TRONG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
5.1.1Điểm mạnh
- Công ty trải qua quá trình hình thành và lịch sử phát triển khá dài nên có bề dày kinh nghiệm tích lũy trong thương trường xuất khẩu gạo.
-Đội ngũ nhân viên tích cực tham gia đóng góp, phát huy khả năng của mỗi người vì mục tiêu chung là phát triển bền vững Công ty.
- Công ty đặt trụ sở ngay tại đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm của vựa lúa lớn trên cả nước nên có nguồn cung đầu vào ổn định và phong phú.
- Công ty đã xây dựng thêm nhà máy, xí nghiệp chế biến, xay xát gạo để nâng tổng công suất toàn Công ty lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất ra sản phẩm.
- Áp dụng những công nghệ tiên tiến, khoa học kỹ thuật hiện đại từ khâu chế biến cho đến tạo ra thành phẩm.
- Nguồn tài chính hiện nay khá là ổn định và Công ty tạo được uy tín đối với ngân hàng nên đảm bảo cho hoạt động sản xuất và kinh doanh không bị trì trệ.
- Được sự ủng hộ và tin tưởng của người tiêu dùng đối với mặt hàng gạo xuất khẩu.
- Mặt hàng gạo xuất khẩu ngày càng được chú trọng, cải tiến về chất lượng cả đầu vào lẫn đầu ra.
5.1.2Điểm yếu
- Chưa thành lập riêng phòng Marketing nên hầu như chức năng của hoạt động marketing là do phòng Kinh doanh đảm nhận và chịu trách nhiệm dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng về sản phẩm, chiêu thị, kênh phân phối, xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của Công ty vẫn chưa được chú trọng nhiều và vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Thị trường nội địa là một thị trường tiêu thụ tiềm năng nhưng Công ty vẫn chưa chú trọng vào điểm này, thường tập trung vào xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
- Bán hàng sang thị trường nước ngoài chủ yếu bằng hình thức ủy thác xuất khẩu, phải thông qua người trung gian nên Công ty không thể kiểm soát chặt chẽ được khâu bán hàng, đầu ra của sản phẩm, không hiểu rõ về thị trường, phụ thuộc và tốn kém chi phí vào trung gian.
- Số lượng thị trường mới còn khá ít, chỉ riêng thị trường Trung Quốc là nổi bật nhất, tuy nhiên Công ty vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của những thị trường mới này.
- Hiện nay, sản phẩm vẫn chưa có thương hiệu riêng, hình thức bên ngoài như: nhãn mác, bao bì,… vẫn chưa được chú trọng.
- Ở đồng bằng sông Cửu Long nông dân trồng nhiều giống lúa với chất lượng hạt khác nhau, rồi thông qua thương lái mới đến được người mua dẫn đến sự không đồng nhất về chất lượng gạo nguyên liệu và gây khó khăn trong việc phân loại, đồng thời phải tốn một khoản chi phí cho trung gian, làm giảm lợi nhuận kinh doanh xuất khẩu của Công ty.
5.1.3Cơ hội
- Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ – CP về kinh doanh xuất khẩu gạo để các doanh nghiệp Việt Nam chuyên kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này hiểu rõ hơn về những quy định pháp luật, có cơ sở để tự hoàn thiện về các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia.
- Việt Nam ngày càng mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương, thiết lập tình hữu nghị với các quốc gia trên thế giới, trong đó có các cường quốc lớn mạnh như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,…; tham gia và trở thành thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới, điển hình như: WTO, ASEAN, APEC,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước được dễ dàng hơn trước.
- Tiếp thu nền khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại của các nước phát triển để áp dụng vào quy trình sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao năng suất trong kinh doanh.
- Chính phủ quan tâm đến người nông dân trồng lúa thông qua những chính sách trợ giá, có những chính sách ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng,... tạo cơ hội cho người nông dân có điều kiện để phát huy, nâng cao kỹ thuật trồng trọt.
- Sự gia tăng dân số trên thế giới là điều kiện tốt cho việc tiêu thụ mặt hàng gạo ngày càng nhiều hơn do đó Công ty cần đẩy mạnh khai thác hơn nữa.
5.1.4 Thách thức
- Chính phủ của một số quốc gia từng là thị trường truyền thống của Công ty đã ban hành chính sách tự túc lương thực làm giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường này trong những năm gần đây, là mối đe dọa lớn cho Công ty trong tương lai.
- Các quốc gia phát triển dựng lên hàng rào thương mại, đặt ra nhiều tiêu chuẩn đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu nhằm hạn chế và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này.
- Trước đây, gạo Thái Lan cạnh tranh với Việt Nam ở phân khúc gạo phẩm cấp cao thì nay xuất hiện thêm nhiều quốc gia nữa như: Ấn Độ, Pakistan, Myanma,… cạnh tranh ở thị trường gạo cấp thấp làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
- Do biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động đến các vụ mùa trồng lúa, có những mùa bị thất và có những lúc lúa trúng mùa. Nguồn cung nguyên liệu vẫn chưa thật sự ổn định vì còn phụ thuộc khá nhiều về thời tiết.
- Mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt số lượng lớn nhưng chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp kéo theo giá cả cũng không được cao làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta thấp hơn so với các quốc gia khác, điển hình như Thái Lan.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc kích thích tăng trưởng nhiều làm cho lượng chất độc hóa học tích tụ trong đất sẽ gây nên ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái va tạo cơ hội cho các bênh dịch bùng phát, ảnh hưởng đến đời sống con người.
Bảng 5.1 Bảng ma trận SWOT S W O T Điểm mạnh (S)
1. Nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh
2. Có cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật hiện đại
3. Có uy tín trên thương trường
4. Tinh thần làm việc tích cực của nhân viên
5. Được lòng tin của khách hàng
6. Sản phẩm chất lượng khá tốt, thường xuyên được cải tiến
Điểm yếu (W)
1. Hoạt động marketing chưa có hiệu quả
cao
2. Chưa khai thác tốt thị trường nội địa 3. Chưa xây dựng thương hiệu riêng 4. Xuất khẩu chủ yếu thông qua trung gian
5. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, đồng nhất
Cơ hội (O)
1. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu
của Chính phủ
2. Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao
3. Nhu cầu gạo gia tăng
4. Khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại
Chiến lược SO
(S1,S3,S4,S5 + O1,O2,O3) Thâm nhập, mở rộng và phát triển
thị trường
(S2 + O4) Chiến lược cải tiến sản phẩm
Chiến lược WO
(W1 + O1,O2) Ứng dụng thương mại điện tử
(W4 + O3) Chiến lược về kênh phân phối
Thách thức (T)
1. Chính sách tự túc lương thực của nhiều
quốc gia trên thế giới
2. Yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe
3. Môi trường cạnh tranh gay gắt
4. Thời tiết, thời vụ ảnh hưởng đầu ra sản
phẩm Chiến lược ST (S1,S3 + T1) Thu hút khách hàng mới (S3,S6 + T3) Giữ chân khách hàng cũ Chiến lược WT (W1 + T3) Thành lập phòng marketing riêng
(W2,W3 + T2) Xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh
(W5 + T2,T4) Xây dựng mô hình vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn
Dựa vào ma trận SWOT để tận dụng những điểm mạnh và cơ hội nhận được để phát huy hơn nữa thế mạnh của Công ty, đồng thời hạn chế tối đa các thách thức và khắc phục nhược điểm bằng cách đề ra các chiến lược SO, ST, WO, WT.
* Chiến lược SO nhằm tận dụng cơ hội để phát triển thế mạnh cho
Công ty:
- Chiến lược thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gạo ngày càng tăng thì việc lấn sân sang các thị trường mớilà một chiến lược giúp Công ty chiếm lĩnh được thị phần trong thị trường đó. Dựa vào kinh nghiệm lâu năm trên thương trường, tạo dựng lòng tin ở khách hàng cùng với sự đầu tư hiện đại về cơ sở vật chất, sự đóng góp tích cực của nhân viên cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các mối quan hệ ban giao với nhiều quốc gia trên thế giới để thu hút thêm nhiều thị trường mới, giảm bớt rủi ro nếu chỉ dựa vào thị trường truyền thống. Điều này đòi hỏi hoạt động marketing cần được chú trọng, tăng cường nhiều hơn nữa.
- Chiến lược cải tiến sản phẩm: ngày nay điều kiện để tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại trở nên dễ dàng hơn trước và có nhiều sáng chế mới trong lĩnh vực chế biến gạo. Công ty đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nhằm mục đích làm tăng thêm giá trị hạt gạo thành phẩm, hạn chế các phụ phẩm để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng.
* Chiến lược ST là dựa vào điểm mạnh để tối thiểu hóa tác động của
các thách thức bên ngoài
- Chiến lược thu hút khách hàng mới: do một số thị trường truyền thống thực hiện chính sách tự túc lương thực đã gây không ít khó khăn cho Công ty, để khắc phục khó khăn này thì việc tìm kiếm thêm khách hàng mới là phương án khả thi bởi Công ty đã có nhiều năm thực hiện kinh doanh xuất khẩu gạo cùng với uy tín được đảm bảo trên thị trường.
- Chiến lược giữ chân khách hàng cũ: các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng cạnh tranh gay gắt với Công ty, để duy trì các mối quan hệ tốt với những khách hàng này thì phải dựa vào lợi thế về uy tín và sản phẩm đạt chất lượng của Công ty.
* Chiến lược WO nhằm nắm bắt thời cơ và hạn chế điểm yếu
-Ứng dụng thương mại điện tử: Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sangthị trường nước ngoài cùng với việc thiết lập ngoại giao làm tiền đề cho Công ty mở rộng việc kinh doanh thông qua con đường marketing để khách hàng biết đến Công ty này. Việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ góp phần cho việc mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài được thuận tiện, dễ dàng hơn, đồng thời Công ty có thể tiết kiệm được nhiều chi phí.
- Chiến lược về kênh phân phối: hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty là phải thông qua trung gian trong khi đó nhu cầu gạo ngày càng tăng. Công ty nên có sự thay đổi về kênh phân phối để đem lại lợi nhuận cao và giảm được bớt một phần chi phí.
* Chiến lược WT nhằm khắc phục điểm yếu để ngăn ngừa các thách
thức bên ngoài tác động gây thiệt hại cho Công ty
- Thành lập phòng marketing riêng: với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì để duy trì và nâng cao vị thế của Công ty, hoạt động marketing cần được cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay Công ty chưa có phòng marketing riêng mà hầu như các nhiệm vụ này đều được phòng Kinh doanh phụ trách dẫn đến kết quả làchưa cao.
- Xây dựng thương hiệu: sản phẩm xuất khẩu chủ yếu qua trung gian nên sản phẩm chưa có thương hiệu riêng. Việc tạo nên thương hiệu riêng cho sản phẩm đóng vai trò khá quan trọng vì thương hiệu sẽ giúp cho Công ty tạo uy tín trên thương trường và dễ dàng xâm nhập vào thị trường nội địa.
- Xây dựng mô hình vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn: do khí hậu ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả của từng vụ mùa tạo nên sự biến động trong nguồn cung nguyên liệu và chất lượng gạo cũng chưa đồng nhất với nhau. Chiến lược này giúp cho Công ty ổn định được số lượng cũng như chất lượng đầu vào để hạn chế sự khắt khe của các thị trường nhập khẩu.
5.3 GIẢI PHÁP
Công ty dựa vào thế mạnh của mình kết hợp với thời cơ để phát huy hơn nữa hoạt động kinh doanh vươn tầm ra nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời khắc phục điểm yếu và hạn chế sự tác động của bên ngoài để giảm thiểu tối đa những tổn thất.