lệ tấm không quá 15%. Những năm gần đây do chính sách phát triển lương thực trong nước và nhập khẩu gạo tại Indonesia có nhiều thay đổi đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Công ty sang thị trường này có nhiều biến động lớn nhưng vẫn luôn giữ được thứ hạng nhất nhì trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Nhìn chung, lượng gạo xuất khẩu của Công ty sang Indonesia trong thời gian qua có nhiều thay đổi, điển hình như từ năm 2003 đến 2007 Indonesia đã từng là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Công ty nhưng sang năm 2008 thì sản lượng gạo được nhập khẩu sang thị trường truyền thống này giảm mạnh và ngưng hẳn vào năm 2009. Bước sang năm 2010 mới có sự thay đổi lại là Indonesia tiếp tục chọn gạo của Công ty Mekonimex/Ns làm nhà cung cấp gạo với sản lượng đạt 3.099,15 tấn gạo và kim ngạch xuất khẩu là 1.414,31 nghìn USD. Năm 2011, quốc gia này gia tăng lượng gạo nhập khẩu nhằm đảm bảo lượng gạo dự trữ để tránh khỏi khủng hoảng về lương thực trong nước. Chính vì vậy mà Indonesia đã vượt qua Philipnies – thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Công ty năm 2010, để trở thành khách hàng lớn nhất của Công ty Mekonimex/Ns, chiếm 54,5% trong cơ cấu kim ngach xuất khẩu với sản lượng gạo là 11.602 tấn gạo, tăng 274,36% so với năm 2010. Có nhiều nhân tố tác động làm nên sự thay đổi lớn như vậy. Trước đây, Indonesia nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan, nhưng đến năm 2011 quốc gia này đã giảm xuất khẩu và tăng giá lúa, gạo làm cho bất lợi việc cạnh tranh với các nước khác trong việc xuất khẩu gạo. Trong khi đó, Việt Nam có nguồn cung dồi dào kết hợp với giá cả cạnh tranh, cộng thêm thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đồng thời cũng là thành viên của khối ASEAN nên càng có nhiều cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩucủa Công ty năm 2011 đạt 5.811,93 nghìn USD, tăng 310,94% so với năm trước. Đây là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Tình hình sản xuất của Indonesia bắt đầu đi vào ổn định vào năm 2012 và gặp nhiều thuận lợi nên đáp ứng đuộc một phần cho tiêu dùng trong nước và không cần nhập khẩu lượng lớn gạo như năm

2011. Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), Chính phủ nước này đưa ra các chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân để tăng tự sản xuất lúa thêm 5% so với năm trước đạt 69,05 triệu tấn lúa tương đương với 46 triệu tấn gạo. Kết quả là lượng gạo xuất khẩu của Công ty Mekonimex/Ns sang thị trường này giảm rõ rệt 40,53% so với năm 2011 và chỉ đạt 6900 tấn gạo trong năm 2012 về sản lượng. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 19,09% trong tổng số các thị trường của Công ty. Kéo theo đó kim ngạch xuất khẩu cũng giảm còn 3.289,3 nghìn USD, tức giảm 43,4% so với kỳ trước. Kể từ đầu năm 2013 đến nay thì Công ty vẫn chưa ký kết được hợp đồng nào với thị trường này bởi sự tác động của các chính sách của Chính phủ Indonesia. Cơ quan hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết trong năm 2013 Indonesia chỉ nhập khẩu khoảng 67% trong tổng số 1 triệu tấn gạo hạn ngạch được Chính phủ cho phép, hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp vào năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo vào năm 2015. Trong thời gian sắp tới, Công ty cần chú trọng công tác nghiên cứu sự thay đổi chính sách ngoại thương của quốc gia này, kịp thời cập nhật những tin tức mới để đưa ra biện pháp phù hợp khắc phục khó khăn.

* Thị trường Malaysia:

Đối tác Malaysia là một khách hàng quan trọng và quen thuộc trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty Mekonimex/Ns, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty. Thị trường này chia ra làm hai phân khúc rõ rệt: đối với tầng lớp có thu nhập khá trở lên thường thích gạo trắng, hạt dài, có phẩm cấp tốt và tỷ lệ tấm thấp như gạo 5% tấm là chủ yếu; còn đối với những người có thu nhập bình quân hàng tháng thấp thường tiêu dùng gạo hạt dài với tỷ lệ tấm cao từ 15 – 25% tấm. Sản phẩm gạo của Công ty đã đáp ứng được cả hai nhu cầu thị trường này và trong tương lai Công ty đang hướng tới lấy việc xuất khẩugạohạt dài làm lợi thế.

Qua các năm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Malaysia đều tăng tương đối nhiều. Năm 2010, đây là nước nhập khẩu gạo lớn thứ ba trong các thị trường nhập khẩu của Công ty với sản lượng đạt 800 tấn, đem về nguồn doanh thu là 305 nghìn USD. Malaysia là thị trường tập trung của Chính phủ nên hợp đồng xuất khẩu cũng phải dựa trên thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước. Năm 2009, nước ta ban hành chính sách yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam giảm lượng xuất khẩu gạo trực tiếp, chuyển sang hình thức đấu thầu các hợp đồng xuất khẩu cấp Chính phủ để tránh hiện trạng một số doanh nghiệp giảm giá gạo trên thị trường nhằm mục tiêu cạnh tranh về giá, nâng cao sản lượng xuất

khẩu đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác trong VFA. Kể từ năm 2010, cơ chế này có phần thông thoáng hơn nên nhờ vậy tình hình xuất khẩu của Công ty có chiều hướng diễn biến tích cực hơn trước. Năm 2011, Công ty xuất khẩu 3.050,5 tấn gạo sang Malaysia, tăng 281,31% so với năm 2010. Không chỉ tăng về sản lượng mà giá gạo đã đạt mốc cao nhất 506,16 USD/tấn trong thời gian qua xét trong thị trường Malaysia. Giá gạo sốt khá cao do lượng cầu tăng nhưng lượng cung lại đáp ứng không đủ, đồng thời mặt hàng gạo xuất khẩu nhiều sang thị trường này là gạo chất lượng cao. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu năm này đạt 1.544,044 nghìn USD, tăng 1.239,04 nghìn USD tương đương với tăng 406,24% so với năm 2011. Năm 2012, do ảnh hưởng giá gạo thế giới và phụ thuộc vào cung cầu của thị trường nên giá gạo trong năm này giảm chỉ còn 488,33 USD/tấn. Tuy nhiên nhờ sự gia tăng về sản lượng trong năm này đạt 6.201,5 tấn gạo nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 96,13% so với năm 2011. Lượng nhậpkhẩu gạo của Malaysia trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm rõ rệt 81,8% so với 6 tháng đầu năm 2012, chỉ đạt 400,4 tấn gạo do chính sách tự cung tự cấp lương thực của quốc gia này. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty chỉ còn 174,98 nghìn USD, giảm 983,49 nghìn USD tương ứng 84,9% so với kỳ trước.

Malaysia là thị trường xuất khẩu gạo lớn và mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty Mekonimex/Ns. Nhưng do Chính phủ nước này thực hiện bảo hộ lương thực đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần đưa ra những chính sách lâu dài, biện pháp phù hợp để duy trì mối quan hệ hợp tác làm ăn cũng như chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tồn về lâu trong thị trường này.

* Thị trường Trung Quốc:

Xét về vị trí địa lý, Trung Quốc hiện nay nằm trong khối ASEAN cộng 3 và giáp với biên giới Việt Nam. Nông nghiệp là một trong những ngành nghề lâu đời tồn tại ở quốc gia này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốcliên tục gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong đó có Công ty Mekonimx/Ns và trở

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)