Quan điểm về quy hoạch môi trường khu vực Côn Đảo -Các ngành sản xuất
Khu vực Côn Đảo cần được quy hoạch cho các loại hình công nghiệp dịch vụ du lịch ít có khả năng gây ô nhiễm. Do nằm trong vùng sinh thái có tính nhảy cảm cao với ô nhiễm môi trường, lại là khu vực bảo tồn thiên nhiên và là vùng nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch cho nên việc lựa chọn loại hình công nghiệp ở Côn Đảo cần được xem xét nghiêm túc.
Dù có hệ thông xử lý chất thải nhưng khả năng gây sự cố môi trường cao, tác động môi trường nghiêm trọng và khu Côn Đảo là nơi có rong cấm và các di tích lịch sử cần được bảo vệ nên các loại hình công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn không được triển khai tại khu vực này.
- Vấn đề phát triển dân số
Phát triển dân số phải hết sức thận trọng, đặc biệt là tăng dân số cơ học. Con người vừa là nhân tố phát triển xã hội, vừa là các tác nhân gây mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường đồng thời cũng là nạn nhân khi môi trường bị hủy hoại.
Việc phát triển dân số trên 10.000 người như một số phương án tại Côn Đảo sẽ gặp một số vấn đề có liên quan như:
Trữ lượng nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt.
Khi dân cư tăng quá tải sẽ dẫn tới chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách bừa bãi dẫn tới tình trạng làm mất cân bằng sinh thái, phá hỏng khu vực bảo tồn thiên nhiên quý hiếm.
Hiện nay, quy hoạch tông thể xây dựng Côn Đảo đến năm 2010 chưa được nhà
nước thông qua chính thức.
Dựa vào những văn bản của nhà nước và bản dự thảo quy hoạch tổng thể Côn
Đảo giai đoạn 1993 - 2010 có thể định hướng quy hoạch môi trường Côn Đảo như sau :
7.2.4.1.Vùng bảo tồn
Trong vùng này có bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn di tích lịch sử. Ranh giới các vùng bảo tồn được xác lập theo các quyết định 85/CP của Hội đồng Bộ Trưởng, quyết định 135/Ttg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 66/VH/CP của Bộ Văn hóa. Tại các vùng này, tiêu chuẩn chất lượng môi trường đạt tiểu chuẩn môi trường du lịch. Mọi khai thác nguồi lợi kể cả các hoạt động du lịch nhằn phục vụ đời sống xã hội của cộng đồng đều nằm dưới sự giám sát và kiểm soát của các nhà quản lý môi trường. Mục tiêu quản lý nhằm duy trì cảnh quan tợ nhiên trên bờ và dưới nước, các yếu tố sinh thái, địa hình, địa mạo có giá trí và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường.
7.2.4.2.Vùng đô thị
Diện tích vùng này chiếm toàn bộ lòng chảo trang tâm đảo Côn Sơn (500ha) được bao bọc ba phía là núi cao, một phía nhìn ra vịnh Côn Sơn. Thị trấn Côn Đảo đã hình thành trên cơ sở các khu cư xá của cai ngục, nhà ở cho quan chức chế độ nhà tù cũ, sẽ được quy hoạch xây dựng để trỏ thành một trung tâm hành chính, văn hóa của Côn Đảo. Điểm đặc biệt của vùng này là cùng tồn tại khu thị trấn và dân cư cũ (phía Bắc, kể từ nhà chúa đảo), khu dân cư mới (phía Nam), khu đu lịch (khu vực hồ An Hải, chân núi Chúa), bãi tắm (từ nhà thờ đến chân núi Một), khù dân cư nông nghiệp (dọc theo đường chân núi), khu vực di tích lịch sử khoanh vùng bạo vệ..., một số cơ sỡ sản xuất, chế biến nhỏ nằm rải rác và một cảng chính. Tại vùng đô thị này, các cơ sở sản xuất, chế biến ở bất kỳ quy mô nào cũng đều phải cồ biện pháp xử lý chất thải (rác thải, nước thải, khí thải) theo đúng quy định và chịu sự giám sát định kỳ của các nhà quản lý môi trường . Khu dân cư nông nghiệp chuyển đần sàng chỉ trồng rau, hòa và chăn nuôi quy mô gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ.