Chương 6: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CÔN ĐẢO
6.1.2.1. Phương pháp khảo sát chất lượng không khí
Đánh giá chung về chất lượng không khí khu vực Côn Đảo nhằm phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, giải trí của nhân dân địa phương và khách tham quan du lịch cũng như nhằm phát triển kinh tế hợp lý và đảm bảo môi trường trong sạch.
6.1.2.1.1.Chọn vùng khảo sát
Chọn vùng khảo sát đặc trưng cho từng khu vực trên đảo nhu khu dân cư, khu bến cảng, khu sản xuất, sân bay, bãi biển...
Các vùng được chọn :
-Đảo Côn Sơn: Gồm khu thị trấn, cầu Cảng, Vùng I, Vùng II, chợ Côn Đảo, bưu điện...
- Khu Cỏ Ống : Sân bay Cỏ Ống, Bãi Vông. - Khu cảng Bến Đầm.
6.1.2.1.2.Chọn địa điểm lấy mẫu
Chọn các điểm đại diện cho các khu vực sản xuất công nghiệp, khu dân cư, khu mật độ xe cộ qua lại thường xuyên, khu bến cảng, khu bãi biển. Các khu vực đại diện đã được nêu bên trên.
6.1.2.1.3.Tần số lấy mẫu
Nồng độ các chất ô nhiễm phụ thuộc vào các yêu tố như nguồn phát sinh, điềụ kiện khí tượng thủy văn, địa hình. Để đánh giá đúng và đầy đủ, các chất ô nhiễm cần phải được giám sát liên tục hàng ngày bằng các thiết bị giám sát tự động. Công việc
này đòi hỏi phải có sự đầu tư rất cao và tốn kém. Do điều kiện kinh phí, thiết bị có hạn nên đề tài đã tiến hành lấy mẫu với tần suất hai lần vào các thời điểm đặc trưng của mùa (mùa nắng, mùa mưa). Thời gian khảo sát, lấy mẫu là tháng 11-1995 và tháng 5- 1996. Kết quả sơ bộ này có thể nói lên thực trạng ô nhiễm không khí tại những vùng chủ yếu ở huyện Côn Đảo.
6.1.2.1.4.Phương pháp lấy mẫu và phân tích khí
Phương pháp lây mẫu và phân tích dựa trên các tài liệu chính của Tổ chức Y tế
Thế Giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA).
a/Bụi tổng cộng
* Nguồn gốc phát sinh : Bụi sinh ra do các hoạt động sản xuất nói chung, giao thông và hoạt động sinh hoạt của con người. Bụi là một tổng hợp các chất phức tạp ở thể rắn, lỏng trong không khí.
Bụi lơ lững có tác hại mạnh nhất tới hô hấp là phân đoạn có kích thước từ 0,1 đến 10 micromet.
*Tác hại của bụi: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh về đường hô hấp. Bụi than tạo thành trong quá trình đốt nhiên liệu có thành phần chủ yếu là các chất hydrocacbon đa vòng là chất ô nhiễm có độc tính cao vì có khả năng gây ung thư.
* Xác định bụi tổng cộng : Có nhiều cách xác định bụi như các phương pháp trọng lượng, phương pháp phổ kế... Dưới đây mô tả cách xác định bụi theo phương pháp trọng lượng.
Một thể tích lớn khí được hút qua giấy lọc (bụi có cốt PVC). Giấy lọc đã được làm khô trong bình hút ẩm có silicagel tới trọng lượng không đổi. Nồng độ bụi được tính bằng tổng lượng bụi bị giữ trên giấy lọc chia cho thể tích mẫu khí được quy về điều kiện chuẩn, 25°c và áp suất 760 mm Hg.
* Nguồn gốc phát sinh: Khí dioxit lưu huỳnh sinh ra từ hầu hết quá trình đốt nhiên liệu, quá trình luyện kim, luyện quặng và đặc biệt là quá trình sản xuất axit sunfuric.
* Cách xác định:
Trong đề tài đã sử dụng phương pháp so màu Pararosanilin. Khí dioxit lựu huỳnh (SOR2R) được hấp thụ bằng dung Kali tetraclorua thủy ngân. Phức này có khả năng chống được các chất oxy hóa như ozon, dioxitnito. Mẫu thu được đem xử lý với dung dịch màu Pararosanilin trong clorua hydro (HO) và iormandehyt (HCHO). Phức
có màu hồng tím. Mẫu được đo trên máy quang phô so màu ở bước sóng 560nm. Kết
qủa được tính toán so sánh từ dung dịch chuẩn. Khi nồng độ của khí SO2 từ 0,015-0,6 mg/mP
3
P
thì thể tích mẫu khí có thể thu từ 25-40 lít. Vận tốc lấy mẫu cần đạt 0,5 lít/phút. Mẫu thu được nếu bảo quản d nhiệt độ dưới 5°c thì có thể giữ được trên lo ngày .Trong trường hợp không bảo quản lạnh thì phải phân tích mẫu ngay trong ngày.
c/Khí dioxit nitrơ (N0R2R)
* Nguồn gốc phát sinh : Dioxit iiitơ sinh ra từ các hoạt động của con người như sản xuất cồng nghiệp, đốt nhiên liệu.
* Cách xác định : Chất hấp thụ là dung dịch NaOH 0,1N hay 0,5N. Khi được hút qua một bình thu mẫu (Impinggẹr) có chứa dung địch hấp thụ với vận tốc 0,5 liưphút. NƠ2 phản ứng với N-l-naphtyl etylen diamin dihydro chlorid tạo thành phẩm màu
diạzo. Sân phẩm màu tạo thành được đo trên máy so màu ồ bước sóng 540nm. Mẫu
được so sánh với dung dịch chuẩn.
* Tác hại của các khí axit (SORXR,NORXR) : - Đối với sức khỏe:
SORXR, NORxR là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axit. SORxR, NORxR vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn SOơ, NORxR khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 micronmet sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SORxR có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hóa và làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm đưa ra nước bọt. Độc tính chung của SORxR có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe (II) thành Fe (III).
- Đối với thực vật:
Các khí SORxR, NORxR khi bị oxy hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo nên mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SOR2R trong không khí khoảng 1-2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loại thực vật nhạy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15-0,30 pmm. Nhạy cảm nhất đối với SOR2R là thực vật bậc thấp rêu, địa y.
- Đối với vật liệu:
Sự có mặt của SORxR, NORxR trong không khí nóng ẩm sẽ làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình xây dựng nhà cửa.
d/ trong các chất hữu cơ bay hơi (THC)
* Nguồn gốc phát sinh: Trong quá trình sản xuất có thải ra môi trường các hợp chất hydrocacbon bay hơi như : axeton, toluen. xăng thơm (dung môi keo dán)... Sinh ra ở khu vực bồn chứa nhiên liệu, máy phát điện. Trong khí xả các phương tiện vận tải có lẫn hydrpcacbon chưa cháy.
* Tác hại: Hydrocacbon thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độc cấp tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co, giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi...Khi hít thở hơi hydrocacbon ở nồng độ 40.000 mg/mP
3
P
có thể bị nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt rối loạn các giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Đa số các VOC có mùi và đây là biểu hiện rõ ràng của sự ô nhiễm.
Khi hít thở hơi hydrocaebon với nồng độ 60.000 mg/mP
3
P
sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí có thể tử vong.
* Cách xác định:
Nguyên tác chung : khí được hấp thụ qua than hoạt tính, sau đó được chiết bằng dung môi tetracloruacarbon. Mẫu được phân tích trên''máy sắc ký với detecter ion hóa ngọn lửa. Nồng độ hydrocacbon (có nhiệt độ sôi từ 70-280°C) được tính quy về theo một chất chuẩn và quy ra theo đơn vị cacbon (C).
e/Chì(Pb)
* Nguồn gốc phát sinh: Chì tetraetyl có mặt trong xăng được dùng làm chất phụ gia để nâng cao chỉ số ôctan, thực tế là để giảm tiếng ồn động cơ và chống hiện tượng nổ sớm. Như vậy, khói thoát từ xe máy là một nguồn phát tán chì vào không khí.
* Tác hại của chì (Pb): Chì đưa đến những rối loạn thần kinh, làm giảm trí nhớ nhất là trẻ nhỏ và chì cũng gây ra chứng thiếu máu vì làm rối loạn sự tổng hợp huyết cầu tố trong máu. Nghiên cứu gần đây cho thấy chì cũng có thể là yếu tố gây huyết áp cao và bệnh tim mạch ở người trung niên da trắng.
* Cách xác định : Bụi trên giấy lọc được xử lý và tách chiết bằng axit nitric. Sau đó phân tích mẫu trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử hoặc cực phổ sóng vuông hoặc sử dụng phương pháp so màu với thuốc thử Dithizone.
f/Các oxit cacbon (CO)
* Nguồn gốc phát sinh: Các khí oxit cacbon là sản phẩm của các quá trình đốt cháy nhiên liệu công nghiệp và sinh hoạt sản phẩm tạo thành là oxit cacbon, nếu quá trình cháy không hoàn toàn và khi quá trình cháy được thực hiện triệt để sẽ tạo thành dioxit cacbon (COR2R)
* Tác hại: Oxit cacbon dễ gây độc do kết hợp khá bền vững hemoglobin thành cacboxyhemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu đèn các tổ chức tế bào.
Khí cacbonic có thể gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào. Với nồng độ 50.000
pmm trong không khí sẽ gây triệu chứng nhức đầu, khó thở. Nồng độ 100.000 pmm
có thể gây tình trạng ngất xỉu, nghẹt thở.
* Cách xác định: Khí có tác dụng với paladi clorua tạo thành paladi kim loại,
Dung dịch mẫu có paladi sẽ chuyển màu của photpho molypdic từ màu vàng thành
màu xanh. Dung dịch được đem đo màu ở bước sóng 650nm.
e/ Tác hại của yếu tố vật lý
Tiếng ồn, độ rang cao hơn tiêu chuẩn sẽ làm mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân trong khu vực sản xuất, làm kém tập trung tư tưởng và có thể đẫn đến tai nạn lao động.
Ngoài ra, còn một số thông số vật lý khác có ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân như: nhiệt độ, bức xạ, độ ẩm, tóc độ gió... Nhiệt độ làm tăng khả năng nhiễm độc của cơ thể. Đo ồn theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938 - 1995.
Bảng 6.5. Các giá trị ồn liên quan tới nguồn gốc phát sinh