4.1.1.1.Trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 30)

Bao gồm các thành tạo sau :

- Trầm tích nguồn gốc eluvi - diluvi, proluvl, coluvi phân bố ở chân các sườn núi, có bề rộng vài chục mét đến 500 m. Thành phần gồm cuội, tảng lăn và dăm, sạn cát lẫn bột sét. Bề dày thay đôi 0,3 - 0,5m đến 5 -7m, trung bình 3 5m.

- Trầm tích nguồn gốc biển. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ lẫn cát bột, chứa vật chất hữu cơ là mảnh vò sò hến, san hô... trầm tích này thành tạo chiếm phần lớn diện tích các thung lũng Côn Sơn , Cỏ Ống . Tông chiều dày trầm tích này 3- 30m, trung bình 15m (thung lũng Côn Sơn ) và bề dày trầm tích 5-20m, trung bình 10m (thung lũng Cỏ Ống ).

Trầm tích nguồn gốc đầm lầy ven biển phân bố ở thung lũng Côn Sơn và Cỏ

Ống. Thành phần gồm cát bột, sét bột, sét bùn màu đen do chứa nhiều mún bã thực vật. Bề dày 0,7 - 2,5m ở các đầm lầy hiện đại hoặc lớn hơn xen kẹp ở một vài nơi trong trầm tích nguồn gốc bãi bồi ven biển cô.

- Trầm tích bãi biển hiện đại là các bãi cát hạt mịn lẫn ít vỏ sò, hến, san hồ dày một vài mét hoặc các bãi cuội đá gốc mài ưòn tốt đến trung bình, bề dày biến đôi phụ thuộc vào nguồn cúng cấp vật liệu trầm tích. Bề dày phô biến là 0,3 - 0,5m có nơi đến vài mét.

- Bãi san hô. Phân bố hạn chế ở xung quanh mũi Lò Vối. Nói chung, các bãi san hô có qui mô nhỏ.

- Trầm tích gió. Gió biển tác động đến các bãi bồi, bãi biển tạo thành các dải cồn cát kéo dài gần song song với bờ biển. Thành phần là cát thạch anh hạt mịn, chọn lọc tốt, bở rời. Bề dày đạt một vài mét.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 30)