Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 48)

Kể từ năm 2010 cơ chế quản lý của Công ty có nhiều thay đổi do Công ty được cổ phần hóa đã làm thay đổi nhiều chính sáchvà chiến lược hoạt động kinh doanh. Với kinh nghiệm tíchlũy được trong hơn 30 năm qua, Công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc tìm hiểu và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Để thấy rõ được sự cố gắng này thì sự gia tăng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty đã phản ánh rõ được thực trạng này. Thông qua số liệu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo ta cũng sẽ thấy được sự biến động của giá gạo trên thị trường của Công ty trong những năm qua thay đổi như thế nào để từ đó có sự đánh giá khách quan hơn về tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty Mekonimex/Ns trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.3 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty Mekonimex/Ns từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty Mekonimex/Ns, giai đoạn 2010 –6 tháng đầu năm 2013

CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2012 6T/2013 CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 +/- % +/- % +/- % Sản lượng (Tấn) 11.889,91 21.877,15 39.545,55 10.606,20 9.087,90 9.987,24 84,00 17.668,40 80,76 -1.518,30 -14,32 Kim ngạch (Nghìn USD) 5.528,88 10.663,55 17.230,84 4.982,50 3.540,25 5.134,67 92,87 6.567,29 61,59 -1.442,25 -28,95 Giá xuất khẩu (USD/Tấn) 465,01 487,43 435,72 469,77 389,56 22,42 4,82 -51,71 -10,61 -80,22 -17,08

Năm 2010 Công ty xuất khẩu 11.889,91 tấn gạo, thu về 5.528,88 nghìn USD cho doanh thu bán hàng. Trong giai đoạn này sản lượng xuất khẩu không cao cùng với giá xuất khẩu ở mức trung bình đã kéo theo doanh thu cũng bị ảnh hưởng cùng chiều. Nguyên nhân là do giá gạo biến động lên xuống thất thường, khó dự doán được chính xác tại từng thời điểm trong xu hướng sắp tới của giá gạo xuất khẩu ở Việt Nam nên hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty sang các thị trường tiêu thụ trở nên bị động và gặp nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Việt Nam nói chung và Công ty Mekonimex/Ns nói riêng trong năm 2010 gặp nhiều thách thức với đối thủ cạnh tranh là Myanma. Trước đây, Thái Lan là đối thủ cạnh tranh gay gắt với ta từ đó đến giờ thì nay đã xuất hiện thêm một quốc gia mới nữa cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á. Phân khúc thị trường của Công ty là cạnh tranh chất lượng cao với giá tương đối cao thì Thái Lan là đối thủ cạnh tranh mạnh với Công ty trong phân khúc này. Còn Myanma chọn cạnh tranh ở thị trường gạo cấp thấp, theo Vinamet giá gạo của quốc gia này bình quân là khoảng từ 420 đến 430 USD/tấn thấp hơn khoảng 20 đến 30 USD/tấn so với giá Công ty đưa ra. Chính vì lý do giá cả nên nhiều khách hàng thuộc các quốc gia khác mà trước đây từng chọn Công ty Mekonimex/Ns của Việt Nam làm nhà cung cấp gạo đã chuyển sang tiêu dùng gạo của Myanma. Kết quả của tác động này là sản lượng và kim ngạch trong năm 2010 sụt giảm nhiều hơn so với năm trước.

Bước sang năm 2011 thì sản lượng tăng lên và đạt con số 21.877,15 tấn, cùng với đó kim ngạch xuất khẩu cũng có chiều hướng gia tăng theo đạt được 10.663,55 nghìn USD. Nhìn chung thì các chỉ tiêu đều tăng với tốc độ đáng kể nhưng Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề thị trường tiêu thụ. Philippines là thị trường truyền thống nhập khẩu gạo lâu đời và là đối tác lớn nhất nhì của Công ty. Công ty nhận thấy tình hình nhập khẩu gạo từ nước ta của thị trường Philippines trong năm này có xu hướng giảm nên Công ty đã đề ra những chính sách về hoạt động marketing như: chủ động chào hàng, tích cực trong việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Công ty, đồng thời tìm kiếm thu hút thêm nhiều khách hàng mới để mở rộng thị trường xuất khẩu và ký kết thêm nhiều hợp đồng mới để đem lại nguồn thu tài chính bù đắp lại cho phần sụt giảm của thị trường lâu đời Philippines, ngoài ra Công ty cũng không quên củng cố, duy trì các mối quan hệ hợp tác làm ăn đối với các khách hàng cũ. Nhờ những chính sách thay đổi kịp thời về chiến lược kinh doanh đã mang lại sự thành công đột phá cho Công ty, không những không sụt giảm về sản lượng và kim ngạch

xuất khẩu mà còn tăng lên với một tốc độ đáng kể. Sản lượng của Công ty trong năm 2011 tăng thêm 9.987,24 tấn so với năm 2010 tương ứng với tăng 84%. Còn kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 5.134,67 nghìn USD so với năm 2010 tương ứng với tăng lên 92,87%. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đều tăng nhưng tốc độ tăng của kim ngạch còn cao hơn so với tốc độ tăng của sản lượng là do giá gạo xuất khẩu trong năm 2011 tăng thêm 22,42 USD/tấn ứng với 4,82% so với năm 2010. Mặt hàng gạo cấp cao tức gạo chỉ có 5% tấm được xuất khẩu nhiều hơn dẫn đến sự gia tăng giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạo và kéo theo sự gia tăng mạnh của tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Hơn thế nữa, tác động của thiên tai lũ lụt ở các nước Đông Nam Á vào cuối năm 2011 đã khiến cho nguồn cung gạo trở nên hiếm hơn trong ngắn hạn, là nguyên nhân đẩy giá gạo xuất khẩu bình quân tăng cao hơn so với năm 2010.

Công ty tiếp tục gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012 lần lượt là 39.545,55 tấn gạo và 17.230,84 nghìn USD; đặc biệt trong năm này giá trị đã đạt mức cao nhất trong 3 năm vừa qua. Đó là nhờ Công ty đã thực hiện mở rộng và ký kết thêm nhiều hợp đồng mới từ các nước như: Thổ Nhĩ Kỳ, KCN VN – Singapore,... và đặc biệt là thị trường mới nổi đầy tiềm năng như Trung Quốc. Chính phủ nước ta ban hành một số chính sách nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân làm kéo theo giá gạo trong nước cũng được điều chỉnh theo chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhờ giá gạo nội địa của Trung Quốc vẫn cao hơn so với giá nhập khẩu nên các thương lái tăng thêm số lượng các hợp đồng mua gạo ký kết với Việt Nam. Điều đó làm ảnh hưởng đến số lượng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Trung Quốc tăng vọt, kéo theo tổng sản lượng xuất khẩu của Công ty cũng tăng theo. Đồng thời lợi thế trong năm 2012 là Thái Lan áp dụng chính sách hỗ trợ cho nông dân nên giá thu mua lúa tăng cao dẫn đến giá gạo xuất khẩu tăng mạnh ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trên thị trường gạo của Thái Lan. Sản lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm rõ rệt tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho Công ty Mekonimex/Ns mà còn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung nhân cơ hội này để chiếm lĩnh thêm nhiều thị phần từ thị trường gạo Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu gạo của năm 2012 tăng hơn về giá trị so với năm 2011 là 6.567,29 nghìn USD, nhưng xét về tỷ trọng tăng trưởng thì năm 2012 chỉ đạt 61,59% so với năm 2011, tăng thấp hơn sự chênh lệch của năm 2011 so với năm 2010 là do năm 2012 nguồn cung lúa gạo dồi dào. Các nước chuyên sản xuất gạo như: Ấn Độ, Pakistan,... liên tiếp trúng mùa nên năng suất và sản lượng lúa gạo cũng cao theo dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn nữa. Ấn Độ với lượng tồn trữ gạo khổng lồ giá thấp chính là mối nguy

hại rất lớn đối với việc xuất khẩu gạo của Công ty sang thị trường nước ngoài. Điều này là nguyên nhân làm cho tốc độ gạo xuất khẩu trong năm 2012 giảm nhiều hơn so với năm trước mặc dù về giá trịvẫn tăng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì cả sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Công ty đều giảm một ít so với 6 tháng đầu năm 2012, đạt 9.087,90 tấn gạo về sản lượng và 3.540,25 nghìn USD. Bởi vì tình hình xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm nay gặp nhiều khó khăn từ thị trường nhập khẩu truyền thống như: Malaysia, Philipines đều giảm sản lượng rõ rệt. Cộng thêm Thái Lan hạ giá gạo xuất khẩu xuống thấp đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong đó bao gồm Công ty Mekonimex/Ns trở nên khó khăn hơn trong việc xuất khẩu. Cùng với đó là mùa thu hoạch mới ở Myanma, Pakistan và đặc biệt là Ấn Độ đang chuẩn bị một vụ mùa bội thu tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho các nhà nhập khẩu. Để thu hút sự lựa chọn của khách hàng thì Công ty quyết định hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh về giá, giá gạo xuất khẩu của Công ty giảm từ 469,77 USD/tấn vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2012 xuống chỉ còn 389,56 USD/tấn vào 6 tháng đầu năm 2013. Sản lượng giảm 1.518,30 tấn tương ứng với giảm 14,32% cùng với giá xuất khẩu giảm 80,22 USD/tấn tương đương với giảm 17,08% nên kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty cũng giảm 1.442,25 nghìn USD ứng với giảm 28.95% trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 48)