Thị trường cầu trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 74)

Gạo là nhu yếu phẩm rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày không chỉ đối với người dân châu Á mà còn mở rộng ra nhiều châu lục khác nữa. Nhu cầu về gạo qua hằng năm đều tăng là do các quốc gia đang hoặc kém phát triển gia tăng về dân số làm kéo theo lượng gạo xuất khẩu của Công ty cũng tăng theo, đặc biệt là các quốc gia ở châu Á và châu Phi. Những năm gần đây đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 đã có sự thay đổi về chính sách, đường lối trong lĩnh vực nông nghiệp làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty ở các thị trường truyền thống cũng như ở các thị trường mới.

* Philippines

Philippines là thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Công ty Mekonimex/Ns nói riêng và Việt Nam nói chung, luôn giữ vững vị trí hàng đầu thế giới về mức tiêu thụ gạo trong nhiều năm qua. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm 23% GDP cả nước nhưng vẫn không đủ cung cấp cho hơn 100 triệu người dân Philippines. Năm 2010, lượng gạo nhập khẩu của quốc gia này đạt mốc kỷ lục 2.634,59 nghìn USD tương đương với 5.099,95 tấn (xem bảng4.5 trang 46). Tuy nhiên hiện nay quốc gia này đã có nhiều thay đổi về chính sách nhập khẩu gạo. Kể từ tháng 8 năm 2010, tân Tổng thống Benigno Aquino đã nhậm chức và đưa ra kế hoạch tự túc lương thực cho quốc gia nhằm thúc đẩy sản xuất nội địa, giảm đói nghèo cho người dân. Năm 2011, thay vì trước đây mọi hoạt động nhập khẩu đều do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) độc quyền thì nay đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhập khẩu gạo. Chính vì gặp nhiều khó khăn và không đạt được thỏa thuận trong đàm phán nên lượng gạo xuất khẩu của Công ty sang thị trường này giảm 67,65% trong năm 2011 so với năm 2010 về kim ngạch (xem bảng 4.5 trang 46). Sự thay đổi này tác động khá lớn đến Công ty Mekonimex/Ns, làm cho Công ty mất đi một thị trường tiêu thụ truyền thống nếu trong thời gian sắp tới. Chính sách tự túc lương thực của nước này thành công có thể là thiệt hại lớn của Công ty trong tương lai.

* Indonesia

Thị trường Indonesia nhập khẩu lượng gạo khá lớn trong những năm gần đây và đạt đỉnh điểm kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty là 5.811,93 nghìn

USD năm 2011. Quốc gia này có nhiều nét tương đồng với Philippines, về diện tích trồng lúa xếp hàng thứ 3 trên thế giới nhưng mức tiêu thụ gạo bình quân lên đến 139 kg/người/năm đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực thực phẩm và cần nhập khẩu một lượng lớn. Trước đây, Indonesia thường nhập khẩu gạo của Thái Lan nhưng do Chính phủ Thái Lan thay đổi chính sách nhằm cải thiện đời sống người nông dân nên đã đẩy giá lúa gạo xuất khẩu của quốc gia này phát triển cao hơn Việt Nam. Nhờ đó mà các khách hàng đến từ Indonesia đã chuyển sang ký kết hợp đồng với Công ty Mekonimex/Ns nói riêng và các doanh nghiệp khác tại Việt Nam nói chung. Sau đó, Chính phủ Indonesia cũng giống như Chính phủ Philippines thực hiện tự túc lương thực làm giảm 43,4% kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường này vào năm 2012 (xem bảng 4.5 trang 46), điều này đã gây nên một thách thức lớn cho Công ty.

* Malaysia

Lượng gạo nhập khẩu qua các năm gần đây có sự tăng dần là do quốc gia này thực hiện đô thị hóa kéo theo diện tích trồng trọt giảm, theo số liệu thống kê sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 72% nhu cầu tiêu thụ, phần còn lại chủ yếu là nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan, Pakistan. Công ty xuất khẩu sang thị trường này tương đối ổn định, do đó cần phải duy trì và giữ chân khách hàng này lâu dài.

* Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mới và năm 2012 lượng nhập khẩu của nước này đạt kỷ lục cao nhất với sản lượng 11.370 tấn tương đương 4.755,03 nghìn USD, trong tổng sản lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc thì Việt Nam chiếm chủ yếu và còn lại là các nước Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan theo Tổng cục thống kê. Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Mekonimex/Ns nói riêng có thể vượt qua được đối thủ mạnh Thái Lan ở thị trường này là bởi Chính phủ Thái Lan tăng giá gạo xuất khẩu cao hơn so với nước ta nên họ đã chuyển sang tiêu thụ hàng của Việt Nam. Ngoài ra thì tại Trung Quốc giá gạo nội địa tăng mạnh, nguồn cung bị hạn chế, trong khi đó dân số ngày càng gia tăng và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đồng USD. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn còn gặp không ít khó khăn trong thị trường này về khâu thanh toán, kiểm duyệt hàng hóa rất gay gắt tại hải quan nên Công ty cần nghiên cứu kỹ và có những chính sách linh động đáp ứng những thay đổi bất ngờ có thể xảy ra.

* Châu Phi

Đây là một thị trường đầy tiềm năng để Công ty xuất khẩu gạo vì theo FAO mức tiêu thụ gạo hàng năm ước tính của châu lục này là từ 24 đến 24,5 triệu tấn trong giai đoạn 2011 – 2013. Việc trồng lúa vẫn chưa phát triển như các quốc gia khác nên năng suất còn thấp, hàng năm phải nhập khẩu từ 8 đến 10 triệu tấn gạo với trị giá là khoảng 8 đến 10 tỷ USD. Trong đó, các nước thuộc châu Phi nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam: Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal, Angola, Cameron, Algeria, Kenya,... Nam Phi và Nigeria thường nhập khẩu gạo chất lượng cao, còn các nước còn lại thì nhập khẩu gạo có phẩm cấp thấp hơn có giá rẻ. Công ty cần đề ra những biệnpháp nhằm xúc tiến đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)