* Về kinh tế:
Nền kinh tế đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm cả Công ty Mekonimex/Ns trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của các cá thể hay tổ chức đó. Khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 – 2009 đã làm cho nền kinh tế của nhiều quốc gia trên toàn cầu điêu đứng và đến nay, mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ vẫn còn chậm. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác trong nước nói chung trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu về thị trường, giá cả và thanh toán. Có rất nhiều yếu tố trong nền kinh tế tác động đến hoạt động của Công ty như: lạm phát là nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào làm ảnh hưởng chi phí, lợi nhuận Công ty; tỷ giá hối đoái thì tác động đến kim ngạch xuất khẩu và quyết định doanh thu;...
- Lạm phát:
Kinh tế Việt Nam đã dần dần vượt qua khó khăn để hồi phục lại sự tăng trưởng trước đây. Tình hình xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, giá cả nhiều mặt hàng được cải thiện nên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 72,2 tỷ USD theo số liệu của Tổng cục thống kê. Bên cạnh những tiến bộ đó, chính sách kích cầu ngoài việc làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế còn dẫn đến lạm phát cao. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố gộp lại như: giá hàng hóa thế giới tăng lên, đồng tiền mất giá, cung tiền tăng mạnh đã dẫn đến cơn bão giá làm các doanh nghiệp, kể cả Công ty cùng với người dân đều rơi vào khó khăn. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu có giá trị tương đối cao nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu lại lên đến 84,84 tỷ USD năm 2010 (xem hình 4.1 trang 29) nên nước ta vẫn trong tình trạng nhập siêu cao.
11,75 6,81 2,40 18,13 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 20,00 2010 2011 2012 6T/2013 Năm %
Nguồn: Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Hình 4.6 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Có ba nguyên nhân chính gây nên tình trạng lạm phát: thứ nhất là do chi phí đẩy (giá vàng, điện, nước,... tăng), thứ hai là do cầu kéo (chênh lệch cung cầu, thâm hụt ngân sách) và thứ ba là do tiền tệ (tăng cung). Năm 2010, tỷ lệ lạm phát tăng với tốc độ rất nhanh gần gấp đôi năm trước với tỷ lệ là 11,75%. Đến năm 2011 đỉnh cao của lạm phát với con số đạt 18,13%. Điều đó làm cho Công ty không thể giảm bớt chi phí mua nguyên liệu đầu vào, chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển,... đây là những chi phí cơ bản cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Chính vì chi phí đầu vào tăng lên dẫn đến Công ty gia tăng giá xuất khẩu để đảm bảo lợi nhuận, và một số khách hàng đã chuyển sang mua gạo của các đối thủ khác như: Ấn Độ, Myanma,... với giá rẻ hơn. Ngoài ra, với việc chạy đua của các ngân hàng đã làm bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động càng làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác vay vốn. Điều này không chỉ xảy ra với Công ty mà các doanh nghiệp khác cũng gặp tình trạng tương tự. Do đó cần theo dõi những thay đổi về lãi suất và những ưu đãi của ngân hàng để Công ty có thể tiến hành vay vốn kịp thời, đúng lúc, đáp ứng nhu cầu về vốn của Công ty. Bước sang năm 2012,lạm phát đã giảm xuống ở mức 6,81% chỉ còn một con số và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ lạm phát là 2,4%. Dự đoán cuối năm 2013 với điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt thì có thể sẽ đạt được không chỉ bằng mà có thể thấp hơn 6,5% và chi phí đầu vào của Công ty cũng không còn cao như trước.
- Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Khi đồng nội tệ giảm giá thì sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường, là cơ hội lớn cho các công ty xuất khẩu. Nhưng ngược lại là sự đe dọa lớn đối với các công ty nhập khẩu bởi giá bán cũng phải tăng lên theo cùng với giá vốn hàng nhập khẩu.Chính vì vậy mà sự tăng giảm tỷ giá hối đoái tác động khá lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Công ty Mekonimex/Ns chọn đồng đô la Mỹ làm đồng tiền giao dịch chính trong các hoạt động xuất khẩu của Công ty. Tỷ giá của đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ tăng dần qua các năm như sau. Ngày 11/02/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tỷ giá chính thức từ 17.941 VND/USD lên 18.544 VND/USD. Đến ngày 17/08/2010 tỷ giá tiếp tục tăng thêm 2,1% lên đến 18.932 VMD/USD. Sang năm 2011 thì Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tỷ giá thêm 9,3% (đầu tháng 02/2011), nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD. Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước giữ tỷ giá ổn định với mức 20.828 VND/USD cho đến 6 tháng đầu năm 2013. Cho đến ngày 28/06/2013 tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lên 21.036 VND/USD với mức điều chỉnh là 1%. Sự điều chỉnh đã thể hiện rõ nhu cầu ngoại tệ tăng lên nhưng vẫn nằm trong khả năng đáp ứng của thị trường cũng như khả năng điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Ở vị trí là một công ty xuất khẩu gạo ra các thị trường thế giới nên Công ty mong muốn giá trị đồng nội tệ không quá cao giống như tình hình tỷ giá hiện nay. Khi tỷ giá tăng lên như vậy tạo ra sự chênh lệch tỷ giáhối đoái giúp cho Công ty thu về thêm được một khoản lợi nhuận. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu và máy móc nhập khẩu nên khi giá tăng sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
* Chính trị, pháp luật:
Để một quốc gia và các doanh nghiệp trong quốc gia đó có thể tập trung vào phát triển nền kinh tế vững mạnh thì yếu tố chính trị, pháp luật đóng vai trò quyết định rất quan trọng. Hiện nay, tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định hơn so với một vài nước khác trên thế giới. Nước ta chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập quốc tế. Theo Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh, hiện nay Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với 180 trên 193 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Việt Nam trong
năm 2008 – 2009 đảm nhận cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và chủ tịch ASEAN năm 2010. Và trước đó Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO đánh dấu bước ngoặc lớn trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nói chung là mặc dù Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển nhưng với nền chính trị ổn định cùng với những chính sách ưu đãi cho việc xuất khẩu làm cho giao dịch kinh doanh quốc tế diễn ra thuận lợi hơn và có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam, trong đó bao gồm luôn cả Công ty Mekonimex/Ns.
Chính phủ nước ta đã ban hành nhiều chính sách để bổ sung và hoàn thiện hơn về việc kinh doanh xuất khẩu gạo đối với các doanh nghiệp Việt Nam như Nghị định số 109/2010/NĐ – CP căn cứ trên Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001, Luật Thương mại 14/06/2005, Luật Doanh nghiệp 29/11/2005 và xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo được áp dụng cho thương nhân Việt Nam thuộc thành phần kinh tế nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
-Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu năm nghìn tấn thóc, phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Để đáp ứng được yêu cầu trên thì Công ty đã xây dựng thêm nhà máy xay xát lúa gạo Thạnh Thắng với sức chứa 6.000 tấn lúa, công suất 28 tấn/giờ mới đáp ứng được các điều kiện mà Chính phủ đưa ra và được cấp giấy phép kinh doanh dài hạn nhờ có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị. Công ty cần đẩy mạnh thêm tiến độ vươn lên nhiều hơn nữa để vượt qua các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh, trở thành doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Ngoài ra, Công ty còn đang chuẩn bị thành lập Công ty tách màu gạo dùng để phân loại sản phẩm và sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2014.
Theo Cổng thông tin điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị định số 109/2010/NĐ – CP có nêu rõ tiêu chí đăng ký hoạt động xuất khẩu gạo như sau:
- Hoạt động xuất khẩu có giá xuất khẩu không thấp hơn giá sàn gạo xuất khẩu được công bố theo Quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
- Có sẵn lượng gạo ít nhất bằng 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký, không bao gồm lượng gạo thường xuyên phải có để duy trì mức dự trữ lưu thông theo Quy định tại điều 12 của Nghị định này.
- Phù hợp với quy định về hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung do Bộ Công thương ban hành theo quy định của Nghị định này.
Ngoài ra còn có Thông tư số 89/2011/TT – BTC hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam về phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu để định giá một cách chính xác và không quy phạm pháp luật quy định về xuất khẩu gạo.
Giá sàn gạo xuất Giá vốn gạo Các loại
khẩu bình quân xuất khẩu bình quân Lợi nhuận thuế phải củatừng tiêu = của từng tiêu chuẩn + dự kiến + nộp theo chuẩn phẩm cấp phẩm cấp gạo quy định gạo (VND, USD/tấn) (VND, USD/tấn) pháp luật
Gần đây nhất là Quy định về mua tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu năm 2013 số 850/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: mua tạm trữ 1.000.000 tấn quy gạo trong vụ hè thu năm 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long theo tỷ lệ quy đổi thóc: gạo là 2:1; loại thóc, gạo mua tạm trữ gồm thóc, gạo thường và thóc, gạo thơm. Thời hạn mua tạm trữ từ ngày 15/06/2013 đến hết ngày 31/07/2013. Quy định này sẽ giúp cho việc bán lúa, gạo sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn.
Để Công ty có thể phân loại ra các loại gạo với tỷ lệ phần trăm tấm khác nhau thì cần dựa vào một số tiêu chuẩn sau đây nhằm giúp cho hoạt động xuất khẩu được tốt hơn.
- Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5% tấm có tiêu chuẩn: tấm tối đa 5%; độ ẩm tối đa 14%; hạt hỏng tối đa 1,5%; hạt vàng tối đa 0,5%; tạp chất tối đa 0,1%; thóc tối đa 15 hạt/kg; hạt bạc phấn tối đa 6%; hạt non tối đa 0,2%; yêu cầu được xay xát kỹ.
- Gạo trắng hạt dài Việt Nam 10% tấm có tiêu chuẩn: tấm tối đa 10%; độ ẩm tối đa 14%; hạt hỏng tối đa 1,25%; hạt vàng tối đa 1%; tạp chất tối đa 0,2%; thóc tối đa 25 hạt/kg; hạt bạc tối đa 7%; hạt non tối đa 0,2%; yêu cầu được xay xát kỹ.
- Gạo trắng hạt dài Việt Nam 15% tấm có tiêu chuẩn: tấm tối đa 15%; độ ẩm tối đa 14%; hạt hỏng tối đa 1,5%; hạt vàng tối đa 1,25%; tạp chất tối đa 0,2%; thóc tối đa 25 hạt/kg; hạt bạc phấn tối đa 7%; hạt non tối đa 0,3%; yêu cầu được xay xát kỹ.
- Gạo trắng hạt dài Việt Nam 25% tấm có tiêu chuẩn: tấm tối đa 25%; độ ẩm tối đa 14,5%; hạt hỏng tối đa 2%; hạt vàng tối đa 1,5%; tạp chất tối đa 0,5%; thóc
tối đa 30 hạt/kg; hạt phấn tối đa 8%; hạt non tối đa 1,5%; yêu cầu được xay xát kỹ.