Nguồn nhân tạo

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 65)

Chương 6: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CÔN ĐẢO

6.1.1.2.Nguồn nhân tạo

Là nguồn ô nhiễm do hoạt động của con người tạo nên bao gồm:

a/Nguồn ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Ngày nay, ở các nước phát triển vấn đề ô nhiễm do công nghiệp đang từng bước giảm xuống nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm không khí từ các quá trình sản xuất trở nên đáng lo ngại.

Tuy công nghiệp chưa phát triển, nhưng nền công nghiệp hình thành theo nhu cầu tự phát, thiếu quy hoạch, thường nằm xen kẽ trong khu dân cư, trang bị máy móc và công nghệ quá cũ và không có hệ thông xử lý chất thải là nguyên nhân gây nên ô nhiễm.

Kinh tế khu vực Côn Đảo ở tình trạng chưa phát triển, sản xuất công nghiệp chỉ có quy mô nhỏ, số lượng công nhân ít. Sản lượng của một số ngành sản xuất chính của Côn Đảo hiện nay như sau:

- Sản xuất nước mắm: 14.640 lít/năm - Đánh bắt hải sản: 3.163 tấn/năm - Sản phẩm chăn nuôi:300.000 tấn/năm - Sản xuất điện đạt: 1.026.010 kWh

Tuy Côn Đảo có tiềm năng phong phú về đá xây dựng, nhưng do yêu cầu bảo vệ cảnh quan, các cấp lãnh đạo đã hạn chế việc khai thác ở mức độ nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Hiện có Binh Đoàn 12 đang khai thác đá xây dựng ở Sở Muối, một số cơ sở khai thác đất sét ở Sở Tiêu làm gạch thủ công với quy mô nhỏ và khai thác đất san lấp ở

Quá trình khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng có thể đưa vào môi trường một lượng bụi đáng kể.

Mức độ ô nhiễm không khí do một số ngành sản xuất gây ra tại Côn Đảo có thể đánh giá tổng quát như sau:

- Các cơ sở sản xuất nước đá: Chất ô nhiễm chủ yếu là khí amoniac (NHR3R), tải lượng khí thải vào môi dường trung bình hàng ngày vào khoảng 0,4kg. Nếu không có sự cố thì nồng độ khí NHR3R qua kết qủa kiểm tra của nhiều cơ sở cho thấy thông thường từ 0,05-0,2 mg/mP

3

Pđạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5938 -1995. Ngoài khí amoniac, khi chạy máy phát điện còn sinh ra một số khí thải như: bụi than, NORX,R, SORxR, THC ; nhưng không nghiêm trọng vì tải lượng thấp (quy mô sản suất nhỏ).

Vấn đề ô nhiễm cơ bản và thường xuyên từ các cơ sở sản xuất nước đá là tiếng ồn. Tại khu vực sản xuất tiếng ồn đạt tới trên 95 dB. Ảnh hưởng tới công nhân làm việc tại chỗ và khu vực dân cư cận bên.

- Ô nhiễm do máy phát điện: Hiện nay Côn Đảo phải sử dụng máy phát điện để sản xuất điện phục vụ cho các hoạt động tại đảo. Một năm sử dụng trung bình 100 tấn dầu (lượng dầu này tương đương với lượng dầu phục vụ cho nhiệt điện Thủ Đức trong một ngày). Tải lượng ô nhiễm do chạy máy phát điện đưa vào môi trường trung bình là:

- Bụi: 94 kg/năm -SOR2R:5400kg/năm -NOR2R:1180kg/năm - THC: 24kg/năm

- Công nghiệp chế biển hải sản và thực phẩm: các chất ô nhiễm chính là mùi hôi, khí metan (CHU), khí suniua hydro (HR2RS), hơi amoniac (NHR3R). Trong đó, khí có tính độc hại cao hơn cả là suntiia hyđro (HR2RS). Tải lượng cửa khí HR2RS đưa vào môi trường trung bình hàng ngày vào khoảng 5 -7 kg. Khí metan có tải lượng khá lớn nhưng nhẹ nên dễ phát tán. Do vậy, vấn đề ô nhiễm do khí này không nghiêm trọng.

Nguồn ô nhiễm này là do khói thải của ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay... Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào đường xá, chất lượng xe, số lượng và loại nhiên liệu tiêu thụ... Ngày nay, ở các nước phát triển vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông chiếm một tỉ trọng lớn so với các ngành khác.

Do nhân dân Côn Đảo sống tập trung trên một diện tích hẹp tại khu trung tâm nên nhu cầu đi lại bằng xe cộ ít. Tổng số xe ô tô các loại chưa tới 10 chiếc, xe máy dưới 20 chiếc. Hệ thông giao thông đường bộ tại Côn Đảo chưa phát triển, các con đường hình thành từ xa xưa, lòng đường nhỏ, hiện nay đã xuống cấp trầm trọng và chưa được tu sửa. Trước mắt, huyện đang có kế hoạch thực hiện cải tạo và nâng cấp các con đường trên đảo, đặc biệt là đường nối liền Bến Đầm và Cỏ Ống.

Về hàng không, thực hiện ba chuyến bay mỗi tuần. Về giao thông đường biển trung bình có 100 chuyến tàu khách và tàu chở hàng đi về mỗi năm, tàu đánh cá khoảng 4000 chuyến đi về một năm. Tổng lượng xăng dầu do trạm xăng dầu Côn Đảo tiêu thụ trong năm 1995 là 559 tấn. Những hoạt động giao thông nói trên sinh ra một lượng khí thải có chứa các chất ô nhiễm không khí như bụi than, NORxR, SORxR, THC.

Tải lượng ô nhiễm do giao thông ước tính là: - Bụi: 526 kg/năm

- SOR2R: 10067 kg/năm -NO2:6600kg/năm - THC: 134 kg/năm

Do nằm giữa đại đtrong, gió mạnh quá trình phát tán khí tốt, nên khí thải nhanh chóng phát tán đi xa và hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên hòn đảo cô điện tích nhỏ bé này.

c/Nguồn ô nhiễm do đốt nhiên liêu phúc vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí

Hoạt động sinh hoạt của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường không khí. Các hoạt động trực tiếp gây ô nhiễm không khí như : đốt dầu, than củi, đốt rác, thắp sáng... Các hoạt động gián tiếp là xả các chất thải, phân, rác... ra môi trường và các chất này bị phân hủy thành các hợp chất mercaptan, NHR3R,HR2RS...

Với lượng người trung bình là 2000, chất đốt phục vụ cho sinh hoạt tại Côn Đảo chủ yếu là củi. Có thể thấy tại Côn Đảo nguồn khí thải do đốt nhiên liệu phục vụ sinh hoạt hàng ngày chiếm tỉ trọng lớn nhất. Chất ô nhiễm do đốt sinh hoạt chủ yếu là bụi than, khí CORxR, NORxR. Với các loại nhiên liệu khác nhau, thành phần, tải lượng khí thải có thay đổi. Bảng 6.3 đưa ra tải lượng ô nhiễm do đốt sinh hoạt tại khu vực Côn Đảo khi sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau.

Bảng 6.3. Ước tính tải lượng ô nhiễm do sinh hoạt

Các khí sinh ra từ các bãi rác bao gồm amoniac (NHR3RX cacbonic (COR2R), oxyt cacbon (CO), hydro (HR2R), suliua hydro (HR2RS), metan (CHR4R), nito (NR2R). COR2R và CHR4R là khí sinh ra trong quá trình phân hủy kị khí. Sau khoảng 18 tháng lượng khí sinh ra ổn định và thành phần khí (nếu không được khai thác) chủ yếu là khí metan, vì khí COR2R

thấm xuống các tầng phía dưới.

Bảng 6.4. Thành phần khí sinh ra từ các bãi rác trong 48 tháng đầu tiên

Tại khu vực Côn Đảo, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu là do các yếu tố tự nhiên và sinh hoạt của con người tạo ra. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất mang tính cục bộ theo một số điểm sản xuất kinh doanh nhỏ. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các nguồn khác nhau ở khu vực Côn Đảo còn ở mức độ nhỏ chưa có vấn đề ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Chất ô nhiễm chủ yếu là bụi (do đường giao thông kém chất lượng) và mùi hôi do sự phân hủy các chất hữu cơ do chất thải sinh hoạt, dịch vụ thủy sản gây ra. Thành phần của khí ô nhiễm gồm nhiều chất như khí metan, hydro suniiia, amoniac, khí cacbonic, NORxR, SORxR, THC.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 65)