4.1.1.2.Các thành tạo phun trào Mezozoi muộn
4.1.3. Khoáng sản
Côn Đảo có tiềm năng phong phú về đá xây dựng. Nguồn tài nguyên này đã được phát hiện ở mỏ đá oplat cỏ ống với trữ ltrong 7.130.000mP
3
Pvà 7 điểm quặng đá
oplat khác quy mô vừa và lớn ở Tây Nam núi Ông Cường, Đông Nam núi Chúa, dốc
Ông Triệu, dốc Trâu Té, núi Tàu Bể, Tây Nam núi Thánh Giá, Hải Đăng. Các điểm
khoáng sản vật liệu xây dựng khác là :
- Đất sét Sở Tiêu, ở gần chân núi phía Tây Bắc thung lũng Côn Sơn. Phạm vi phân bố rộng 250-300m, dài khoảng l,6km, lớp sét dày 0,8-1,5 m, lớp phủ trên mặt dày 0-0,6m. Sét sử đụng làm gạch ngói thủ công, quy mô nhỏ.
- Đá ong An Hải ở gần chân núi phía Tây Nam thung lũng Côn Sơn . Đá phân bố thành dải đài theo hướng Đông Bắc - Tầy Nam với chiều dài trên lkm, rộng 100- 150m, dày 0,5-2,5m. Đá ong (đất laterit) sử dụng làm gạch không nung và vật liệu san lấp nền móng các công trình.
- Đá vôi san hô Bãi Dương phân bố dọc theo bãi biển phía Tây Nam hòn Bảy
Cạnh, tạo thành bãi bồi cao l,0-l,5m, dài 500m, rộng 10-20m. Đá vôi san hô sử dụng làm nguyên liệu nung vôi.
- Đất san lấp ở Họng Đầm, phía Tây Nam đảo Côn Sơn, dọc chân núi, theo đường ô tô , từ mũi Cá Mập đi Bến Đầm, ở độ cao 50-60m so với mặt biển. Đất phân bố thành những dải không liên tục với tông chiều dài gần 1km, rộng trung bình 100m, dày 5-6m, hiện đang được khai thác phục vụ xây dựng cảng Bến Đầm.
Ngoài ra, Côn Đảo còn có một số loại khoáng sản trữ lượng nhỏ thuộc loại quặng nghèo như quặng inmenit sa khoáng ở bãi Đầm Trầu, phía Đông Bắc thung lũng Cỏ Ống ; khoáng hóa saphia ở Nam Bông Hường, Tây Bắc thung lũng Côn Sơn ; vàng (Au) phân bố ở các đới milonit, caolinit hóa phát triển trong đá granit phức hệ Đèo Cả ; đá cuội mỹ nghệ ở Đầm Tho, phía Bắc hòn Bà.