Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 40)

ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Việt Nam trong những năm trước đây liên tục xảy ra tình hình nhập siêu hàng hóa là do chủ yếu nhập khẩu các công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại… Tuy nhiên, năm 2012 là dấu mốc lịch sử quan trọng đánh dấu kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã bước sang trang mới.

84,84 106,75 62,00 0,78 113,79 63,40 114,57 96,90 72,20 1,40 -9,85 -12,64 -20,00 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 2010 2011 2012 6T/2013 Năm T U S D

Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân thương mại

Nguồn: Tổng cục thống kê, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Hình 4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Qua số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu mà Tổng cục Hải quan công bố như trên cho thấy tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước năm 2012 đạt 228,36 tỷ USD, tăng 12,1% so với kết quả thực hiện của năm 2011. Còn tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011. Như vậy, đây là năm thứ hai liên tiếp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt con số 200 tỷ USD. Năm 2012 là năm quan trọng của xuất khẩu Việt Nam khi lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu vượt 100 tỷ USD và cũng là lần đầu tiên trong 20 năm nước ta xuất siêu trở lại. Chỉ mới 6 tháng đầu năm 2013 thì

tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt hơn 125 tỷ USD, tăng 15,4% so với 6 tháng đầu năm 2012 và trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 15,1% so với cùng kỳ trước. Trong đó, mặt hàng gạo dù không chiếm tỷ trọng nhiều nhất nhưng cũng có nhiều đóng góp làm tăng ngoại tệ thu về cho quốc gia.

Nhờ nỗ lực phấn đấu trong nhiều năm qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Kể từ năm 1989 cho đến nay, nước ta mới bắt đầu xuất khẩu mặt hàng gạo sang nước ngoài với sản lượng đạt hơn 90 triệu tấn và đem về nguồn thu là khoảng gần 30 tỷ USD cho nền tài chính quốc gia.

Bảng 4.1Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2012 6T/2013 CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 +/- % +/- % +/- % Sản lượng (triệu tấn) 6,89 7,11 8,02 3,81 3,58 0,22 3,19 0,91 12,80 -0,23 -6,40 Kim ngạch (tỷ USD) 3,25 3,65 3,67 1,74 1,58 0,41 12,62 0,02 0,55 -0,16 -9,90

Nguồn: Tổng cục Hải quan, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Trong giai đoạn 2010 đến 2012, xu hướng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài có chiều hướng đi lên. Năm 2010, các vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long bị phát bệnh đạo ôn, rầy nâu, bệnh lùn xoắn lá,... đã ảnh hưởng đến sản lượng lúa trong những tháng đầu năm nhưng so với năm 2009 vẫn đạt con số kỷ lục về sản lượng là 6,89 triệu tấn, đem về 3,25 tỷ USD cho nước ta, tăng 15,57% về lượng và 21,92% về giá trị so với năm trước. Không chỉ có Việt Nam mà những quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu gạo hàng đầu như Ấn Độ, Thái Lan cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu gây bất lợi cho các nước này trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Các quốc gia tiêu thụ gạo với số lượng lớn và phải thường xuyên nhập khẩu từ bên ngoài như: Philippines, Khu vực Trung Đông thì cũng gánh chịu tác động xấu của thời tiết trong năm này. Do đó càng cần một lượng nhập khẩu lớn nông sản như gạo để đảm bảo đủ nguồn cung cho tiêu thụ trong nước. Tiếp tục đà phát triển của năm trước, Việt Nam xuất khẩu 7,11 triệu tấn tương đương với 3,65 tỷ USD vào năm

2011. Nguồn cung lúa gạo vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi khí hậu khắc nghiệt mà cầu thì cần được đáp ứng với lượng lớn dẫn đến tình trạng chênh lệch cung cầu khá lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.Các quốc gia trên thế giới tăng cường thu mua dự trữ lương thực, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng lương thực vào năm 2008 nên một số nước đã thay đổi chính sách như Thái Lan giảm xuất khẩu để củng cố lại tình hình lương thực trong nước. Ngoài ra, Việt Nam còn phải cạnh tranh với các thị trường khác như: Ấn Độ, Pakistan, Myanma xuất khẩu gạo nằm trong phân khúc thấp nên các doanh nghiệp Việt Nam không ký kết được hợp đồng ở một số thị trường, nhưng nhờ có một số hợp đồng bù lỗ lại như ký với Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Senegal, Angola,.. nên sản lượng và kim ngạch không chỉ giảm mà còn tăng lên lần lượt là 3,19% và 12,62% so với năm 2010. Năm 2012 là năm thắng lợi lớn với sản lượng gạo đạt mức kỷ lục mới 8,02 triệu tấn. Liên Hiệp Quốc cho biết đây là lần đầu tiên trong ba năm qua, không chỉ có Việt Nam mà các quốc gia khác đều có vụ mùa bội thu làm cho nguồn cung tăng lên trong khi cầu lại giảm nên cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn. Giá gạo giảm chỉ còn 457,61 USD/tấn trong khi đó giá gạo năm 2011 đạt đỉnh điểm là 513,36 USD/tấn. Sản lượng tăng12,8% so với năm 2011 nhưng giá gạo lại giảm 10,86% kéo theo kim ngạch xuất khẩu tăng không đáng kể so với năm trước và chỉ đạt 3,67 tỷ USD. Theo VFA, các thị trường truyền thống nhập khẩu gạo của Việt Nam như: Philippines, Indonesia, Malaysia tiếp tục giảm sản lượng trong năm này nhưng nhờ thị trường mới nổi là Trung Quốc thu mua gạo với sản lượng lớn nên nước ta có thể giữ vững và phát huy hơn giai đoạn trước.

Theo nguồn tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến nay có khoảng 100 doanh nghiệp được cấp giấy phép đủ điều kiện xuất khẩu gạo ra nước ngoài. Và trong Thành phố Cần Thơ cũng có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu như: Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ, Công ty Cổ phần Gentraco, Công ty Lương thực Sông Hậu,... Ngoài ra thì vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều doanh nghiệp khác như: Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam, Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang, Công ty Cổ phần Nông lâm sản Kiên Giang, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Cà Mau. Tuy số lượng các công ty là tương đối nhiều nhưng đa phần sản lượng và quy mô sản xuất vẫn còn khá nhỏ nên ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc thâm nhập và phát triển thị trường trong lĩnh vực, ngành nghề xuất khẩu gạo do cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác, đặc biệt là cường quốc mạnh như Thái Lan. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng cần phải mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn với nhiều quốc gia khác nữa thuộc châu Phi và Trung Đông, chứ không chỉ mãi tập trung vào các thị trường truyền thống ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Sự vươn lên đó đã khẳng định sức mạnh và vai trò của mặt hàng gạo xuất khẩu của thị trường Việt Nam trong thị trường thế giới.

Bảng4.2 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 7 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Sản lượng: nghìn tấn Kim ngạch: nghìn USD

THỊ TRƯỜNG NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 7T/2013

SL KN SL KN SL KN SL KN Philippines 1.475,82 947.378,77 975,14 476.320,36 2.085,69 898.430,09 320,23 141.916,62 Indonesia 687,21 346.017,27 1.882,97 1.019.301,07 929,90 458.392,23 83,04 47.831,58 Singapore 539,30 227.791,81 385,96 197.908,21 268,53 131.359,97 226,34 101.150,15 Cuba 472,27 209.216,94 430,15 230.415,80 - - - - Malaysia 398,01 177.688,71 530,43 292.092,03 764,69 403.157,91 238,68 125.563,52 Đài Loan 353,14 142.704,50 82,86 44.133,60 111,84 52.409,04 37,94 18.629,67 Hong Kong 131,12 65.176,24 149,95 89.181,71 213,42 120.778,89 118,60 66.092,56 Trung Quốc 124,47 54.636,94 309,00 160.688,54 2.085,69 898.430,09 1.471,62 609.132,84 Đông Timo 116,73 51.526,94 24,61 11.463,09 63,76 27.720,14 52,20 19.995,77 Nga 83,70 36.059,50 40,90 21.540,50 15,60 7.465,97 49,19 22.393,48 Nam Phi 31,80 13.365,04 8,21 4.140,33 34,99 17.219,98 24,68 11.159,83 Brunei 15,14 7.658,57 16,21 9.649,99 14,73 8.696,61 8,00 4.350,96 Ucraina 13,16 6.149,17 7,83 4.140,33 7,68 3.770,08 10,65 4.550,60 Australia 7,46 4.327,17 8,64 5.997,19 5,74 4.147,95 3,99 2.654,65 Bỉ 5,91 2.716,96 18,00 9.057,49 33,58 13.510,56 22,53 8.542,50

Tiểu Vương Quốc Ả

THỊ TRƯỜNG NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 7T/2013 SL KN SL KN SL KN SL KN Ba Lan 5,02 2.058,81 2,67 1.230,75 1,16 654,31 2,64 1.103,68 Pháp 2,58 1.070,36 1,34 764,27 2,23 1.332,37 1,81 1.025,36 Hà Lan 1,43 829,32 3,44 2.138,65 5,50 3.410,75 15,65 6.767,72 Italia 1,40 757,91 1,09 619,98 1,51 836,11 1,01 702,38 Bờ Biển Ngà - - 291,75 138.811,44 479,59 203.373,54 317,67 131.448,84 Gana - - 138,01 77.029,79 307,75 149.625,08 214,20 99.270,91 Thổ Nhĩ Kỳ - - 50,58 28.205,12 3,80 1.830,09 4,54 2.134,61 Angola - - 57,02 27.504,85 121,69 54.639,60 95,74 38.947,21 Angieri - - 38,92 19.694,25 77,84 35.617,56 67,79 28.608,71 Bangladesh - - 339,60 180.379,50 - - - - Irad - - 28,00 14.364,00 - - - - Hoa Kỳ - - 17,41 11.332,00 62,73 27.433,58 33,54 17.669,19

Tây Ban Nha - - 1,20 715,72 2,52 1.422,92 1,59 702,38

Senegal - - 410,11 169.728,91 182,32 66.146,57 41,28 15.431,09

Chi Lê - - - - 17,23 8.099,92 18,61 7.607,92

Tổng cộng 6.886,18 3.247.860,37 7.112,16 3.656.806,54 8.016,11 3.673.101,79 4.232,33 1.856.659,41

Nguồn: Vinamet của Bộ Công thương, từ năm 2010 đến năm 2012

Trong năm 2010, thị trường Philippines dẫn đầu về sản lượng gạo nhập khẩu 1.475,82 nghìn tấn, tương đương với 947.378,77 nghìn USD. Nguyên nhân là do qua hàng loạt các trận bão đã tàn phá các cánh đồng lúa của quốc gia này nên việc dự trữ gạo gặp nhiều khó khăn và nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh để bổ sung nhằm lấy lại sự cân bằng. Kế đến đứng thứ nhì là thị trường Indonesia với sản lượng đạt 687,21 nghìn tấn và đem về cho Việt Nam 346.017,27 nghìn USD. Thị trường Singapore xếp thứ ba đứng sau hai thị trường trên với lượng nhập khẩu là 539,3 nghìn tấn có trị giá 227.791,81 nghìn USD. Tiếp đến là Cuba, Malaysia và Đài Loan nhập khẩu lần lượt là 472,27 nghìn tấn; 398,01 nghìn tấn; 353,14 nghìn tấn đem về nguồn thu ngoài tệ cho nước ta là 209.216,94 nghìn USD; 177.688,71 nghìn USD và 142.704,5 nghìn USD. Bước sang năm 2011, Indonesia làm bước đột phá chiếm lĩnh vị trí số một của Philippines với sản lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam là 1.882,97 nghìn tấn có trị giá 1.019.301,07 nghìn USD. Philippines tụt xuống vị trí thứ hai là do Chính phủ thay đổi chính sách cho phép các tư nhân nhập khẩu gạo phần lớn thay vì Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) độc quyền như trước nên gạo Việt Nam xuất khẩu sang nước này không còn thuận lợi như trước nữa, sản lượng chỉ còn 975,14 nghìn tấn và kim ngạch đạt 476.320,36 nghìn USD. Để khắc phục khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, Việt Nam nhanh chóng mở rộng ra sang các thị trường mới như: Bangladesh đạt 339,6 nghìn tấn gạo tương đương 180.370,5 nghìn USD; Senegal đạt 410,11 nghìn tấn tương đương 169.728,91 nghìn USD; Bờ Biển Ngà đạt 291,75 nghìn tấn tương đương với 138.822,44 nghìn USD,...Năm 2012, Trung Quốc bất ngờ nhảy vọt và trở thành nước nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất với sản lượng 2.085,69 nghìn tấn tương đương 898.430,09 nghìn USD, tăng mạnh 575% về lượng và 458% về giá trị so với năm 2011. Chủ yếu là do bị mất mùa và hứng chịu nhiều cơn bão liên tục cùng với một số khu vực bị hạn hán kéo dài làm giá gạo nội địa tăng lên nên nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh. Các thị trường còn lại như: Philippines, Indonesia, Malaysia vẫn duy trì trong tốp 5 quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong năm này, Indonesia sụt giảm nhiều hơn trước và đứng thứ 3 sau Philippines là do quốc gia này bị ảnh hưởng bởi chính sách tự túc lương thực và tăng cường sản xuất trong nước. Đến 7 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc vẫn duy trì vị trí đứng đầu với sản lượng là 1.417,62 nghìn tấn có trị giá 609.132,84 nghìn USD. Philippines vẫn tiếp tục xếp hạng hai và sau đó là Bờ Biển Ngà với sản lượng nhập khẩu là 317,67 nghìn tấn tương đương 131.448,84 nghìn USD đã nhảy lên hạng ba. Thị trường Malaysia vẫn còn nằm trong tốp 5 các nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam nhưng sản lượng ngày càng

giảm đi. Indonesia thì giảm mạnh sản lượng nhập khẩu gạo xuống chỉ còn 83,04 nghìn tấn do lượng cung trong nước này đã đáp ứng được một phần khá lớn trong nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)