Qua các đợt khảo sát thực tế cho thấy: rừng ngập mặn khu vực Bến Đầm gồm các loài cây rừng ngập mặn trên nền cát: Loài Pemphis. Theo đánh giá của một số chuyên gia sinh thái môi trường nhận định đây là khu lừng ngập mặn duy nhất được bảo tồn và phát triển trong tự nhiên. Đây là một loại hình rừng tuyệt đẹp về mặt cảnh
quan đồng thời mang tính chất đa dạng sinh học đang rất cần được bảo vệ. Các khu rừng này đã hình thành từ hàng trăm năm nay, có khả năng chịu sóng và gió biển rất tốt đồng thời đóng vai trò như một bộ máy lọc nước tuyệt vời nhất của thiên nhiên.
Do có điều kiện tự nhiên hết sức lý tưởng, hiện nay vùng vịnh này đã được chọn để xây đựng hệ thông cảng và các loại hình công nghiệp phù hợp chức hãng cảng. Tại đây, các tiêu chuẩn về chất ltrong môi trường đối với khu công nghiệp và cảng cần đảm bảo. Đây là một thiệt hại đáng kể đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Côn Đảo vì mục tiêu phát triển kinh tế. Những tác động tiềm tàng trong quá trình xây dựng và hoạt động cảng Bến Đầm tới tài nguyên môi trường chưa đánh giá hết do dự án chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Việc quy hoạch xây dựng cảng thtrong mại và cảng cá tại vịnh Bến Đầm rồi sau đó có thể hình thành một trung tâm công nghiệp mới tại đây sẽ làm mất đi một vùng cảnh quan tự nhiên rất đẹp, rất quý. Qua nghiên cứu môi trường của nhiều cảng lớn trên thế giới và ở Việt Nam, các tác động đến môi trường nghiêm trọng của việc xây dựng và do hoạt động cảng nước sâu tại Côn Đảo được dự báo dưới đây.
- Các tác động trong xây dựng cảng :
+ Cảng được xây dựng làm mất một phấn diện tích rừng và hệ sinh thái cạn. + Xâm phạm lớn đến hệ sinh thái nước do hoạt động nạo vét, gây ô nhiễm nước, mất các loài cỏ biển, quấy động nơi cư ngụ của các loài thủy sinh, kể cả các loài động vật quý hiếm (bò biển, cá heo, rùa biển...)
- Các tác động khi cảng đi vào hoạt động :
+ Gia tăng nguồn ô nhiễm nước biển, đặc biệt là nguy cơ tràn dầu có thể dẫn tới phá hoại hệ sinh thái tự nhiên nhạy cảm ở Côn Đảo và vùng chung quanh.
Gia tăng dân số và các công trình địch vụ dẫn tới việc gia tăng khai thác nguồn nước ngầm hiện rất hạn chế; đồng thời gián tiếp tác động đến hệ sinh thái tự nhiên của Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
Suy giảm ngành kinh tế du lịch sinh thái và hải sản của Côn Đảo. Lợi tức của cảng chưa chắc đã bằng lợi tức do các ngành đu lịch, thủy sản và bảo tồn tài nguyên ở Côn Đảo.
Ưu tiên hàng đầu đối với Côn Đảo là bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và vườn Quốc Gia - tài sản quốc gia vô cùng quý giá. Do vậy, chúng tôi kiến nghị Chính phủ không
cho phép thực hiện dự án cảng Bến Đầm cũng như các cảng lớn và các dự án công
nghiệp, đô thị hóa triển khai tại Côn Đảo.
Trong tương lai, lựa chọn và phát triển một vài loại hình công nghiệp nhỏ cần thẩm định kỹ và ưu tiên công nghiệp dịch vụ ít gây ô nhiễm nhất. Các loại chất thải (rác thải, khí thải, nước thải) được kiểm soát chặt chẽ và có hệ thống xử lý. Các phương án phòng chống sự cố gây ô nhiễm môi trường như tràn dầu, cháy nổ... và trang bị các phương tiện ứng cứu là điều kiện bắt buộc.
7.2.4.4.Vùng Cỏ Ống
Xa hẳn khu trung tâm, khu vực Cỏ Ống tương đối biệt lập và hội đủ các yếu tố để lập khu du lịch tự do như sân bay, nhiều bãi tắm đẹp, địa hình lý tưởng để có thể xây dựng sân golf, khu vui chơi hiện đại, cách không xa có vịnh Đầm Tre để xây dựng để xây dựng một khu nghiên cứu về động vật biển... Tiêu chuẩn chất lượng môi trường khu vực này cần đạt các yêu cầu của khu du lịch Quốc tế. Ở đây không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất chế biên gây ô nhiễm.
Do quy hoạch mở rộng sân bay trong tương lai, một vùng rộng lớn của rừng cây lá rộng thường xanh xung quanh khu vực sân. bay hiện nay sẽ mất đi. Việc mở rộng sân bay không chỉ thu hẹp diện tích rừng hiện có mà nó còn thay đổi cảnh quan sinh thái trong khu vực.
7.2.5. Bao tồn, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật sinh vật
Quyết định 85/CT có quy định một khu đệm là hành lang biển rộng 4 km bao
quanh các hòn đảo có rừng cấm nhằm bảo vệ các loài chim, thú. Do vậy, vùng biển xung quanh Côn Đảo do hai lực lượng quản lý và kiểm lâm Vườn Quốc Gia Côn Đảo và kiểm ngư của chị cục bảo vệ nguồn lợi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện nay, lực lượng kiểm lâm kiểm tra các hoạt động ở vùng cách bờ đảo 4 km theo thẩm quyền của Vườn Quốc Gia. Quy định này có phần nào bất hợp lý do đó gây nên sự mâu thuẫn giữa hai lực lượng quản lý và hạn chế hiệu qủa bảo vệ nguồn lợi.
Để tổ chức tốt công tác quản lý khu bảo tồn nên :
- Thống nhất lại cơ chế quản lý và giao cho một cơ quan duy nhất điều hành để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong công tác quản lý.
- Đào tạo kiến thức bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý và có sự phối hợp chật chẽ với các chuyên gia về các lĩnh vực bảo tồn tài nguyên rừng, tài nguyên biển trong nước.
- Đề ra các biện pháp quản lý việc khai thác sử dụng tài nguyên trong khu vực bảo tồn. Khai thác có quy hoạch và tuân theo các quy định chặt chẽ là một hoạt động hợp pháp căn cứ vào kết quả các nghiên cứu khoa học và mục đích sử dụng lâu bền các nguồn lợi.
Thực hiện giám sát và kiểm soát thường xuyên nhằm dự báo và phát hiện các sự cố Và xu thế biến đôi môi trường do các hoạt động của con người trong khu vực bảo tồn.
- Cần đưa nội dung bảo vệ rừng vào chương trình tuyên truyền giáo dục trên hệ thông thông tin đại chúng.
KẾT LUẬN
Qua đề tài: "Hiện trạng môi trường tự nhiên Côn Đảo - các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường khu vực Côn Đảo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa." đa rút ra được các kết luận sau :
1/Hiện trạng chất lượng không khí ở Côn Đảo rất tốt, phần lớn diện tích Côn Đảo chưa có vấn đề ô nhiễm không khí.
2/Hiện trạng chất lượng nước hầu hét các suối, hồ còn tốt, đáp ứng tỉêu chuẩn nguồn bại A (phục vụ cấp nước). Nước ngầm có chất lượng về mặt hóa lý tốt nhưng nhiều giếng đã bị ô nhiễm vi trùng. Nước biển một số khu vực ven bờ có dấu hiệu ô nhiễm đầu. Tài nguyên nước ngọt sẽ bị suy giảm nếu điện tích rừng Côn Đảo bị suy thoái..
3/Hiện trạng tài nguyên sinh vật ở Côn Đảo, đặc biệt là trong Vườn Quốc Gia được bảo vệ tốt Thảm thực vật Côn Đảo phong phú về chủng loại và giá trị sinh thái Tài nguyên thủy sinh ven biển Côn Đảo giàu có về tiềm năng thủy sản, đặc biệt còn nhiều loại động vật quý hiếm. Đây là Vườn Quốc Gia lớn nhất ở Việt Nam còn bảo tồn các loài sinh vật trên cạn và ven biển. Do đó, bảo vệ tài nguyên sinh vật là ưu điểm hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội Côn Đảo chứ không phải là đô thị hóa, công nghiệp hóa, giao thông thủy.
4/Với tầm quan trọng về mặt môi trường, thủy sản và du lịch, đề tài kiến nghị chính phủ, tỉnh và các bệ, nghành xem xét lại việc xây dựng các công trình lớn có khả năng gây biến đôi xấu các hệ sinh thái tự nhiên ở Côn Đảo, đặc biệt là các cảng nước sâu, khu đô thị, khu công nghiệp lớn và hạn chế di dân ra Côn Đảo. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, di dân sẽ dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, mất rừng dẫn tới giảm khả năng cấp nước, ô nhiễm môi trường và tác hại đến phát triển kinh tế - xã hội của Côn Đảo.