Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 96)

6.2.3.1.Các tác nhân gây ô nhiễm nước

6.2.5.3. Nhận xét chung

- Nước suối An Hải bị nhiễm phèn nhẹ, Hồ Quang Trung (hồ khu vực vườn Quốc Gia Côn Đảo) bị ô nhiễm chất hữu cơ nhưng ở mức độ nhẹ. Còn các hồ khác ở xa khu dân cư có chất lượng nước tốt. Các hồ có diện tích nhỏ rất dễ bị ô nhiễm chất hữu cơ trong mùa khô.

- Chất lượng nước biển ven bờ tại các điểm khảo sát và lấy mẫu phân tích đều tốt, hàm lượng các chất ô nhiễm đều thấp hơn giới hạn cho phép. Tại một vài bãi biển ở khu vực Đầm Tre và dọc khu vực bến cảng vào mùa khô có khá nhiều dầu thô bám lên các bãi bồi, bãi đá chứng tỏ Côn Đảo có bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác dầu khí. Hiện nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí đến môi trường biển Côn Đảo

- Nguồn nước ngầm (giếng khoan) của Côn Đảo có chất lượng tốt nhưng lượng vi trùng cao do các nguồn ô nhiễm chất thải sinh hoạt là chính. Các giếng đào bị

nhiễm phèn không sử đụng được vào mùa khô và biện pháp tốt nhất là dùng giếng

khoan thay dần cho các giếng đào. Các giếng đào không còn sử đụng, bị ô nhiễm nặng hoặc giếng khoan thăm dò hầu như chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trám cách ly, thau rữa và lấp kín để đảm bảo an toàn cho nước ngầm.

- Nước thải sinh hoạt, nước thải các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản hầu như không được xử lý cho chạy thẳng ra môi trường.

- Rác thải sinh hoạt tại Côn Đảo tuy có số lượng nhỏ nhưng chưa có biện pháp quản lý. Rác thải sinh hoạt, xác động, thực vật trong quá trình phân hủy là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong các hồ.

6.3. MÔI TRƯỜNG SINH VẬT 6.3.1. Giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)