Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 93)

Hiện nay, Công ty tập trung chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài và vẫn chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa. Dân số nước ta hơn 88 triệu người là nguồn tiêu thụ gạo khá lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Mekonimex/Ns nói riêng, Công ty nên tận dụng cơ hội này để tăng số lượng các hợp đồng ký kết. Cộng thêm Nhà nước ta khuyến khích “Người Việt sử dụng hàng Việt” nên Công ty có thể xâm nhập thị trường nội địa thông qua các kênh bán hàng như: siêu thị, các đại lý bán gạo, các cửa hàng buôn bán nhỏ, lẻ,… Đồng thời tham gia vào hội chợ, triển lãm thương mại trong nước để giới thiệu các sản phẩm mới được cải tiến với chất lượng ngày càng cao của Công ty, quảng cáo thông qua truyền hình, báo chí,…Đây là thời cơ tốt để Công ty mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường gạo nội địa.

Bên cạnh đó, Công ty cũng không được bỏ qua các thị trường quốc tế. Đối với các thị trường truyền thống như: Philippines, Indonesia, Malaysia,… thì Công ty đã đặt mối quan hệ làm ăn lâu dài nên hiểu rõ được sở thích, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, rồi từ đó phát huy thế mạnh về sản phẩm, tạo mối quan hệ tốt để duy trì, giữ chân các khách hàng cũ để ổn định thị phần và doanh số của Công ty. Trong những năm gần đây, Chính phủ của một số thị trường truyền thống ban hành chính sách tự túc lương thực gây nhiều khó khăn cho Công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng mới, thiết lập mối quan hệ mua bán mới như: Trung Quốc, các nước thuộc châu Phi,… Trung Quốc là thị trường có tiềm năng nhập khẩu gạo rất lớn, điển hình như năm 2012 sản lượng và kim ngạch của thị trường này vượt xa các quốc gia khác để đứng vị trí đầu tiên trong các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Công ty. Do đó, Công ty cần phải tích cực chào hàng ở thị trường này để có thể khai thác hết được tiềm năng tiêu thụ. Đồng thời giá cả cần phải linh hoạt để khuyến khích, thu hút thêm nhiều khách hàng và xây dựng lòng tin trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch với các đối tác Trung Quốc cần chú ý kỹ về các điều khoản được ghi trong hợp đồng như: phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng, điều kiện giao hàng,… để tránh những việc đáng tiếc xảy ra, tốt nhất là Công ty nên lựa chọn hợp tác lâu dài với những Công ty có uy tín tốt. Ngoài Trung Quốc ra thì thị trường châu Phi cũng là một thị trường hấp dẫn về lượng gạo nhập khẩu

hàng năm. Mặc dù Công ty xuất khẩu gạo sang thị trường này khá nhiều nhưng chủ yếu là gạo có phẩm cấp thấp. Hiện nay, khâu thanh toán ở thị trường này còn nhiều phức tạp, thời gian chuyển tiền kéo dài, chi phí cho ngân hàng trung gian cao. Do đó, khi thực hiện ký kết hợp đồng Công ty cần chú ý về các điều khoản được thảo nhằm tránh vướng phải những sai sót. Hầu như Công ty chỉ mới bắt đầu thâm nhập vào một số thị trường mới nhưng tương đối dễ tính thuộc châu Á và châu Phi, còn các quốc gia phát triển như các nước ở châu Âu, châu Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… thì do rào cản về tiêu chuẩn gạo khá cao nên Công ty vẫn còn nhiều e ngại. Để có thể mở rộng ra các thị trường khó tính này, Công ty cần nâng cao chất lượng gạo để đạt tiêu chuẩn đề ra, giúp Công ty xây dựng được thương hiệu và uy tín ngày càng lớn mạnh hơn nữa.

Nhìn chung, ngoài việc tiếp tục duy trì những thị trường truyền thống thì Công ty cần phải thâm nhập và phát triển ở nhiều thị trường mới hơn nữa để góp phần xây dựng sự lớn mạnh của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)