6.2.12.1.1.Địa chất thuỷ văn
Do diện tích đảo nhỏ, chiều rộng hẹp, độ dốc lớn nên trên đảo không tồn tại sông có nước thường xuyên mà chỉ có suối và phần lớn các suối chỉ là dòng chảy tạm thời hình thành theo mùa. Vì vậy, nguồn nước ngầm, nước mặt ở đảo chính Côn Sơn không có nguồn bổ cập thường xuyên. Suối trên các đảo nhỏ khác thuộc quần đảo Côn Đảo cũng đều không có nước thường xuyên, các suối hầu như chỉ có nước mùa mưa.
Trữ lượng nước ngầm tại các thung lũng Côn Sơn, Cỏ Ống cũng như mực nước
trong các ao hồ nằm ở khu vực đồng bằng trung tâm đảo Côn Sơn phụ thuộc vào lượng mưa ha2ng năm và khả năng nước mưa được thấm và lưu giữ trong hệ thống nứt nẻ của đá gốc ở các sườn núi cao quanh thung lũng.
Đối với Côn Đảo, đặc điểm địa chất thuỷ văn các tầng chứa nước nhạt có tầm quan trọng đặc biệt đối với khai thác và cấp nước.
6.2.2.1.2. Thảm thực vật
Do những đặc điểm địa hình, thảm thực vật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết nước mưa - nguồn bổ cập chính cho nước ngầm. Nhờ việc bảo vệ rừng tốt, nên phần lớn lãnh thổ Côn Đảo còn rừng (chiếm 86,4% tổng diện tích). Có khá nhiều loài gỗ có kích thước lớn, tán lá dày che phủ, giữ ẩm cho đất, ngăn cản dòng chảy mặt, giảm tốc độ chảy tràn của nước mưa, tăng khả năng lưu giữ nước trong đất. Như vậy thảm thực vật của Côn Đảo có ý nghĩa sống còn và có vai ưò quyết định trong việc bổ sung nguồn nước cho tài nguyên nước dưới đất.
6.2.2.1.3. Địa hình
Trên đảo Côn Sơn, địa hình có ý nghĩa lớn với vai trò chắn gió, hứng nước mưa và giữ ẩm. Vào mùa mưa, các sườn phía Nam của các dãy núi trên đảo lớn Côn Sơn nhận lượng mưa lớn hơn sườn phía Bắc khuất gió. Vào mùa khô (tháng 12 - 4) sườn phía Bắc nhận được nước mưa nhiều hơn so với sườn phía Nam. Chính vì có rừng tại
các khu vực này mà lượng nước mưa được giữ lại và bổ cập nên nguồn nước ngầm trên đảo không bị cạn kiệt.
6.2.2.2. Những yếu tố nhân tạo
Những hoạt động kinh tế xã hội tại Côn Đảo sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng và trữ lượng nước ngầm. Tương lai nơi đây sẽ trở thành khu du lịch, khu công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản quy mô lớn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đồng thời đây cũng là nơi cung cấp nước ngọt, thực phẩm, là nơi lưu trú và sửa chữa nhỏ các tàu thuyền trên tuyến đường biển quốc tế qua khu vực biển Đông. Việc khai thác nước ngầm thường xuyên với một khối lượng khá lớn nếu không có quy hoạch và các biện pháp an toàn sẽ ảnh hưởng tới trữ lượng, đến một mức độ nào đó sẽ xảy ra quá trình xâm nhập mặn vào nước ngầm. Do đó, nước ngọt là vấn đề quan trọng cần tính đến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Côn Đảo
6.2.3. NGUỒN GỐC GÂY Ô NHIỄM NƯỚC