3.1.4.1 Tình hình nhân sự
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra từ ngày 18 đến 25/04/2006 tại Thủ đô Hà Nội đã chỉ rõ nước ta đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Từ ngày 12 đến 19/01/2011 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Đại hội lần thứ XI của Đảng chính thức diễn ra cũng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của nền kinh tế tri thức. Một trong các quan điểm phát triển trong Đại hội này là phát huy tối đa
nhân tố con người, coi con người là chủ thể và là nguồn lực chủ yếu trong mục tiêu của sự phát triển, đồng thời cần phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao. Do đó, nhân tố con người đóng vai trò chủ chốt quyết định sự thành bại của công ty bởi vì nếu không có yếu tố nhân lực thì dù tài chính cũng như cơ sở vật chất có đầy đủ thì vẫn không thể tạo nên sự thành công được. Công ty Mekonimex/Ns có cơ hội lớn về nguồn nhân lực dồi dào kinh nghiệm và quản lý khéo léo nhờ trải qua một quá trình hình thành đầy khó khăn tạo ra nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác.
Bảng 3.1Trình độ nhân sự của Công ty Mekonimex/Ns trong 6 tháng đầu năm 2013 Trình độ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 1 1,4 Đại học 32 45,7 Cao đẳng 24 34,3 Trình độ khác 13 18,6 Tổng cộng 70 100,0
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Mekonimex/Ns, 6 tháng đầu năm 2013
Hiện nay, tổng số lao động của Công ty là 70 người với cơ cấu tuổi từ 23 đến 45 tuổi là chủ yếu. Trong đó, nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm 60%, có trình độ đại học chiếm 45,7% và cao đẳng chiếm 34,3% trong tổng số nhân viên. Nhờ có trình độ học vấn cao, nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất và kinh doanh đã tạo nên điểm thuận lợi cho Công ty hoạt động tốt. Ngoài ra, nhờ những chính sách trong việc giữ chân nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm cao, là đầu tàu để dẫn dắt việc kinh doanh được ổn định và ngày càng phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, tập thể nhân viên cũng hết lòng ra sức phấn đấu vì sự nghiệp chung, có tinh thần đoàn kết và gắn bó, tận tụy cao giúp Công ty vượt qua những khó khăn để gặt hái được những thành công trong tương lai.
3.1.4.2Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng gồm có 3 phòng nghiệp vụ và các xí nghiệp, phân xưởng trực thuộc như sau:
Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính, 6 tháng đầu năm 2013
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Mekonimex/Ns
Cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối khá hoàn chỉnh và thông suốt, mỗi phòng ban được bố trí riêng biệt và trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đồng thời thực hiện chức năng riêng theo sự phân công của Ban Tổng Giám đốc.
Mô hình quản lý theo kiểu này rất phù hợp với hoạt động của Công ty. Tổng Giám đốc có thể kiểm tra trực tiếp toàn Công ty một cách thuận lợi cũng như cấp
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Ban Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị
Ban Kiểm Soát
Phân xưởng CB Gạo An Bình Phòng Tổ Chức Hành Chính
XN Sản xuất Kinh doanh Bao Bì
Phòng Kế toán
XN CB Gạo Thới Thạnh
Phòng Kinh Doanh
Các XN Liên Doanh (2 XN)
Nhà máy XX Lúa Gạo Thạnh Thắng Khu Nhà Kho
dưới có thể trực tiếp báo cáo lên Tổng Giám đốc. Các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng bộ phận ở các phòng ban chức năng và xí nghiệp cũng sẽ hỗ trợ giúp sức cho Ban Tổng Giám đốc. Ngoài ra thì các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng bộ phận các đơn vị có phạm vi quyết định trong phạm vi tổ chức của mình. Dù các bộ phận hoạt động độc lập nhưng thông tin được trao đổi thông suốt với nhau tạo nên một khối đoàn thể thống nhất cả Công ty.
Với cách tổ chức này đã làm tăng cường trách nhiệm mỗi cá nhân đồng thời mỗi nhân viên có thể chuyên môn hóa trong công việc của mình, góp phần tăng tính hiệu quả công việc. Tuy nhiên, trong mô hình này thì Ban Tổng Giám đốc phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty chính là nhược điểm của mô hình quản lý này.
Để hiểu rõ hơn vai trò của từng bộ phận thì ta sẽ tìm hiểu về nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong Công ty như sau:
*Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Với nhiệm vụ là thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, để từ đó đưa ra các quyết định về chiến lược, phương án và nhiệm vụ sắptới. Ngoài ra còn tiến hành bổ sung và sữa chữa các điều lệ của Công ty, bầu ra và bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và bộ máy tổ chức của Công ty. Số lần họp Đại hội cổ đông diễn ra ít nhất mỗi năm một lần.
*Hội đồng quản trị:
Do Đại hội đồng cổ đông của Công ty bầu ra. Là cơ quan quản trị của Công ty, có đầy đủ quyền hạn nhân danh Công ty để đưa ra các quyết định vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên: Chủ tịch, Phó chủ tịch và 3 Ủy viên.
*Ban kiểm soát:
Do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm gồm có 3 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm thực hiện nhiệm vụ thay mặt cổ đông kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị trong điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc.
*Ban Tổng giám đốc:
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm có 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành công ty, lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Hai Phó Tổng giám đốc thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
*Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật, thực hiện quản lý công văn, thu nhận các văn bản, quy định, thông tư của cấp trên và Nhà nước để tham mưu và chỉ đạo các phòng ban có trách nhiệm thi hành.
*Phòng kế toán:
Làm nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu và sổ sách kế toán của Công ty như: thanh lý các hợp đồng mua bán, các khoản nợ, thực hiện nộp thuế theo đúng nghĩa vụ với Nhà nước,...), quyết toán hàng quý, sáu tháng, một năm. Phòng kế toán còn tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê, phân tích hoạt động tài chính phục vụ cho công tác theo dõi báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, vật tư hoặc báo cáo lãi lỗ hàng tháng, kỳ trong xí nghiệp sản xuất kinh doanh và các nguồn khác nếu có. Ngoài ra thì việc thu chi đúng theo quy định Nhà nước, công tác quản lý kiểm soát tài chính và ghi chép các hợp đồng, tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ được minh bạch, rõ ràng.
*Phòng kinh doanh:
Là bộ phận giúp việc cho Ban Tổng giám đốc trong hoạt động mua bán hàng hóa xuất khẩu. Thực hiện giao dịch quốc tế, hoàn thiện các chứng từ xuất khẩu, theo dõi thanh toán với khách hàng nước ngoài. Ngoài ra còn xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm để trình Ban Tổng giám đốc...
*Các bộ phận khác:
Phân xưởng và xí nghiệp chế biến gạo sẽ thực hiện thu mua gạo từ các nơi trong thành phố Cần Thơ, sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu.
Xí nghiệp bao bì chuyên sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác xuất khẩu và kinh doanh bao bì phục vụ cho khách hàng như: thùng carton các loại, bao bì phục vụ đóng gói.
Nhìn chung thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khá là gọn, các hoạt động diễn ra tương đối linh hoạt và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Công ty vẫn chưa tách riêng ra và thành lập phòng kế hoạch với phòng marketing. Đây là hai phòng ban đảm nhận nhiệm vụ quan trọng về nghiên cứu, tham mưu cho Ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết định tiếp cận, xâm nhập thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu,... Các nhiệm vụ này hiện đang được phòng kinh doanh đảm nhận luôn nên chức năng của hai phòng này chưa được chuyên sâu, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của phòng kinh doanh.