4.5.2.5.Trứng cá cá bột

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 57)

Phân tích mẫu trứng cá - cá bột thu vào tháng 10/1995 cho thấy thành phần cá tương đối đơn giản với 10 họ, trong đó trứng thuộc 6 họ và cá bột thuộc 4 họ. Về số lượng trứng cá cơm phong phú nhất chiếm 10% trên tông số còn cá bột chủ yếu thuộc họ Bông ứắng, cá Trích, cá Lo và cá Phèn.

Số lượng trứng trong vùng điều tra (trung bình 91,6 trứng /100mP

3

P

) cao hơn nhiều so với các vùng biển khác ở Việt Nam. Đặc biệt, giống cá cơm có số lượng nhiều (12,1 trứng/10mP

3

P

) ở vùng nước sâu ngoài rạn san hô phía Đông Bắc Đảo Lớn. Có thể coi đây là bãi đẻ của giống cá này. Một điều khác được ghi nhận là trứng cá rất phong phú ở vùng ngoài rạn san hô còn cá bột lại có số lượng khá cao trong các rạn.

4.5.2.6. Động vật đáy

Tập hợp các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay ở Côn Đảo cho phép thống kê số lượng loài đã ghi nhận bao gồm 130 loài Giun nhiều tơ, 110 loài giáp xác, 153 loài thân mềm, 46 loài Da Gai.

Thành phần giun nhiều tơ thuộc vào 35 họ, trong đó 21 họ giun sống tự do chiếm 96 loài, 12 họ sống cố định chiếm 32 loài. Vùng triều có số loài giun nhiều tơ nghèo nhưng mật độ cá thể của một số loài rất lớn và chủ yếu thuộc vào 2 họ Eunicidae và Nereidae. Các loài có tần số xuất hiện cao là Lysidice coilaris, pạloia siciiiensis, Neanthes arenacenodentata. So với bãi triều vùng có thực vật ngập mặn, bãi triều san hô chết có thành phần đa dạng hơn. Vùng dưới triều rạn san hô đa dạng nhất về thành phần loài nhưng số lượng từng loài thường ít và kích thước cá thể nhỏ. Loài thường gặp trên rạn san hô là Spiropranchus giganteus cư trú trong ống canxi trên san hô sống chủ yếu thuộc dạng khối. Các loài giun sống tự do thuộc họ Eunicidae cũng thường xuất hiện với số lượng nhiều.

Các động vật đáy có kích thước lớn thuộc các nhóm thân mềm, giáp xác, da gai đóng vai trò quan trọng tạo nên tính đa dạng của các rạn san hô. Mật độ của chúng thay đôi giữa các vị trí nghiên cứu và biến thiên từ 4 - 90 con/100mP

2

P

. Mật độ trung bình của động vật thân mềm cao nhất (44 con/100mP

2

P

). Điều cần chú ý là Gầu Gai đen có số lượng ít và chỉ phân bố ở vài nơi.

Sự đa dạng thành phần thân mềm có thể coi là một đặc trưng của sinh vật đáy biển Côn Đảo. Trong tông số 153 loài ghi nhận có 109 loài thuộc 26 họ của lớp Chân Bụng và 44 loài thuộc 14 hộ của lớp Hai vỏ. Như vậy, vùng này giàu có cả về số lượng loài và cả số họ hơn so với các vùng đảo khác (Cù Láp Chàm - 85 loài, 30 họ, Phú Quốc -106 loài, 43 họ...). Đặc biệt, thành phận thân mền thuộc các họ Ốc Sứ (29 loài) Ốc Gai (14 loài) và ốc cối (li loài) rất giàu có. Nhiều loài thân mềm quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam (Đặng Ngọc Thanh, Ị992) cũng phân bô" ở vùng này như Bào Ngư, ốc Đụn, ốc Sứ, Ngọc Trai.

Chương 5: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI VÀ SƯ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở CÔN

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tự nhiên côn đảo các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)