Phân tích tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 52)

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước ngoài có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau tùy theo khả năng và năng lực về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực của mỗi công ty. Và công ty Mekonimex/Ns đã thực hiện hình thức xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu thông qua trung gian chủ yếu là Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Trong hai hình thức đó thì ủy thác xuất khẩu là hình thức chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty, còn số lượng hợp đồng xuất khẩu trực tiếp vẫn còn ít, mang tính nhỏ lẻ và còn gặp nhiều rủi ro cao, dễ dàng bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Thông qua việc phân tích tình hình xuất khẩu dựa trên cơ sở là các hình thức xuất khẩu nhằm thấy được những ưu, nhược điểm của từng loại hình để từ đó Công ty có những chính sách, chiến lược cho phù hợp để phát huy thêm lợi thế giúp Công ty phát triển hơn nữa, đồng thời hạn chế được những điểm yếu của mình.

Bảng 4.4 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Công ty Mekonimex/Ns giai đoạn 2010đến 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty Mekonimex/Ns, từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Hình thức NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 6T/2012 6T/2013 CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 6T2013/6T2012 +/- % +/- % +/- % Sản lượng (tấn) XK trực tiếp 2.990,00 3.325,00 19.323,70 2.935,75 7.407,50 335,00 11,20 15.998,70 481,16 4.471,75 152,32 Ủy thác XK 8.899,91 18.552,15 20.221,85 7.670,45 1.680,40 9.652,24 108,45 1.669,70 9,00 -5.990,05 -78,09 Tổng cộng 11.889,91 21.877,15 39.545,55 10.606,20 9.087,90 9.987,24 84,00 17.668,40 80,76 -1.518,30 -14,32 Kim ngạch (nghìn USD) XK trực tiếp 1.328,35 1.570,94 8.051,97 1.236,54 2.890,39 242,59 18,26 6.481,03 412,56 1.653,85 133,75 Ủy thác XK 4.200,53 9.092,61 9.178,87 3.745,96 649,86 4.892,08 116,46 86,26 0,95 -3.096,10 -82,65 Tổng cộng 5.528,88 10.663,55 17.230,84 4.982,50 3.540,25 5.134,67 92,87 6.567,29 61,59 -1.442,25 -28,95

Nhìn chung thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty dựa trên hình thức xuất khẩu hầu như là có chiều hướng tăng vì Công ty đang có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt. Ngoài việc duy trì khách hàng cũ thì còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới để gia tăng số lượng hợp đồng ký kết. Do đó tăng về mặt giá trị nhưng mức độ tăng trưởng lại không đồng đều và có sự thay đổi, biến động trong cơ cấu sản lượng phân theo hình thức xuất khẩu.

24,03 75,97 14,73 85,27 46,73 53,27 81,64 18,36 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 % 2010 2011 2012 6T/2013 Năm XK trực tiếp Ủy thác XK

Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty Mekonimex/Ns, từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Hình 4.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Công ty Mekonimex/Ns giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Trong thời gian từ năm 2010 đến 2012 thì hình thức ủy thác xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với hình thức xuất khẩu trực tiếp. Năm 2010 sản lượng của ủy thác xuất khẩu đạt 8.899,91 tấn và kim ngạch xuất khẩu là 4.200,53 nghìn USD. Trong khi đó thì xuất khẩu trực tiếp chỉ được 2.990 tấn và thu về cho Công ty 1.328,25 nghìn USD tương ứng với 24,03% so với tổng số.

Đến năm 2011, sản lượng ủy thác xuất khẩu tăng 9.652,24 tấn tương đương với 108,45% và kim ngạch cũng tăng nhiều hơn so với năm trước là 116,46%. Còn xuất khẩu trực tiếp trong năm này cũng tăng về sản lượng và kim ngạch nhưng tốc độ tăng không nhiều, chỉ tăng 11,2% về sản lượng và 18,26% về kim ngạch xuất khẩu. Xét trong tổng thể kimngạch xuất khẩu của hai hình thức thì ủy thác xuất khẩu năm 2011 chiếm 85,3% trong tổng số, tỷ trọng này đạt giá trị cao

nhất trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù các chỉ tiêu qua một năm đều tăng nhưng thị trường gạo vẫn luôn đầy biến động. Một số nước nhập khẩu gạo của Công ty thay đổi chính sách nhập khẩu làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty vào các quốc gia đó không còn dễ dàng và thuận lợi như trước. Đồng thời, Công ty mới xâm nhập vào các thị trường mới nên việc am hiểu thị hiếu khách hàng cũng như thói quen tiêu dùng của người bản xứ chưa cao nên việc sử dụng phương thức ủy thác xuất khẩu sẽ hạn chế được nhiều rủi ro. Còn xuất khẩu trực tiếp là đối với một số khách hàng mới, giá trị hợp đồng thường nhỏ, lẻ và chưa ổn định nên chiếm tỷ trọng thấp hơn so với ủy thác xuất khẩu.

Tỷ trọng kim ngạch của hai hình thức xuất khẩu trong năm 2012 tiến tới gần bằng nhau, đây là một bước tiến lớn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty. Ủy thác xuất khẩu thu về 9.178,87 nghìn USD sau khi xuất 20.221,85 tấn gạo tuy nhiên chỉ tăng 0,95% về kim ngạch và 9% về sản lượng. Trong khi đó thì xuất khẩu trực tiếp mặc dù sản lượng chỉ đạt 19.323,7 tấn gạo và kim ngạch xuất khẩu là 8.051,97 nghìn USD vẫn còn thấp hơn về giá trị so với hình thức ủy thác xuất khẩu nhưng tốc độ gia tăng đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, sản lượng tăng 481,16% và kim ngạch tăng 412,56%. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi lớn như vậy là bởi vì Công ty muốn đưa mình lên tầm cao mới thông qua việc chủ động thực hiện chuyên nghiệp hơn bằng cách tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Qua đó, Công ty có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn, có thể hiểu rõ về phong tục tập quán của người tiêu dùng tại các thị trường quốc tế. Từ đó dễ dàng sản xuất sản phẩm gạo phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời hạn chế sự lệ thuộc vào các môi giới trung gian trong hoạt động mua bán của Công ty.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 thì sự chuyển dịch cơ cấu từ hình thức ủy thác xuất khẩu sang hình thức xuất khẩu trực tiếp được thể hiện rất rõ rệt. Hiện nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp chiếm tới 81,64% trong tổng số. Sản lượng xuất khẩu trực tiếp đạt được 7.047,5 tấn gạo và tăng 152,32% so với 6 tháng đầu năm 2012. Sản lượng tăng đã kéo theo kim ngạch xuất khẩu trực tiếp tăng thêm 133,75% so với kỳ trước và đạt được 2.890,39 nghìn USD chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2013. Đối với ủy thác xuất khẩu thì giảm xuống chỉ còn 1.680,4 tấn gạo, chênh lệch -78,09% so với kỳ trước về sản lượng. Còn kim ngạch cũng có xu hướng giảm theo sản lượng của hình thức ủy thác xuất khẩu, giảm 82,65% so với 6 tháng đầu năm 2012. Khi chuyển dần từ hình thức ủy thác

sang hình thức xuất khẩu trực tiếp thì giá trị lợi nhuận nhận được từ hợp đồng xuất khẩu trực tiếp sẽ nhiều hơn so với hợp đồng ủy thác xuất khẩu bởi vì Công ty sẽ giảm bớt được chi phí cho người môi giới trung gian, đồng thời có thể chủ động liên hệ với khách hàng trực tiếp để bàn bạc về nội dung hợp đồng, thông qua đó Công ty sẽ nhận định đúng đắn về thói quen của khách hàng để có thể đề ra những giải pháp, chiến lược phát triển cho phù hợp. Bên cạnh những thuận lợi đó thì Công ty cũng gặp không ít khó khăn. Tình hình lúa gạo trên thế giới chuyển biến còn phức tạp, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp thì Ban lãnh đạo cần có cái nhìn tổng quan, bao quát tình hình thực tế dựa trên những số liệu đã có để dự báo thị trường tương lai và có những chính sách xâm nhập thị trường đúng đắn, kịp thời để đối phó với những thay đổi bất lợi về thị trường gạo của Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 52)