Hoạt động marketing xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 82)

Hoạt động marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex/Ns vì nó giúp hiểu rõ hơn về thị trường, hành vi khách hàng tại các thị trường trong nước cũng như quốc tế để nghiên cứu và cho

ra đời các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng với giá cả phải chăng, tổ chức hệ thống mạng lưới kênh phân phối phù hợp với khả năng của Công ty và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Hiện nay, Công ty chưa có phòng Marketing riêng nên trong những năm qua, phòng Kinh doanh đảm nhận trách nhiệm này và đã cố gắng hết mình để hoàn thành các mục tiêu đưa ra nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn.

Công ty đã nỗ lực nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm nhiều cách để thu hút thêm nhiều khách hàng mới như giới thiệu thông tin về Công ty với những công nghệ chế biến xay xát lúa gạo hiện đại cùng với các sản phẩm chủ lực trên trang web Công ty. Ngoài ra, Công ty còn điều tra nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước thông qua website của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Bộ Công thương, Ban xúc tiến thương mại,… nhưng vẫn còn hạn chế.

Công ty chuyên cung cấp các loại gạo như: gạo thơm, gạo 5% tấm, gạo 15% tấm, gạo 25% tấm chủ yếu cho các thị trường truyền thống và một số thị trường mới xâm nhập. Đối với các thị trường truyền thống thì Công ty không gặp nhiều khó khăn vì những quốc gia này thường nhập khẩu quen một loại gạo nên Công ty tương đối dễ dàng trong việc nâng cao, cải tiến sản phẩm. Các thị trường mới mà Công ty mới gia nhập thì cần thực hiện nghiên cứu nhu cầu khách hàng về tiêu dùng sản phẩm để đưa sản phẩm vào thị trường cho phù hợp. Đa phần các thị trường xuất khẩu của Công ty là sang các nước châu Á nên không quá khắt khe về tiêu chuẩn sản phẩm như các quốc gia phát triển thuộc EU, Nhật Bản,... Nhờ đó, sản phẩm gạo của Công ty Mekonimex/Ns đáp ứng được và làm khách hàng trong và ngoài nước hài lòng, thỏa mãn bởi vì Công ty sản xuất gạo theo phương châm “Uy tín – chất lượng – hiệu quả”. Mặc dù Công ty đã xây dựng thêm các nhà máy xay xát và phân xưởng chế biến gạo nhưng vẫn còn 30% gạo thành phẩm thu mua để xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng do đó chất lượng gạo chưa hoàn toàn đồng nhất với nhau và còn phụ thuộc nguồn cung của các nhà cung ứng. Do hình thức xuất khẩu gạo chủ yếu của Công ty là ủy thác xuất khẩu nên bắt buộc phải thông qua các trung gian, mặt hàng gạo vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường tiêu thụ và các yêu cầu về bao bì, nhãn mác còn phụ thuộc vào khách hàng.

Ngoài việc sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu các thị trường thì chính sách về giá vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ để mở rộng thêm thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Do khí hậu thường xuyên biến đổi đã ảnh hưởng đến ngành trồng lúa của Việt Nam, đồng

thời bị ảnh hưởng bởi cung cầu thế giới nên giá cả thay đổi liên tục. Cộng thêm Công ty chưa có chính sách cụ thể về giá cả, thường là tham khảo các đối thủ cạnh tranh và Hiệp hội Lương thực Việt Nam nên giá cả có thể biến đổi linh hoạt theo biến động của thị trường. Còn một số thị trường nhập khẩu gạo của Công ty thông qua Chính phủ nước đó nên Công ty không thể tự quyết định giá cả mà sẽ thông qua hình thức đấu thầu để giành lấy hợp đồng.

Gạo thành phẩm sau khi được đưa ra từ xí nghiệp xay xát gạo của Công ty và các cơ sở xay xát trong vùng thì Công ty tổ chức kênh phân phối theo hai hệ thống là kênh phân phối trực tiếp đến nhà nhập khẩu và phân phối thông qua các nhà nhập khẩu trung gian rồi mới đến được người tiêu dùng cuối cùng.

Nguồn: Phòng Kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2013

Hình 4.7 Kênh phân phối của Công ty Mekonimex/Ns

Thông qua cả hai kênh phân phối thì sản phẩm của Công ty vẫn còn thông qua nhiều trung gian mới đến được người tiêu dùng cuối cùng nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao về giá cả và Công ty không thể chủ động tại các thị trường này mặc dù qua trung gian có thể giảm được rủi ro. Còn kênh trực tiếp thì cũng phải qua các nhà buôn sỉ và lẻ mới đến được người tiêu dùng nên giá cả thật sự chưa cao lại thêm không ổn định và rủi ro cao nữa. Cho nên Công ty cần cải tiến về kênh phân phối hơn nữa để mang lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn hiện nay.

XN XX gạocủa Công ty

Mekonimex/Ns Các cơ sở XX trong vùng

Công ty Mekonimex/Ns Nhà NK trực tiếp Nhà XK ủy thác Nhà NK ủy thác Nhà buôn sỉ/lẻ Người tiêu dùng

Công ty vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, chỉ thiết lập thông qua điện thoại, email hay bên thứ ba và chủ yếu là duy trì khách hàng cũ. Vẫn còn chưa chú trọng nhiều đến việc giới thiệu rõ ràng, chi tiết về hình ảnh Công ty, các sản phẩm kinh doanh,… thường chỉ là nói chung chung qua báo chí, website của Công ty, Hiệp hội Lương thực Việt Nam,… Ngoài ra, tham gia vào hoạt động Hội chợ triển lãm thương mại trong nước và quốc tế sẽ giúp cho tiếp thị sản phẩm đến gần khách hàng hơn nữa nhưng Công ty chưa thật sự quan tâm. Đa phần là xuất khẩu ủy thác nên các chương trình quảng cáo, hình thức bán hàng và khuyến mãi cho người tiêu dùng đều do các nhà trung gian quyết định.

Nhìn chung, những khó khăn trên tồn tại là do chưa có phòng Marketing riêng biệt, trách nhiệm này lại do phòng Kinh doanh đảm nhiệm nên trong thời gian sắp tới cần phải thành lập phòng Marketing để hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty được tốt hơn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM

XUẤT KHẨU CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 82)